Tin tức
on Friday 27-12-2019 1:57pm
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH Nguyễn Tâm Hoài – IVF Vạn Hạnh
Trong điều trị vô sinh, độ tuổi của người mẹ được chứng minh có ảnh hưởng đến kết quả điều trị trong chu kỳ IVF/ICSI. Đồng thời, chất lượng noãn giảm ở nhóm bệnh nhân lớn tuổi là một trong những nguyên nhân chính tác động đến kết quả này. Tuy nhiên, tuổi của người cha liệu có ảnh hưởng hay không, vẫn ít được quan tâm và nghiên cứu, mặc dù các thông số tinh dịch đồ được nhận định có liên quan đến lứa tuổi. Tuổi người cha cao có tương quan đến chất lượng tinh trùng giảm và tỷ lệ phân mảnh DNA tinh trùng tăng. Cho nên, bài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích giải đáp vấn đề liệu tuổi người cha có liên quan đến kết quả lâm sàng của các chu kỳ IVF/ICSI với trường hợp vô sinh chưa rõ nguyên nhân sau khi điều chỉnh tuổi mẹ?
Nghiên cứu dựa trên 2425 chu kỳ thụ tinh ống nghiệm với các cặp đôi vô sinh chưa rõ nguyên nhân tại Australia. Kết quả thu nhận gồm: tỷ lệ trẻ sinh sống, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sẩy thai. Các cặp bệnh nhân với người chồng có tinh dịch đồ bình thường được lựa chọn. Cặp bệnh nhân có người vợ với các vấn đề về nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, quá kích buồng trứng, đáp ứng kém (≤ 3 noãn trưởng thành được thu nhận) hoặc lớn hơn 15 cụm noãn được thu nhận ngày chọc hút, các trường hợp trữ-rã noãn bị loại trừ. Ảnh hưởng của tuổi cha và mẹ lên kết quả lâm sàng được đánh giá sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu. Tuổi người cha được phân loại: <40; 40-45; 45-49; 50-54; ≥55. Tương tự, tuổi mẹ được phân loại theo: <30, 30-34, 35-39, ≥40.
Kết quả cho thấy:
- Có sự ảnh hưởng tiêu cực giữa tuổi người cha và người mẹ đến tỷ lệ trẻ sinh sống (OR-tuổi cha: 0.96 [0.94-0.98]; OR-tuổi mẹ: 0.90 [0.88-0.93] P < 0.001).
- Sự tương tác có khả năng với tuổi cha như loại điều trị (IVF/ICSI), tuổi phôi chuyển (N3/N5) không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với kết quả lâm sàng (P>0.05).
- Tỷ lệ thai lâm sàng giảm (OR-tuổi cha: 0.97 [0.96-0.99]; OR-tuổi mẹ: 0.92 [0.89-0.94] P < 0.001) và tỷ lệ sẩy thai tăng với nhóm cha mẹ lớn tuổi (OR-tuổi cha: 1.05 [1.01-1.08]; P = 0.002); tuổi mẹ - OR: 1.11 [1.05-1.18]; P < 0.001). Đồng thời, tỷ lệ trẻ sinh sống và tỷ lệ thai lâm sàng giảm với nhóm tuổi cha lớn hơn 50 khi so với nhóm trẻ hơn 40 (P < 0.05).
Nguồn: Male ageing is negatively associated with the chance of live birth in IVF/ICSI cycles for idiopathic infertility. F. Horta et al., 2019. Human Reproduction, pp. 1–10, doi:10.1093/humrep/dez223
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh với khả năng sinh sản nam giới và chất lượng tinh dịch: Đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 27-12-2019
Mối liên hệ giữa phân mảnh DNA ở tinh trùng và kết quả điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) – một phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 26-12-2019
Vai trò của tầm soát mạch máu tiền đạo trước sinh - Ngày đăng: 26-12-2019
Hiệu quả của phác đồ PPOS trên kết cục hỗ trợ sinh sản ở BN lớn tuổi từng TTTON thất bại: Một nghiên cứu tự đối chứng - Ngày đăng: 25-12-2019
CHẾ ĐỘ ĂN ĐỊA TRUNG HẢI CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG PHÔI TRONG IVF: MỘT NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TIẾN CỨU - Ngày đăng: 25-12-2019
NÊN LỰA CHỌN KỸ THUẬT ICSI CHO TẤT CẢ BỆNH NHÂN LỚN TUỔI VÔ SINH KHÔNG DO YẾU TỐ NAM GIỚI? - Ngày đăng: 25-12-2019
Dự đoán thành công IUI nhờ sự hiện diện của enzyme CYP24A1 bất hoạt vitamin D ở tinh trùng - Ngày đăng: 25-12-2019
Sử dụng thuốc tránh thai đường uống với kết quả IVF theo phác đồ GnRH đồng vận - Ngày đăng: 25-12-2019
Tỷ lệ trẻ sinh sống và kết quả chu sinh khi tất cả phôi được trữ đông so với chuyển phôi tươi - Ngày đăng: 25-12-2019
BMI cao có nên là lý do để từ chối điều trị IVF? - Ngày đăng: 25-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK