Tin tức
on Wednesday 08-01-2025 3:21am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Vô tinh (azoospermia) ảnh hưởng hơn 20% nam giới vô sinh và sự ra đời của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI) đã cho phép sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn của nam giới vô tinh do tắc nghẽn (obstructive azoospermia – OA) hoặc không do tắc (non-obstructive azoospermia – NOA) giúp họ có con sinh học của chính mình. Thế nhưng, trong khi tỉ lệ thu nhận tinh trùng trong các trường hợp OA gần như là 100% do khả năng sinh tinh đa dạng, thì tỉ lệ này chỉ đạt khoảng 60% đối với bệnh nhân NOA. Mặt khác, việc đông lạnh tinh trùng ở bất cứ thời điểm nào thuận tiện cho bệnh nhân và bác sĩ thủ thuật để ICSI sau đó, đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng. Một số báo cáo cho rằng mẫu mô tinh hoàn tươi và đông lạnh có hiệu quả giống hệt nhau về mặt kết quả lâm sàng ICSI, đặc biệt là đối với các trường hợp OA. Tuy nhiên, bảo quản lạnh có thể có lợi ích hạn chế trong các trường hợp suy tinh nghiêm trọng nhất, tỉ lệ sống sót của tinh trùng thủ thuật sau rã đông vốn bị giảm đi đáng kể trong khi khả năng di động của tinh trùng lấy từ tinh hoàn chỉ khoảng 3%. Vài báo cáo về kết quả nuôi cấy tinh trùng trưởng thành trong ống nghiệm 24-48 giờ trước chọc hút noãn đối với những tinh trùng này có thể cải thiện độ di động và tỉ lệ thụ tinh. Trong nghiên cứu này sẽ mô tả kinh nghiệm ICSI ở các chu kỳ thực hiện với tinh trùng thủ thuật lấy từ tinh hoàn của những người NOA.
Đây là nghiên cứu hồi cứu trên 1424 bệnh nhân NOA thực hiện micro-TESE từ 1994 đến 2023. Thời gian tiến hành TESE là ít nhất 1 ngày trước chọc hút noãn (n=752, nhóm 1) và vào ngày chọc hút noãn (n=672, nhóm 2). Để nhận diện tinh trùng, mẫu mô sau lọc rửa được cho vào đĩa chích ICSI có 8 giọt môi trường bao quanh bởi 1 giọt PVP. Pentoxifylline (0.35mM) được sử dụng để cải thiện độ di động tinh trùng và có ít nhất 3 chuyên viên phôi học tìm tinh trùng. Thời gian tìm kiếm này mất ít nhất 30 phút đến 7.3 giờ. Kết quả cho thấy:
-TESE ngày chọc hút noãn thu được nhiều tinh trùng hơn nhưng không mang ý nghĩa lâm sàng.
-Đối với nhóm bệnh nhân không có thai ở chu kỳ TESE trước được chỉ định TESE lần nữa thì tỉ lệ TESE thất bại lần này ở nhóm 1 là 10% thấp hơn so với lần đầu là 38%; và nhóm 2 chỉ có 3,8% cũng thấp hơn so với lần đầu là 31%. Kết quả cho thấy số lần trung bình phải thực hiện lại micro-TESE nên là 2.
-Nhóm 1 có 14% bệnh nhân chỉ có tinh trùng bất động trong khi tỉ lệ này ở nhóm 2 chỉ 5,4%.
-Tỉ lệ thụ tinh ở nhóm 1 thấp hơn đáng kể so với nhóm 2 lần lượt là 45% và 53% (P=0,01).
-Tỉ lệ phôi phân chia ở cả 2 nhóm đều không có khác biệt đáng kể (88% và 86%).
-Tỉ lệ làm tổ ở nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 (22% so với 28%; P=0,01).
-Tỉ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống ở nhóm 1 là 45% và 42% tương đương với kết quả ở nhóm 2 là 43% và 41%.
-Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu như bệnh lý, hormone, tuổi tác và mật độ tinh trùng, thời gian TESE không tác động đáng kể đến kết quả thụ tinh (P=0,9), làm tổ (P=0,8) hoặc thai lâm sàng (P=0,8).
Tóm lại, dữ liệu phân tích cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân thực hiện TESE 1 ngày trước hoặc vào ngày chọc hút noãn. Nghiên cứu này là một trong những kết cục đầu tiên cụ thể nhất ở bệnh nhân NOA có micro-TESE. Do đó, chứng cứ này cho thấy quyết định TESE vào thời điểm nào nên tùy thuộc vào cân nhắc của bác sĩ thủ thuật cũng như thuận tiện cho bệnh nhân.
Nguồn: Lily Ng, Olena M.K, Philip X. Timing of testicular biopsy in relation to oocyte retrieval and the outcomes of intracytoplasmic sperm injection. 2024 May.
Vô tinh (azoospermia) ảnh hưởng hơn 20% nam giới vô sinh và sự ra đời của kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI) đã cho phép sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn của nam giới vô tinh do tắc nghẽn (obstructive azoospermia – OA) hoặc không do tắc (non-obstructive azoospermia – NOA) giúp họ có con sinh học của chính mình. Thế nhưng, trong khi tỉ lệ thu nhận tinh trùng trong các trường hợp OA gần như là 100% do khả năng sinh tinh đa dạng, thì tỉ lệ này chỉ đạt khoảng 60% đối với bệnh nhân NOA. Mặt khác, việc đông lạnh tinh trùng ở bất cứ thời điểm nào thuận tiện cho bệnh nhân và bác sĩ thủ thuật để ICSI sau đó, đã nhận được sự quan tâm ngày càng tăng. Một số báo cáo cho rằng mẫu mô tinh hoàn tươi và đông lạnh có hiệu quả giống hệt nhau về mặt kết quả lâm sàng ICSI, đặc biệt là đối với các trường hợp OA. Tuy nhiên, bảo quản lạnh có thể có lợi ích hạn chế trong các trường hợp suy tinh nghiêm trọng nhất, tỉ lệ sống sót của tinh trùng thủ thuật sau rã đông vốn bị giảm đi đáng kể trong khi khả năng di động của tinh trùng lấy từ tinh hoàn chỉ khoảng 3%. Vài báo cáo về kết quả nuôi cấy tinh trùng trưởng thành trong ống nghiệm 24-48 giờ trước chọc hút noãn đối với những tinh trùng này có thể cải thiện độ di động và tỉ lệ thụ tinh. Trong nghiên cứu này sẽ mô tả kinh nghiệm ICSI ở các chu kỳ thực hiện với tinh trùng thủ thuật lấy từ tinh hoàn của những người NOA.
Đây là nghiên cứu hồi cứu trên 1424 bệnh nhân NOA thực hiện micro-TESE từ 1994 đến 2023. Thời gian tiến hành TESE là ít nhất 1 ngày trước chọc hút noãn (n=752, nhóm 1) và vào ngày chọc hút noãn (n=672, nhóm 2). Để nhận diện tinh trùng, mẫu mô sau lọc rửa được cho vào đĩa chích ICSI có 8 giọt môi trường bao quanh bởi 1 giọt PVP. Pentoxifylline (0.35mM) được sử dụng để cải thiện độ di động tinh trùng và có ít nhất 3 chuyên viên phôi học tìm tinh trùng. Thời gian tìm kiếm này mất ít nhất 30 phút đến 7.3 giờ. Kết quả cho thấy:
-TESE ngày chọc hút noãn thu được nhiều tinh trùng hơn nhưng không mang ý nghĩa lâm sàng.
-Đối với nhóm bệnh nhân không có thai ở chu kỳ TESE trước được chỉ định TESE lần nữa thì tỉ lệ TESE thất bại lần này ở nhóm 1 là 10% thấp hơn so với lần đầu là 38%; và nhóm 2 chỉ có 3,8% cũng thấp hơn so với lần đầu là 31%. Kết quả cho thấy số lần trung bình phải thực hiện lại micro-TESE nên là 2.
-Nhóm 1 có 14% bệnh nhân chỉ có tinh trùng bất động trong khi tỉ lệ này ở nhóm 2 chỉ 5,4%.
-Tỉ lệ thụ tinh ở nhóm 1 thấp hơn đáng kể so với nhóm 2 lần lượt là 45% và 53% (P=0,01).
-Tỉ lệ phôi phân chia ở cả 2 nhóm đều không có khác biệt đáng kể (88% và 86%).
-Tỉ lệ làm tổ ở nhóm 1 thấp hơn nhóm 2 (22% so với 28%; P=0,01).
-Tỉ lệ thai lâm sàng và trẻ sinh sống ở nhóm 1 là 45% và 42% tương đương với kết quả ở nhóm 2 là 43% và 41%.
-Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu như bệnh lý, hormone, tuổi tác và mật độ tinh trùng, thời gian TESE không tác động đáng kể đến kết quả thụ tinh (P=0,9), làm tổ (P=0,8) hoặc thai lâm sàng (P=0,8).
Tóm lại, dữ liệu phân tích cho thấy không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân thực hiện TESE 1 ngày trước hoặc vào ngày chọc hút noãn. Nghiên cứu này là một trong những kết cục đầu tiên cụ thể nhất ở bệnh nhân NOA có micro-TESE. Do đó, chứng cứ này cho thấy quyết định TESE vào thời điểm nào nên tùy thuộc vào cân nhắc của bác sĩ thủ thuật cũng như thuận tiện cho bệnh nhân.
Nguồn: Lily Ng, Olena M.K, Philip X. Timing of testicular biopsy in relation to oocyte retrieval and the outcomes of intracytoplasmic sperm injection. 2024 May.
Từ khóa: ICSI, micro-TESE, NOA, vô sinh nam.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sinh thiết tế bào lá nuôi có liên quan đến nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân khi sinh: nghiên cứu theo dõi đăng ký quốc gia về các ca sinh đơn trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh – rã đông - Ngày đăng: 08-01-2025
Tác động của thời điểm dùng progesterone khác nhau đến tỉ lệ trẻ sinh sống trong chu kỳ chuyển phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 08-01-2025
Tác động của tuổi tác và số noãn chọc hút lên tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở phụ nữ đáp ứng buồng trứng kém - Ngày đăng: 08-01-2025
Phân tích và so sánh kết quả chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở các giai đoạn phôi khác nhau lên kết quả của mẹ và trẻ sơ sinh. - Ngày đăng: 08-01-2025
Khả năng sinh sản của bệnh nhân mắc hội chứng down - Ngày đăng: 08-01-2025
Liệu có thất bại làm tổ liên tiếp? Xác suất gặp phải và kết quả 5 lần chuyển phôi nang nguyên bội liên tiếp ở 123.987 bệnh nhân - Ngày đăng: 07-01-2025
Giá trị của PGT-A khi chỉ có một hoặc hai phôi nang - Ngày đăng: 07-01-2025
Mức độ ưu tiên lựa chọn chuyển đơn phôi nang giữa độ 3 và độ 4 trong chu kỳ chuyển phôi trữ ngày 5 - Ngày đăng: 07-01-2025
Đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ noãn sống sau rã đông dưới mức chuẩn đối với các kết quả lab và lâm sàng - Ngày đăng: 07-01-2025
Chỉ số khối cơ thể có liên quan tới tỷ lệ sẩy thai và kết quả chu sinh trong chu kỳ chuyển đơn phôi đông lạnh: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 06-01-2025
Những phát triển mới trong đông lạnh mô buồng trứng: Một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 06-01-2025
Các biến thể di truyền từ mẹ trong các vùng vận động kinesin làm tăng tình trạng lệch bội ở noãn - Ngày đăng: 06-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK