Tin tức
on Monday 30-12-2019 8:02am
Danh mục: Tin quốc tế
ICSI được công nhận rộng rãi là một kỹ thuật chính trong công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART). Khi thực hiện ICSI thông thường (c - ICSI), kim tiêm sẽ được đưa qua màng trong suốt, đi vào khoang quanh noãn và vào màng bào tương, sau đó tinh trùng được nhả ra khỏi kim và đặt trong bào tương. Quá trình c ‐ ICSI có thể ảnh hưởng đến thụ tinh, phát triển phôi nang và tỷ lệ thai, vì sự xâm nhập của kim vào màng plasma và hút tế bào chất bằng áp suất âm có thể có tác động tiêu cực đến noãn, đặc biệt là noãn của phụ nữ lớn tuổi bởi vì noãn của họ có màng plasma dễ vỡ. Piezo ‐ ICSI là kỹ thuật giúp giảm đáng kể áp suất vật lý lên màng plasma thông qua hệ thống áp điện. Kimura và Yanagimachi báo cáo rằng Piezo ‐ ICSI đã cải thiện tỷ lệ sống sót lên tới 80% ở tế bào noãn chuột với tỷ lệ thụ tinh 78%. Yanagida và cộng sự đã áp dụng Piezo ‐ ICSI cho noãn người và có tỷ lệ sống được cải thiện (89% so với 81%) và tỷ lệ thụ tinh (70% so với 54%) so với c ‐ ICSI. Mặc dù Piezo ‐ ICSI dự kiến sẽ cải thiện kết quả, tuy nhiên các nhóm bệnh nhân vô sinh phù hợp với Piezo ‐ ICSI vẫn chưa được làm rõ. Nghiên cứu này được thực hiện để xác định các nhóm tuổi phù hợp với Piezo ‐ ICSI từ đó áp dụng một cách hiệu quả kỹ thuật này.
Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2017, 137 bệnh nhân với 1356 noãn đã được thu thập trong đó có 947 noãn trưởng thành. Một nửa số noãn của mỗi bệnh nhân được thụ tinh bằng cách sử dụng c ‐ ICSI và nửa còn lại thực hiện Piezo ‐ ICSI. Tiến hành đánh giá tỷ lệ thụ tinh (%) (2PN, 1PN và 3PN), tỷ lệ sống (%) và sự hình thành phôi nang (%). Dữ liệu được phân tích theo độ tuổi của người phụ nữ và chia làm 2 nhóm là >35 hoặc ≤35 tuổi.
Kết quả thu được giữa c - ICSI và Piezo - ICSI: tỷ lệ thụ tinh c ‐ ICSI là 70,1% (331/472) và Piezo ‐ ICSI là 75,4% (358/485); tỷ lệ sống c ‐ ICSI là 94,3% (445/472) và Piezo ICSI là 95,2% (452/475); tỷ lệ hình thành phôi nang là 50,2% (162/323) đối với c ‐ ICSI và 54,9% đối với Piezo ‐ ICSI (101/184). Các kết quả trên đều không có sự khác biệt về thống kê giữa 2 nhóm. Đối với nhóm tuổi ≤35: tỷ lệ thụ tinh của Piezo ‐ ICSI và c ‐ ICSI là 78,0% (160/205) và 76,1% (156/205); tỷ lệ sống là 96,6% (198/205) và 97,1% (199/205); và tỷ lệ hình thành phôi nang là 61,7% (95/154) và 58,3% (84/144) cũng không có sự khác biệt về mặt thống kê. Tuy nhiên, đối với phụ nữ ở độ tuổi> 35: tỷ lệ thụ tinh của c ‐ ICSI thấp hơn đáng kể so với Piezo ‐ ICSI (64,3% (171/266) và 74,8% (202/270)) (P = 0,008); tỷ lệ sống của c ‐ ICSI và Piezo ‐ ICSI lần lượt là 92,5% (246/266) và 94,1% (254/270) không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm; tỷ lệ hình thành phôi nang thấp hơn đáng kể ở nhóm c ‐ ICSI (39,6%, 67/169) so với nhóm Piezo ‐ ICSI (52,4%, 100/191) (P = 0,016). Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng (50,0% so với 45,2%) và tỷ lệ sẩy thai (17,4% so với 21,4%) giữa c - ICSI so với nhóm Piezo ‐ ICSI.
Kết luận: ICSI với hỗ trợ của Piezo đã cải thiện khả năng thụ tinh và tỷ lệ hình thành phôi nang đáng kể ở phụ nữ> 35 tuổi khi so sánh với c ‐ ICSI. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong bất kỳ thông số được đánh giá nào khi xem xét toàn bộ nhóm bệnh nhân hoặc ≤35 tuổi. Như vậy, Piezo ‐ ICSI nên được áp dụng với nhóm phụ nữ> 35 tuổi để tăng hiệu quả.
CVPH. Nguyễn Minh Thùy – IVF Vạn Hạnh
Nguồn: Piezo‐assisted ICSI improves fertilization and blastocyst development rates compared with conventional ICSI in women aged more than 35 years. DOI: 10.1002/rmb2.12290
Từ khóa: Piezo - ICSI, phụ nữ lớn tuổi, tỉ lệ thụ tinh, màng plasma
Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2017, 137 bệnh nhân với 1356 noãn đã được thu thập trong đó có 947 noãn trưởng thành. Một nửa số noãn của mỗi bệnh nhân được thụ tinh bằng cách sử dụng c ‐ ICSI và nửa còn lại thực hiện Piezo ‐ ICSI. Tiến hành đánh giá tỷ lệ thụ tinh (%) (2PN, 1PN và 3PN), tỷ lệ sống (%) và sự hình thành phôi nang (%). Dữ liệu được phân tích theo độ tuổi của người phụ nữ và chia làm 2 nhóm là >35 hoặc ≤35 tuổi.
Kết quả thu được giữa c - ICSI và Piezo - ICSI: tỷ lệ thụ tinh c ‐ ICSI là 70,1% (331/472) và Piezo ‐ ICSI là 75,4% (358/485); tỷ lệ sống c ‐ ICSI là 94,3% (445/472) và Piezo ICSI là 95,2% (452/475); tỷ lệ hình thành phôi nang là 50,2% (162/323) đối với c ‐ ICSI và 54,9% đối với Piezo ‐ ICSI (101/184). Các kết quả trên đều không có sự khác biệt về thống kê giữa 2 nhóm. Đối với nhóm tuổi ≤35: tỷ lệ thụ tinh của Piezo ‐ ICSI và c ‐ ICSI là 78,0% (160/205) và 76,1% (156/205); tỷ lệ sống là 96,6% (198/205) và 97,1% (199/205); và tỷ lệ hình thành phôi nang là 61,7% (95/154) và 58,3% (84/144) cũng không có sự khác biệt về mặt thống kê. Tuy nhiên, đối với phụ nữ ở độ tuổi> 35: tỷ lệ thụ tinh của c ‐ ICSI thấp hơn đáng kể so với Piezo ‐ ICSI (64,3% (171/266) và 74,8% (202/270)) (P = 0,008); tỷ lệ sống của c ‐ ICSI và Piezo ‐ ICSI lần lượt là 92,5% (246/266) và 94,1% (254/270) không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm; tỷ lệ hình thành phôi nang thấp hơn đáng kể ở nhóm c ‐ ICSI (39,6%, 67/169) so với nhóm Piezo ‐ ICSI (52,4%, 100/191) (P = 0,016). Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thai lâm sàng (50,0% so với 45,2%) và tỷ lệ sẩy thai (17,4% so với 21,4%) giữa c - ICSI so với nhóm Piezo ‐ ICSI.
Kết luận: ICSI với hỗ trợ của Piezo đã cải thiện khả năng thụ tinh và tỷ lệ hình thành phôi nang đáng kể ở phụ nữ> 35 tuổi khi so sánh với c ‐ ICSI. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong bất kỳ thông số được đánh giá nào khi xem xét toàn bộ nhóm bệnh nhân hoặc ≤35 tuổi. Như vậy, Piezo ‐ ICSI nên được áp dụng với nhóm phụ nữ> 35 tuổi để tăng hiệu quả.
CVPH. Nguyễn Minh Thùy – IVF Vạn Hạnh
Nguồn: Piezo‐assisted ICSI improves fertilization and blastocyst development rates compared with conventional ICSI in women aged more than 35 years. DOI: 10.1002/rmb2.12290
Từ khóa: Piezo - ICSI, phụ nữ lớn tuổi, tỉ lệ thụ tinh, màng plasma
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự phát triển nhận thức và cảm xúc xã hội ở trẻ 5 tuổi sinh ra sau PGD - Ngày đăng: 27-12-2019
Nhiều hơn thì tốt hơn : AMH và chất lượng phôi nang - Ngày đăng: 27-12-2019
Có phải tuổi cha có ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng của các chu kỳ IVF/ICSI? - Ngày đăng: 27-12-2019
Mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh với khả năng sinh sản nam giới và chất lượng tinh dịch: Đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 27-12-2019
Mối liên hệ giữa phân mảnh DNA ở tinh trùng và kết quả điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) – một phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 26-12-2019
Vai trò của tầm soát mạch máu tiền đạo trước sinh - Ngày đăng: 26-12-2019
Hiệu quả của phác đồ PPOS trên kết cục hỗ trợ sinh sản ở BN lớn tuổi từng TTTON thất bại: Một nghiên cứu tự đối chứng - Ngày đăng: 25-12-2019
CHẾ ĐỘ ĂN ĐỊA TRUNG HẢI CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG PHÔI TRONG IVF: MỘT NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TIẾN CỨU - Ngày đăng: 25-12-2019
NÊN LỰA CHỌN KỸ THUẬT ICSI CHO TẤT CẢ BỆNH NHÂN LỚN TUỔI VÔ SINH KHÔNG DO YẾU TỐ NAM GIỚI? - Ngày đăng: 25-12-2019
Dự đoán thành công IUI nhờ sự hiện diện của enzyme CYP24A1 bất hoạt vitamin D ở tinh trùng - Ngày đăng: 25-12-2019
Sử dụng thuốc tránh thai đường uống với kết quả IVF theo phác đồ GnRH đồng vận - Ngày đăng: 25-12-2019
Tỷ lệ trẻ sinh sống và kết quả chu sinh khi tất cả phôi được trữ đông so với chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 25-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK