Tin tức
on Friday 27-12-2019 1:50pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH: Nguyễn Minh Thùy
Chất lượng tinh dịch chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tuổi, lối sống, và đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng. Kẽm, selen, Carnitine, CoQ10, omega-3 và các chất chống oxy hóa khác nhau được chứng minh là có liên quan đến chất lượng tinh dịch. Ngoài ra, vitamin D (vit D) đã thu hút được sự chú ý lớn trong những năm gần đây về ảnh hưởng của nó. Vit D có thể phát huy tác dụng sinh lý của nó thông qua VDR (thụ thể vitamin D) có nhiều trong hệ thống sinh sản bao gồm cả tinh trùng. Các nghiên cứu sâu hơn cho thấy vit D có thể làm tăng hàm lượng canxi ở cổ và đầu của tinh trùng, đây có thể là mối liên hệ có thể xảy ra giữa vit D và khả năng vận động của tinh trùng và hoạt động của acrosin. Một số nghiên cứu đã khảo sát mối liên quan giữa vit D với khả năng sinh sản và chất lượng tinh dịch, tuy nhiên vẫn chưa có kết luận cụ thể. Nghiên cứu này đã tổng hợp một cách có hệ thống các nghiên cứu có liên quan để làm sáng tỏ 2 vấn đề: thứ nhất là mối liên quan có thể có giữa vit D và các thông số về chất lượng tinh dịch, thứ hai là để so sánh nồng độ vit D trong huyết thanh ở các đối tượng vô sinh và hiếm muộn.
Tiến hành thu thập các nghiên cứu tại PubMed, thư viện của Cochrane, Science Direct, Scopus, Google Scholar và ISI Web of Science từ năm 2011 đến năm 2018. Thang đánh giá chất lượng Newcastle-Ottawa được sử dụng để kiểm tra chất lượng của từng nghiên cứu.
Các nghiên cứu đánh giá hàm lượng vit D thông qua xét nghiệm định lượng chất chuyển hóa 25-hydroxyvitamin trong huyết thanh. 25-hydroxyvitamin là dạng lưu hành chủ yếu của Vitamin D trong cơ thể. Có 9 nghiên cứu với 2008 người tham gia đánh giá ảnh hưởng của vit D tới khả năng sinh sản nam giới. Kết quả thu được là vit D cao hơn đáng kể ở những đối tượng có khả năng sinh sản so với những người vô sinh (P=0.016). Có 5 nghiên cứu với 1106 người tham gia đánh giá ảnh hưởng của vit D với thể tích tinh dịch. Kết quả là không có sự khác biệt giữa 2 yếu tố trên. Tương tự giữa vit D với mật độ tinh trùng (9 nghiên cứu với 1405 người tham gia) và hình dạng tinh trùng (9 nghiên cứu với 1405 người tham gia). Tuy nhiên, có sự liên quan đáng kể giữa vit D với khả năng di động (P = 0,01) (7 nghiên cứu với 1212 người tham gia) và di động tiến tới của tinh trùng (P = 0,003) (8 nghiên cứu với 1201 người tham gia).
Nghiên cứu này đã bổ sung vào các tài liệu hiện có ủng hộ quan điểm rằng vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với chất lượng tinh dịch nam giới đặc biệt về khả năng di động và di động tiến tới của tinh trùng. Cần có thêm nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa vit D và khả năng sinh sản và chất lượng tinh dịch.
Nguồn: The association between serum vitamin D, fertility and semen quality: A systematic review and meta-analysis
DOI: 10.1016/j.ijsu.2019.09.025
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối liên hệ giữa phân mảnh DNA ở tinh trùng và kết quả điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) – một phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 26-12-2019
Vai trò của tầm soát mạch máu tiền đạo trước sinh - Ngày đăng: 26-12-2019
Hiệu quả của phác đồ PPOS trên kết cục hỗ trợ sinh sản ở BN lớn tuổi từng TTTON thất bại: Một nghiên cứu tự đối chứng - Ngày đăng: 25-12-2019
CHẾ ĐỘ ĂN ĐỊA TRUNG HẢI CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG PHÔI TRONG IVF: MỘT NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TIẾN CỨU - Ngày đăng: 25-12-2019
NÊN LỰA CHỌN KỸ THUẬT ICSI CHO TẤT CẢ BỆNH NHÂN LỚN TUỔI VÔ SINH KHÔNG DO YẾU TỐ NAM GIỚI? - Ngày đăng: 25-12-2019
Dự đoán thành công IUI nhờ sự hiện diện của enzyme CYP24A1 bất hoạt vitamin D ở tinh trùng - Ngày đăng: 25-12-2019
Sử dụng thuốc tránh thai đường uống với kết quả IVF theo phác đồ GnRH đồng vận - Ngày đăng: 25-12-2019
Tỷ lệ trẻ sinh sống và kết quả chu sinh khi tất cả phôi được trữ đông so với chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 25-12-2019
BMI cao có nên là lý do để từ chối điều trị IVF? - Ngày đăng: 25-12-2019
Thời điểm hình thành phôi dâu và chất lượng tế bào lá nuôi là yếu tố tiên lượng trẻ sinh sống sau khi chuyển phôi nang nguyên bội: nghiên cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 25-12-2019
Sự phát triển in vitro của phôi có nguồn gốc từ noãn trữ-rã đông bị trì hoãn khi so sánh với phôi từ noãn tươi: nghiên cứu time-lapse chia đôi noãn - Ngày đăng: 25-12-2019
Nồng độ Anti-mullerian và Progesterone dịch nang dự đoán khả năng phát triển phôi - Ngày đăng: 24-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK