Tin tức
on Monday 23-12-2019 9:41am
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Dương Nguyễn Duy Tuyền – IVFMD Bình Dương
Phân mảnh DNA tinh trùng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Các nguyên nhân gây phân mảnh DNA tinh trùng bao gồm sự ô nhiễm môi trường sống, các can thiệp y khoa, sử dụng thuốc, bệnh lý, tuổi, rối loạn nội tiết, nhiễm trùng, lối sống, bất thường trong quá trình sinh tinh… Tuy nhiên các bằng chứng về mức độ liên quan hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận.
Tác giả Jin-chun Lu và công sự tiến hành nghiên cứu trên 1010 nam giới vô sinh có tuổi từ 18 đến 50 từ tháng 8/2012 đến tháng 6/2015 tại bệnh viện Nanjing Jinling. Tác giả tiến hành đánh giá chỉ số tinh dịch đồ, chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DFI) bằng phương pháp khảo sát cấu trúc nhiễm sắc chất (SCSA), đánh giá các dấu hiệu sinh học trong tinh dịch, nồng độ hormone sinh dục, lipid trong tinh tương và huyết thanh cũng như các chỉ số liên quan đến béo phì (chỉ số khối cơ thể (BMI), vòng eo (WC), tỷ lệ eo-hông (WHR), tỷ lệ eo-chiều cao (WHtR)).
Kết quả phân tích cho thấy DFI có tương quan thuận với thể tích tinh dịch, tỷ lệ tinh trùng bất thường đầu tinh trùng, tuổi và thời gian kiêng xuất tinh (P<0.001), trong khi tương quan nghịch với mật độ tinh trùng, độ di động, di động tiếng tới, tỷ lệ tinh trùng có hình dạng bình thường, tổng số tinh trùng di động tiến tới, tỷ lệ tinh trùng có thể cực đầu nguyên vẹn và hoạt động của enzyme acrosome (P<0.001). Bên cạnh đó, DFI tương quan thuận với nồng độ kẽm trong tinh dịch (P<0.001) nhưng không liên quan đến nồng độ α-glucotase và fructose. DFI tương quan thuận với triglyceride trong tinh tương và cholesterol tổng, nồng độ LH, FSH trong thuyết thanh, FSH và estradiol trong tinh dịch (P<0.001) nhưng không có mối tương quan với testosterone trong tinh dịch và huyết thanh.
Một kết quả đáng lưu ý của nghiên cứu là DFI không liên quan đến béo phì ở nam giới, trong khi có nhiều nghiên cứu khác cho rằng béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra vô sinh nam.
Trong tương lai, cơ chế gây phân mảnh DNA tinh trùng của các yếu tố liên quan có thể sẽ được làm rõ hơn, và có thể xuất hiện thêm những yếu tố khác. Việc xác định các yếu tố này là cần thiết và nên được thiết kế bài bản với cỡ mẫu lớn.
Nguồn: “Analysis of human sperm DNA fragmentation index (DFI) related factors: a report of 1010 subfertile men in China”. Jin-Chun Lu, Jun Jing, Li Chen, Yi-Feng Ge, Rui-Xiang Feng, Yuan-Jiao Liang, and Bing Yao. (Năm 2018). Reprod Biol Endocrinol.
Doi: 10.1186/s12958-018-0345-yCác tin khác cùng chuyên mục:
Tỉ lệ thành công giữa chu kì IVF và ICSI ở nhóm bệnh nhân nam có kháng thể kháng tinh trùng - Ngày đăng: 23-12-2019
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp giá trị dự đoán kết cục bất lợi của Doppler động mạch tử cung tam cá nguyệt ba của thai kỳ ở thai nhỏ so với tuổi thai - Ngày đăng: 19-12-2019
Bổ sung Melatonin và Caffeine trong bảo quản lạnh tinh trùng - Ngày đăng: 19-12-2019
Định lượng máu mất trong sản khoa - Ngày đăng: 19-12-2019
Đánh giá sự phân mảnh DNA của tinh trùng bằng nhiều phương pháp: so sánh khả năng dự đoán của chúng với các trường hợp vô sinh nam - Ngày đăng: 16-12-2019
Mối liên quan giữa nồng độ Lipid trong máu mẹ và tình trạng béo phì của trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 16-12-2019
Ảnh hưởng của sự thay đổi mức độ methyl hóa DNA lên sự biểu hiện gen protamine và các thông số tinh dịch đồ - Ngày đăng: 16-12-2019
Kết quả nhận thức và hành vi của trẻ em sinh ra sau IVF ở 9 tuổi - Ngày đăng: 13-12-2019
Kinh nghiệm áp dụng nuôi time-lapse trong điều trị IVF ở nhóm bệnh nhân dự trữ buồng trứng tốt - Ngày đăng: 10-12-2019
So sánh các dấu hiệu động học hình thái tiên đoán tiềm năng tạo phôi nang và làm tổ từ hai dữ liệu lâm sàng lớn - Ngày đăng: 10-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK