Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 16-12-2019 12:07pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH: Nguyễn Minh Thùy – IVF Vạn Hạnh

Đánh giá sự phân mảnh DNA của tinh trùng bằng nhiều phương pháp: so sánh khả năng dự đoán của chúng với các trường hợp vô sinh nam

Kết quả tinh dịch đồ được sử dụng để chẩn đoán vô sinh nam dựa trên việc kiểm tra đặc điểm mẫu tinh dịch. Tuy nhiên, sự phân mảnh DNA của tinh trùng (SDF) cũng có liên quan đến sự sinh sản nam giới nhưng không được đánh giá trong xét nghiệm tinh dịch đồ. Trong nhiều năm qua, SDF đã trở thành một dấu ấn sinh học của vô sinh nam, vì người ta phát hiện ra rằng tinh trùng với chất liệu di truyền kém chất lượng hoặc bị phân mảnh có thể cản trở sự tăng trưởng và phát triển của phôi, làm tăng nguy cơ sảy thai và các vấn đề liên quan đến sự phát triển của thai nhi. Các phương pháp khác nhau để đánh giá SDF đã được sử dụng nhằm tìm cách xác định các giá trị ngưỡng liên quan đến thụ thai và xác định ý nghĩa, độ nhạy, độ đặc hiệu của chúng. Mục đích chính của nghiên cứu là so sánh năm kỹ thuật đo chỉ số phân mảnh DNA (DFI) được sử dụng rộng rãi nhất: 2 loại comet test (alkaline và neutral), terminal deoxynucleotidyl transferase dUTP nick end labelling assay (TUNEL), sperm chromatin dispersion test (SCD) và sperm chromatin structure assay (SCSA) đồng thời đánh giá ROS trong mẫu tinh dịch bởi bộ kit Oxisperm.
Phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 100 nam giới, chia làm 2 nhóm, 50 người thuộc nhóm vô sinh và 50 người thuộc nhóm không vô sinh.

Kết quả: Xét nghiệm alkaline comet test cho thấy khả năng dự đoán vô sinh nam tốt nhất, vừa có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, tiếp theo là TUNEL, SCD và SCSA. Trong khi xét nghiệm neutral comet test không có khả năng dự đoán do độ nhạy cao nhưng tính đặc hiệu thấp. Đối với số lượng mẫu trong nghiên cứu, giá trị cut-off cho DFI là 22,08% khi sử dụng TUNEL, 19,90% sử dụng SCSA, 24,74% sử dụng SCD, 48,47% alkaline comet test và 36,37% neutral comet test. Mối tương quan đáng kể đã được tìm thấy giữa kết quả xét nghiệm SCD và kết quả thu được khi sử dụng SCSA và TUNEL (r = 0,70 và r = 0,68, tương ứng; p <0,001) và cũng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa kết quả của SCSA và TUNEL (r = 0,77, p <0,001). Tương tự, kết quả của xét nghiệm alkaline comet test cho thấy mối tương quan đáng kể với các xét nghiệm SCD, SCSA và TUNEL (r = 0,59, r = 0,57 và r = 0,72, tương ứng; p <0,001). Ngoài ra, sự hiện diện ROS được phân tích ở 45 bệnh nhân của mỗi nhóm cho kết quả là nồng độ ROS trong mẫu vô sinh cao hơn so với nhóm không vô sinh.

Kết luận: Nghiên cứu này trình bày thông tin lâm sàng từ năm phương pháp thường được sử dụng để đánh giá SDF trong cùng một nhóm bệnh nhân. Dựa trên những kết quả này, có thể kết luận rằng, ngoài xét nghiệm neutral comet test, bốn xét nghiệm còn lại có hiệu quả để phân biệt giữa bệnh nhân vô sinh và không vô sinh, trong đó alkaline comet test là hiệu quả nhất. Ngoài ra, kit Oxisperm cho thấy các mẫu tinh dịch từ những người đàn ông vô sinh có nhiều ROS hơn so với những người đàn ông có khả năng sinh sản, và nó có liên quan trực tiếp đến SDF lớn hơn trong các mẫu vô sinh.

Nguồn: Evaluation of sperm DNA fragmentation using multiple methods: a comparison of their predictive power for male infertility.
DOI: 10.5653/cerm.2019.46.1.14

Từ khóa: sự phân mảnh DNA tinh trùng, chỉ số phân mảnh DNA, TUNEL, SCD, SCSA, comet test

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK