Tin tức
on Monday 23-12-2019 10:25am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Nguyễn Thị Thu Thảo - IVFMD Bình Dương
Các nghiên cứu gần đây cho thấy sẩy thai có thể có tác dụng phụ đối với lần mang thai tiếp theo. Bên cạnh đó, các phương pháp ngoại khoa xử lý sẩy thai (nạo hút thai) cũng có thể ảnh hưởng đến các lần mang thai tiếp theo. Nạo hút thai có thể liên quan đến các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương nội mạc tử cung, dính tử cung, sẹo và thủng tử cung. Một số nghiên cứu báo cáo rằng nạo hút thai có thể dẫn đến giảm độ dày nội mạc tử cung và độ dày nội mạc tử cung đã được biết là có liên quan đến kết quả thai. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nạo hút thai đến kết quả thai sau đó vẫn còn gây tranh cãi. Một vài nghiên cứu trước đây trong hỗ trợ sinh sản cho thấy sẩy thai trước đó có ảnh hưởng đối với việc chuyển phôi sau đó nhưng vai trò của nạo hút thai thì chưa được xác định. Do đó, Junan Meng và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá ảnh hưởng của nạo hút thai đến kết quả thai của chu kỳ chuyển phôi tiếp theo sau sẩy thai ba tháng đầu trong chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi (IVF-ET) đầu tiên.
Nghiên cứu thực hiện trên 645 bệnh nhân bị sẩy thai ba tháng đầu trong chu kỳ chuyển phôi của chu kỳ IVF đầu tiên. Độ dày nội mạc tử cung (EMT) được đo vào ngày tiêm hCG trong chu kỳ chuyển phôi tươi hoặc vào ngày chuyển đổi nội tiết nội mạc tử cung trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh bằng siêu âm. Các đặc điểm và kết quả thai được so sánh giữa bệnh nhân được và không được nạo hút thai với các nhóm chuyển 0, 1 hoặc 2 phôi chất lượng tốt. Ngoài ra, nhằm tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của độ dày nội mạc tử cung, kết quả thai sau khi nạo hút thai được so sánh giữa bệnh nhân có độ dày nội mạc tử cung ≥ 8 mm hoặc <8 mm.
Kết quả cho thấy, EMT trong chu kỳ chuyển phôi tiếp theo của nhóm nạo hút thai mỏng hơn nhiều so với nhóm không nạo hút thai (9.0 ± 1.6 mm so với 9,4 ± 1,9 mm, P = 0,01). Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ làm tổ (41,3% so với 39,1%, P> 0,05), tỷ lệ thai lâm sàng (54,6% so với 55,3%, P> 0,05), tỷ lệ trẻ sinh sống (41,8% so với 46,0%, P> 0,05) hoặc tỷ lệ sẩy thai (17,4% so với 13,3%, P> 0,05) giữa nhóm có và nhóm không có nạo hút thai. Ngoài ra, nhóm nạo hút thai có số lượng phôi chất lượng tốt cao hơn trong chu kỳ thứ hai so với nhóm không nạo hút thai (1,1 ± 0,8 so với 0,9 ± 0,8, P = 0,03). Không có sự khác biệt đáng kể về kết quả thai trong chu kỳ chuyển phôi tiếp theo giữa nhóm có và không nạo hút thai với 0, 1 hoặc 2 phôi chất lượng tốt được chuyển (P> 0,05). Về ảnh hưởng của độ dày nội mạc tử cung, kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ thứ hai sau khi nạo hút thai cao hơn ở nhóm EMT ≥ 8 mm so với nhóm <8 mm (43,0% so với 17,4%, P = 0,02).
Nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể về kết quả thai của chu kỳ chuyển phôi tiếp theo giữa bệnh nhân có và không có nạo hút thai. Tuy nhiên, nạo hút thai dẫn đến giảm EMT, đặc biệt là khi EMT <8 mm có liên quan đến tỷ lệ trẻ sinh sống thấp hơn. Vì vậy, nên hạn chế nạo hút thai khi có thể.
Nguồn: Junan Meng (2019), Influence of surgical evacuation on pregnancy outcomes of subsequent embryo transfer cycle following miscarriage in an initial IVF cycle: a retrospective cohort study, BMC Pregnancy and Childbirth. https://doi.org/10.1186/s12884-019-2543-9.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Điều kiện nuôi cấy phôi được cải thiện đáng kể trong tủ nuôi cấy liên tục: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 23-12-2019
Sự phát triển của việc lựa chọn phôi IVF từ đánh giá hình thái chủ quan đến thuật toán từ dữ liệu time-lapse khách quan cải thiện cơ hội có trẻ sinh sống - Ngày đăng: 23-12-2019
Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng đo bằng phương pháp SCSA - Ngày đăng: 23-12-2019
Tỉ lệ thành công giữa chu kì IVF và ICSI ở nhóm bệnh nhân nam có kháng thể kháng tinh trùng - Ngày đăng: 23-12-2019
Tổng quan hệ thống và phân tích gộp giá trị dự đoán kết cục bất lợi của Doppler động mạch tử cung tam cá nguyệt ba của thai kỳ ở thai nhỏ so với tuổi thai - Ngày đăng: 19-12-2019
Bổ sung Melatonin và Caffeine trong bảo quản lạnh tinh trùng - Ngày đăng: 19-12-2019
Định lượng máu mất trong sản khoa - Ngày đăng: 19-12-2019
Đánh giá sự phân mảnh DNA của tinh trùng bằng nhiều phương pháp: so sánh khả năng dự đoán của chúng với các trường hợp vô sinh nam - Ngày đăng: 16-12-2019
Mối liên quan giữa nồng độ Lipid trong máu mẹ và tình trạng béo phì của trẻ sơ sinh - Ngày đăng: 16-12-2019
Ảnh hưởng của sự thay đổi mức độ methyl hóa DNA lên sự biểu hiện gen protamine và các thông số tinh dịch đồ - Ngày đăng: 16-12-2019
Kết quả nhận thức và hành vi của trẻ em sinh ra sau IVF ở 9 tuổi - Ngày đăng: 13-12-2019
Kinh nghiệm áp dụng nuôi time-lapse trong điều trị IVF ở nhóm bệnh nhân dự trữ buồng trứng tốt - Ngày đăng: 10-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK