Tin tức
on Wednesday 25-12-2019 3:07pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Nguyễn Khánh Linh – IVFMD Phú Nhuận
Hiện có nhiều phác đồ kích thích buồng trứng làm thụ tinh trong ống nghiệm đang được thử nghiệm nhằm nhiều mục đích khác nhau như tối giản hoá quy trình điều trị, giảm số mũi tiêm thuốc cho bệnh nhân, tăng tính thân thiện của điều trị, hoặc tìm ra phác đồ phù hợp nhất cho từng đối tượng BN cụ thể, đặc biệt là nhóm BN lớn tuổi và nhóm BN đáp ứng kém với KTBT.
Việc phát hiện nang noãn có thể đáp ứng với sự kích thích của FSH vào bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh và sự áp dụng của phác đồ KTBT vào pha hoàng thể đã đưa đến một phát hiện mới là khả năng ức chế đỉnh LH sớm của progestin nội sinh. Từ đó, một số tác giả cũng đưa ra giả thuyết về khả năng ức chế đỉnh LH sớm của progestin ngoại sinh. Nếu progestin ngoại sinh cũng có khả năng ức chế đỉnh LH sớm và đem lại hiệu quả điều trị lâm sàng tốt, việc sử dụng progestin ngoại sinh uống có thể thay thế việc tiêm GnRH analogue trong các trường hợp có chỉ định trữ phôi toàn bộ ngay từ đầu, từ đó tăng tính thân thiện và giảm gánh nặng điều trị cho bệnh nhân, một trong những nguyên nhân thường khiến BN bỏ trị.
Yin-mei Chen và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu khảo sát kết cục của phác đồ sử dụng progestin để ức chế rụng trứng sớm (PPOS: progestin-primed ovarian stimulation protocol) ở những phụ nữ lớn tuổi (> 35 tuổi) từng thất bại với phác đồ dài GnRH agonist trước đó. Đây là một nghiên cứu tự đối chứng được thực hiện hồi cứu trên 104 bệnh nhân từng thất bại với phác đồ dài GnRH agonist (non-PPOS group) sau đó được điều trị với phác đồ PPOS (PPOS group) vào chu kỳ điều trị thứ hai từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 tại Trung tâm Y học Sinh sản, Renmin Hospital of Wuhan University.
Nhóm PPOS được sử dụng gonadotropin liều 150 đến 225 IU / ngày cùng với medroxyprogesterone acetate (MPA) 10 mg / ngày từ ngày 3 của chu kỳ kinh đến ngày tiêm hCG. Phôi tạo thành được trữ lạnh để chuyển phôi trữ vào chu kỳ kế tiếp. Kết cục chính bao gồm tỉ lệ thai lâm sàng sau khi chuyển phôi trữ ở nhóm PPOS và tỉ lệ phôi chất lượng tốt ở cả hai nhóm. Kết cục phụ bao gồm tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sử dụng noãn và tỉ lệ huỷ chu kỳ.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ FSH cơ bản, số nang thứ cấp, thời gian và tổng liều sử dụng gonadotropin, số noãn chọc hút, tỉ lệ ICSI, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ huỷ chu kỳ giữa hai nhóm. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng noãn và tỉ lệ phôi tốt ở nhóm PPOS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân non-PPOS. Cuối tháng 4 năm 2017, có 62 chu kỳ chuyển phôi trữ được thực hiện ở nhóm PPOS. Tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ làm tổ lần lượt là 22,58% và 12,70%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phác đồ PPOS có thể cho kết cục thai lâm sàng tốt hơn thông qua việc cải thiện tỉ lệ sử dụng noãn và tỉ lệ phôi tốt ở những BN lớn tuổi từng thất bại TTTON trước đó. Cơ chế chưa rõ và cũng còn cần thêm rất nhiều nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của phác đồ này cũng như xác định nhóm BN thích hợp nhất có lợi ích khi áp dụng phác đồ này. Tuy nhiên, ở những BN đã có chỉ định trữ phôi toàn bộ ngay từ đầu, phác đồ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho BN nếu được chứng minh là có hiệu quả tương đương với các phác đồ đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Nguồn: Effect of Progestin-primed Ovarian Stimulation Protocol on Outcomes of Aged Infertile Women Who Failed to Get Pregnant in the First IVF/ ICSI Cycle: A Self-controlled Study. Yin-mei Chen et al. Current Medical Science 38(3):513-518, 2018.
Yin-mei Chen và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu khảo sát kết cục của phác đồ sử dụng progestin để ức chế rụng trứng sớm (PPOS: progestin-primed ovarian stimulation protocol) ở những phụ nữ lớn tuổi (> 35 tuổi) từng thất bại với phác đồ dài GnRH agonist trước đó. Đây là một nghiên cứu tự đối chứng được thực hiện hồi cứu trên 104 bệnh nhân từng thất bại với phác đồ dài GnRH agonist (non-PPOS group) sau đó được điều trị với phác đồ PPOS (PPOS group) vào chu kỳ điều trị thứ hai từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016 tại Trung tâm Y học Sinh sản, Renmin Hospital of Wuhan University.
Nhóm PPOS được sử dụng gonadotropin liều 150 đến 225 IU / ngày cùng với medroxyprogesterone acetate (MPA) 10 mg / ngày từ ngày 3 của chu kỳ kinh đến ngày tiêm hCG. Phôi tạo thành được trữ lạnh để chuyển phôi trữ vào chu kỳ kế tiếp. Kết cục chính bao gồm tỉ lệ thai lâm sàng sau khi chuyển phôi trữ ở nhóm PPOS và tỉ lệ phôi chất lượng tốt ở cả hai nhóm. Kết cục phụ bao gồm tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sử dụng noãn và tỉ lệ huỷ chu kỳ.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về nồng độ FSH cơ bản, số nang thứ cấp, thời gian và tổng liều sử dụng gonadotropin, số noãn chọc hút, tỉ lệ ICSI, tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ huỷ chu kỳ giữa hai nhóm. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng noãn và tỉ lệ phôi tốt ở nhóm PPOS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm bệnh nhân non-PPOS. Cuối tháng 4 năm 2017, có 62 chu kỳ chuyển phôi trữ được thực hiện ở nhóm PPOS. Tỉ lệ thai lâm sàng và tỉ lệ làm tổ lần lượt là 22,58% và 12,70%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy phác đồ PPOS có thể cho kết cục thai lâm sàng tốt hơn thông qua việc cải thiện tỉ lệ sử dụng noãn và tỉ lệ phôi tốt ở những BN lớn tuổi từng thất bại TTTON trước đó. Cơ chế chưa rõ và cũng còn cần thêm rất nhiều nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của phác đồ này cũng như xác định nhóm BN thích hợp nhất có lợi ích khi áp dụng phác đồ này. Tuy nhiên, ở những BN đã có chỉ định trữ phôi toàn bộ ngay từ đầu, phác đồ này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho BN nếu được chứng minh là có hiệu quả tương đương với các phác đồ đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Nguồn: Effect of Progestin-primed Ovarian Stimulation Protocol on Outcomes of Aged Infertile Women Who Failed to Get Pregnant in the First IVF/ ICSI Cycle: A Self-controlled Study. Yin-mei Chen et al. Current Medical Science 38(3):513-518, 2018.
Các tin khác cùng chuyên mục:
CHẾ ĐỘ ĂN ĐỊA TRUNG HẢI CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG PHÔI TRONG IVF: MỘT NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TIẾN CỨU - Ngày đăng: 25-12-2019
NÊN LỰA CHỌN KỸ THUẬT ICSI CHO TẤT CẢ BỆNH NHÂN LỚN TUỔI VÔ SINH KHÔNG DO YẾU TỐ NAM GIỚI? - Ngày đăng: 25-12-2019
Dự đoán thành công IUI nhờ sự hiện diện của enzyme CYP24A1 bất hoạt vitamin D ở tinh trùng - Ngày đăng: 25-12-2019
Sử dụng thuốc tránh thai đường uống với kết quả IVF theo phác đồ GnRH đồng vận - Ngày đăng: 25-12-2019
Tỷ lệ trẻ sinh sống và kết quả chu sinh khi tất cả phôi được trữ đông so với chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 25-12-2019
BMI cao có nên là lý do để từ chối điều trị IVF? - Ngày đăng: 25-12-2019
Thời điểm hình thành phôi dâu và chất lượng tế bào lá nuôi là yếu tố tiên lượng trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi nang nguyên bội: nghiên cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 25-12-2019
Sự phát triển in vitro của phôi có nguồn gốc từ noãn trữ-rã đông bị trì hoãn khi so sánh với phôi từ noãn tươi: nghiên cứu time-lapse chia đôi noãn - Ngày đăng: 25-12-2019
Nồng độ Anti-mullerian và Progesterone dịch nang dự đoán khả năng phát triển phôi - Ngày đăng: 24-12-2019
Kết quả thai sau rã phôi và chuyển đơn phôi nang giữa tuổi phôi ngày 5 so với ngày 6 - Ngày đăng: 12-12-2019
Mối tương quan giữa chất lượng phôi và tỉ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh trong chu kì IVF/ICSI - Ngày đăng: 12-12-2019
Chất chuyển hóa Phthalate trong nước tiểu và kết quả thai của phụ nữ điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 23-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK