Tin tức
on Monday 30-12-2019 9:52am
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Hồ Lan Trâm - IVFMD Tân Bình
Ảnh hưởng các đặc điểm di truyền từ mẹ lên kết quả của PGT chẩn đoán tình trạng phôi lệch bội đã được tìm hiểu khá kỹ lưỡng; tuy nhiên, các nghiên cứu trên sự đóng góp của các đặc điểm di truyền từ nam giới lên tình trạng lệch bội của phôi vẫn chưa được nghiên cứu rõ. Ảnh hưởng của các yếu tố di truyền của tinh trùng lên tình trạng bội thể của phôi vẫn còn nhiều tranh cãi giữa các chuyên gia về lĩnh vực sinh sản. Sự sản xuất và chức năng của tinh trùng đã cho thấy sự đóng góp vào các yếu tố di truyền, giải phẫu, nội tiết và epigenetic. Sự gia tăng lệch bội tìm thấy ở các nam giới mắc oligozoospermia, asthenozoospermia, teratozoospermia, và azoospermia khi so với các nam giới khỏe mạnh. Một nghiên cứu gần đây của Daniel Stein và cộng sự (2019) tiến hành đánh giá sự tương quan giữa các chỉ số tinh dịch đồ và kỹ thuật thu nhận tinh trùng với tỷ lệ lệch bội ở phôi. Từ đó, sử dụng các kết quả thu nhận được để đánh giá sự liên quan giữa các yếu tố vô sinh nam với tình trạng lệch bội phôi.
Nghiên cứu thực hiện trên các bệnh nhân được thực hiện TTTON với kỹ thuật ICSI phối hợp với xét nghiệm lệch bội PGT. Các bệnh nhân sẽ được chia thành 4 nhóm dựa trên các chỉ số tinh dịch đồ: nhóm A: oligozoospermia (mật độ tinh trùng <10 triệu, hình dạng bình thường > 4%); nhóm B: teratozoospermia (mật độ tinh trùng >10 triệu, hình dạng bình thường <4%); nhóm C: oligozoospermia và teratozoospermia (mật độ tinh trùng <10 triệu, hình dạng bình thường <4%); nhóm D: nhóm đối chứng. Ngoài ra, các cặp vợ chồng còn được chia thành 3 nhóm dựa trên số ngày kiêng: nhóm A: <2 ngày; nhóm B: 2-7 ngày; nhóm C: >7 ngày.
Tổng cộng có 4108 chu kỳ IVF đầu tiên thực hiện PGT cho tình trạng lệch bội đã được phân tích. Tỷ lệ lệch bội chưa hiệu chỉnh cho thấy sự tương quan có ý nghĩa thống kê với tuổi mẹ (p <0,001), tuổi bố (p <0,001) và số nang thứ cấp (p <0,001). Sau khi hiệu chỉnh thì tuổi bố và số nang thứ cấp, kết quả tình trạng bội thể của phôi không bị tác động bởi các yếu tố số ngày kiêng, thông số tinh dịch đồ và nguồn gốc của mẫu tinh trùng (TESA, TESE so với xuất tinh bình thường).
Nghiên cứu đã giúp xác nhận rằng các thông số chất lượng tinh trùng cũng như nguồn gốc thu nhận không ảnh hưởng lên tình trạng bội thể của phôi hình thành sau đó. Như vậy, việc sử dụng tinh trùng từ các trường hợp nam giới vô sinh nặng và tinh trùng thu nhận từ phẫu thuật vẫn có thể tạo ra các phôi lưỡng bội bình thường.
Nguồn: Paternal contribution to embryonic competence. Daniel Stein, Chierika Ukogu, Amanda Ganza, Dmitry Gounko, Joseph Lee, Natan Bar-Chama and Alan B. Copperman. Published online 2019 Sep 2. doi: 10.5173/ceju.2019.1900.
Các tin khác cùng chuyên mục:
So sánh kết quả giữa chuyển phôi giai đoạn phân cắt so với phôi nang trong chu kỳ xin noãn - Ngày đăng: 30-12-2019
Piezo - ICSI cải thiện kết quả thụ tinh và tỷ lệ hình thành phôi nang so với ICSI thông thường ở phụ nữ trên 35 tuổi - Ngày đăng: 30-12-2019
Sự phát triển nhận thức và cảm xúc xã hội ở trẻ 5 tuổi sinh ra sau PGD - Ngày đăng: 27-12-2019
Nhiều hơn thì tốt hơn : AMH và chất lượng phôi nang - Ngày đăng: 27-12-2019
Có phải tuổi cha có ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng của các chu kỳ IVF/ICSI? - Ngày đăng: 27-12-2019
Mối liên quan giữa vitamin D huyết thanh với khả năng sinh sản nam giới và chất lượng tinh dịch: Đánh giá hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 27-12-2019
Mối liên hệ giữa phân mảnh DNA ở tinh trùng và kết quả điều trị bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) – một phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 26-12-2019
Vai trò của tầm soát mạch máu tiền đạo trước sinh - Ngày đăng: 26-12-2019
Hiệu quả của phác đồ PPOS trên kết cục hỗ trợ sinh sản ở BN lớn tuổi từng TTTON thất bại: Một nghiên cứu tự đối chứng - Ngày đăng: 25-12-2019
CHẾ ĐỘ ĂN ĐỊA TRUNG HẢI CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG PHÔI TRONG IVF: MỘT NGHIÊN CỨU ĐOÀN HỆ TIẾN CỨU - Ngày đăng: 25-12-2019
NÊN LỰA CHỌN KỸ THUẬT ICSI CHO TẤT CẢ BỆNH NHÂN LỚN TUỔI VÔ SINH KHÔNG DO YẾU TỐ NAM GIỚI? - Ngày đăng: 25-12-2019
Dự đoán thành công IUI nhờ sự hiện diện của enzyme CYP24A1 bất hoạt vitamin D ở tinh trùng - Ngày đăng: 25-12-2019
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK