Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Wednesday 25-12-2019 12:17pm
Viết bởi: Administrator
Danh mục: Tin quốc tế

CVPH. Trần Hà Lan Thanh_IVFMD Phú Nhuận

Trữ noãn là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với nhiều mục đích khác nhau và đang được nghiên cứu nhiều sự tác động đến tiềm năng phát triển của phôi. Một phân tích cộng gộp của Cobo và Diaz (2011) đã mô tả không có sự khác biệt về sự phân chia phôi và số lượng phôi ngày 3 chất lượng tốt giữa noãn trữ và noãn tươi.

Đến năm 2015, đã có các nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về động học giai đoạn phôi phân cắt giai đoạn sớm giữa noãn tươi và noãn trữ rã (nghiên cứu chia đôi noãn) được nghiên cứu bởi Chamayou et al. (2015) cho đến 44 giờ sau khi thụ tinh (168 noãn trữ- rã) và bởi de Munck et al. (2015) cho đến ngày 3 bằng TLM. Chỉ có một nghiên cứu hồi cứu cỡ mẫu lớn gần đây của Cobo và cộng sự (2017), cho thấy động học chậm trễ từ noãn trữ-rã cho đến giai đoạn phôi nang. Mặc dù báo cáo này cỡ mẫu lớn, nghiên cứu không được thực hiện chia đôi noãn.

Do đó, mục đích của nghiên cứu này là tiến hành chia noãn của mỗi người cho noãn để xác định có sự khác biệt động học trong sự hình thành phôi nang giữa noãn trữ rã và noãn tươi hay không?

Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 2/2016 đến tháng 12/2017, 472 noãn metaphase II (MII) trong 67 chu kỳ xin cho noãn của 27 người cho noãn đã được chia 2 nhóm: noãn tươi (FO) (n = 220) cho 36 người nhận; noãn trữ-rã (VITO) (n = 252) cho 31 người nhận khác. Phôi có nguồn gốc từ FO và VITO của mỗi người đã được phân tích động học hình thái phát triển bằng cách sử dụng hệ thống nuôi cấy phôi time lapse, tỉ lệ tạo phôi nang và kết cục lâm sàng. Phôi nang được đánh giá hình thái 6 mức độ nở rộng khoang phôi (từ độ 1 - độ 6).
Các kết quả thu được là:
  • Phân tích động học hình thái phát triển cho thấy sự trì hoãn chung về tốc độ phân cắt từ thời điểm biến mất tiền nhân (tPNf), thời điểm 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9+ phôi bào (t2-t9+), thời điểm phôi nén (tSC, tM), cho đến thời điểm bắt đầu có khoang phôi (tSB) trong VITO so với FO (khác biệt đáng kể).
  • Tỉ lệ phôi ngày 5 ở nhóm phôi VITO thấp hơn đáng kể so với phôi FO [lần lượt là 40,0% (64/160) so với 53,2% (84/158); p = 0,0244]. Tỷ lệ phôi hữu dụng là tương tự ở cả hai nhóm tại thời điểm trữ phôi: 51,3% (FO) so với 45,0% (VITO) (P = 0,3124).
  • Tỷ lệ có thai trên chu kỳ chuyển phôi cũng tương tự ở  2 nhóm: là 47,2% (17/36) ở bệnh nhân FO và 48,4% (15,31) ở bệnh nhân VITO (P = 1).
Hạn chế trong nghiên cứu này: không ngẫu nhiên, cỡ mẫu nhỏ và không đủ độ mạnh  để phát hiện sự khác biệt trong kết cục lâm sàng.

Như vậy, tốc độ phát triển bị trì hoãn và tỉ lệ tạo phôi nang ngày 5 giảm trong phôi có nguồn gốc từ noãn trữ-rã so với phôi từ noãn tươi (có nguồn gốc từ một người với noãn trữ) ở chu kỳ xin cho noãn. Mặc dù kết quả sơ bộ cho thấy tác động lâm sàng của sự trì hoãn này có thể bị hạn chế, nhưng điều này cần được nghiên cứu thêm trong các nghiên cứu ngẫu nhiên lớn hơn.

Nguồn: In-vitro development of embryos derived from vitrified-warmed oocytes is delayed compared with embryos derived from fresh oocytes: a time-lapse sibling oocyte study, RBM Online, 2019,   doi:10.1016/j.rbmo.2019.09.010


Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK