Tin tức
on Wednesday 08-01-2025 3:17am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Đặng Ngọc Minh Thư – IVF Tâm Anh
Tổng quan
Trong giai đoạn phát triển của kỹ thuật thủy tinh hóa, nhiều phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung (NMTC) khác nhau đã được phát triển cho các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, nhưng chưa có phác đồ nào được cho là tối ưu. Chu kỳ nhân tạo sử dụng progesterone và estrogen ngoại sinh để mô phỏng các điều kiện tự nhiên được sử dụng linh hoạt trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng những phụ nữ không trải qua chu kỳ FET tự nhiên có nguy cơ cao hơn về kết quả sản khoa và sơ sinh bất lợi hơn so với những phụ nữ trải qua chu kỳ FET tự nhiên.
Sự làm tổ thành công phụ thuộc vào sự đồng bộ của phôi và nội mạc tử cung. Có nhiều bằng chứng cho rằng progesterone đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ FET nhân tạo trước và sau khi chuyển phôi, là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến cửa sổ làm tổ. Không có sự khác biệt đáng kể nào về kết quả lâm sàng khi so sánh các đường dùng progesterone khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu kiến thức về thời điểm tối ưu để dùng progesterone trước khi chuyển phôi. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc làm tổ của phôi có thể diễn ra trong thời gian tương đối dài (35 ngày) khi dùng progesterone, nhưng nội mạc tử cung được kích thích bằng progesterone không tối ưu có thể dẫn đến nguy cơ sẩy thai cao hơn.
Đối với thời gian dùng progesterone trước khi chuyển phôi nang, một thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên (RCT) không cho thấy sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ mang thai lâm sàng (CPR) giữa phác đồ dùng progesterone kéo dài 5 ngày và 7 ngày. Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu gần đây đã phát hiện ra tỉ lệ sinh sống (LBR) tương tự đối với phôi nang được chuyển vào ngày 6 hoặc ngày 7 của quá trình dùng progesterone trong các chu kỳ chuyển phôi nang. Tuy nhiên, phân tích nhóm phụ của phôi nang ngày 6 cho thấy tỉ lệ sẩy thai cao hơn đáng kể với FET vào ngày 6 của quá trình dùng progesterone so với ngày 7 của quá trình dùng progesterone. Số lượng các nghiên cứu trước đây còn hạn chế và thời điểm tối ưu của việc sử dụng progesterone trước khi chuyển phôi nang trong chu kỳ FET vẫn chưa được xác định.
Mục đích của nghiên cứu này là so sánh tác dụng của việc dùng progesterone trong 6 và 7 ngày trước khi chuyển phôi nang đối với kết quả mang thai và chu sinh trong các chu kỳ chuyển phôi nhân tạo nhằm tìm hiểu thời điểm dùng progesterone tối ưu cho phôi nang vào ngày thứ 5 và ngày thứ 6.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này bao gồm 1362 bệnh nhân đã trải qua chu kỳ FET nhân tạo tại Trung tâm Y học Sinh sản của Bệnh viện Phụ sản và Trẻ em Quảng Đông từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022. Tiêu chí loại trừ là những bệnh nhân >42 tuổi tại thời điểm lấy noãn, chuyển phôi đôi; sẩy thai tái phát (RPL) và thất bại làm tổ nhiều lần (RIF); độ dày nội mạc tử cung <7mm, …
Tác động của việc dùng progesterone trong 6 và 7 ngày trước khi chuyển phôi nang lên kết quả lâm sàng đã được so sánh ở phôi nang ngày 5 và ngày 6 bằng phân tích hồi quy đơn biến và đa biến. Với nhóm A (n=873) là các bệnh nhân dùng progesterone trong 6 ngày và nhóm B (n=489) là các bệnh nhân dùng progesterone trong 7 ngày.
Kết quả
Không có sự khác biệt đáng kể nào trong hầu hết các đặc điểm ban đầu, ngoại trừ chuyển phôi nang chất lượng tốt và loại phôi nang. Tỉ lệ chuyển phôi nang chất lượng tốt (P<0,001) và loại phôi nang ngày 5 (P<0,001) cao hơn đáng kể ở nhóm A so với nhóm B. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về độ dày nội mạc tử cung, số ngày điều trị bằng estradiol và số chu kỳ FET.
Đánh giá kết quả lâm sàng, LBR tương đương giữa hai nhóm (51,8% ở nhóm A và 47,9% ở nhóm B; P=0,165). CPR thấp hơn ở nhóm B so với nhóm A (56,9% so với 62,8; P=0,032), tuy nhiên sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ sẩy thai tương tự giữa nhóm A và nhóm B (16,6% so với 14,4%; P=0,410) và các kết quả chu sinh khác là tương đương giữa 2 nhóm. Phân tích đơn biến và đa biến cho thấy thời gian dùng progesterone trước khi chuyển phôi không phải là một yếu tố độc lập với trẻ sinh sống.
Phân tích kết quả lâm sàng từ chuyển phôi nang ngày 5 và ngày 6 để so sánh tác dụng của các loại progesterone khác nhau tới thai kỳ và kết quả chu sinh cho thấy: đối với phôi nang ngày 6, nhóm B có kết quả cao hơn đáng kể (44,8% so với 36,4%; P=0,039) và tỉ lệ sẩy thai thấp hơn (15,4% so với 25,2%; P=0,031) so với nhóm A. Tuy nhiên, đối với phôi nang ngày 5, không có khác biệt đáng kể về kết quả lâm sàng giữa 2 nhóm, ngoại trừ LBW (6,7% trong nhóm A và 13,9% trong nhóm B; P=0,032). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy không có khác biệt về CPR giữa 2 nhóm sử dụng progesterone giữa 2 nhóm phôi nang ngày 5 và ngày 6. Sau khi đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, sử dụng progesterone 7 ngày có tác động tích cực đến LBR và tác động tiêu cực đến tỉ lệ sẩy thai so với sử dụng progesterone 6 ngày.
Kết luận
Trong tất cả các phân tích phôi nang, không có sự khác biệt nào về LBR được tìm thấy giữa chế độ progesterone 6 ngày và 7 ngày trong chu kỳ FET nhân tạo. Đối với phôi nang ngày 6, LBR cao hơn đáng kể với chế độ progesterone 7 ngày so với chế độ progesterone 6 ngày, trong khi đối với phôi nang ngày 5, kết quả mang thai là tương đương giữa hai phương pháp.
Nguồn: Zhou R, Dong M, Wang Z, Huang L, Wang S, Chen Y, Zhu Z, Zhang X, Liu F. Impact of different progesterone timings on live birth rates for blastocyst frozen embryo transfer cycles. Reprod Biomed Online. 2024 Oct;49(4):104307. Epub 2024 Jun 6. PMID: 39111116.
Tổng quan
Trong giai đoạn phát triển của kỹ thuật thủy tinh hóa, nhiều phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung (NMTC) khác nhau đã được phát triển cho các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh, nhưng chưa có phác đồ nào được cho là tối ưu. Chu kỳ nhân tạo sử dụng progesterone và estrogen ngoại sinh để mô phỏng các điều kiện tự nhiên được sử dụng linh hoạt trong thực hành lâm sàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng những phụ nữ không trải qua chu kỳ FET tự nhiên có nguy cơ cao hơn về kết quả sản khoa và sơ sinh bất lợi hơn so với những phụ nữ trải qua chu kỳ FET tự nhiên.
Sự làm tổ thành công phụ thuộc vào sự đồng bộ của phôi và nội mạc tử cung. Có nhiều bằng chứng cho rằng progesterone đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ FET nhân tạo trước và sau khi chuyển phôi, là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến cửa sổ làm tổ. Không có sự khác biệt đáng kể nào về kết quả lâm sàng khi so sánh các đường dùng progesterone khác nhau. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu kiến thức về thời điểm tối ưu để dùng progesterone trước khi chuyển phôi. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc làm tổ của phôi có thể diễn ra trong thời gian tương đối dài (35 ngày) khi dùng progesterone, nhưng nội mạc tử cung được kích thích bằng progesterone không tối ưu có thể dẫn đến nguy cơ sẩy thai cao hơn.
Đối với thời gian dùng progesterone trước khi chuyển phôi nang, một thử nghiệm có đối chứng ngẫu nhiên (RCT) không cho thấy sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ mang thai lâm sàng (CPR) giữa phác đồ dùng progesterone kéo dài 5 ngày và 7 ngày. Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu gần đây đã phát hiện ra tỉ lệ sinh sống (LBR) tương tự đối với phôi nang được chuyển vào ngày 6 hoặc ngày 7 của quá trình dùng progesterone trong các chu kỳ chuyển phôi nang. Tuy nhiên, phân tích nhóm phụ của phôi nang ngày 6 cho thấy tỉ lệ sẩy thai cao hơn đáng kể với FET vào ngày 6 của quá trình dùng progesterone so với ngày 7 của quá trình dùng progesterone. Số lượng các nghiên cứu trước đây còn hạn chế và thời điểm tối ưu của việc sử dụng progesterone trước khi chuyển phôi nang trong chu kỳ FET vẫn chưa được xác định.
Mục đích của nghiên cứu này là so sánh tác dụng của việc dùng progesterone trong 6 và 7 ngày trước khi chuyển phôi nang đối với kết quả mang thai và chu sinh trong các chu kỳ chuyển phôi nhân tạo nhằm tìm hiểu thời điểm dùng progesterone tối ưu cho phôi nang vào ngày thứ 5 và ngày thứ 6.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này bao gồm 1362 bệnh nhân đã trải qua chu kỳ FET nhân tạo tại Trung tâm Y học Sinh sản của Bệnh viện Phụ sản và Trẻ em Quảng Đông từ tháng 8 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022. Tiêu chí loại trừ là những bệnh nhân >42 tuổi tại thời điểm lấy noãn, chuyển phôi đôi; sẩy thai tái phát (RPL) và thất bại làm tổ nhiều lần (RIF); độ dày nội mạc tử cung <7mm, …
Tác động của việc dùng progesterone trong 6 và 7 ngày trước khi chuyển phôi nang lên kết quả lâm sàng đã được so sánh ở phôi nang ngày 5 và ngày 6 bằng phân tích hồi quy đơn biến và đa biến. Với nhóm A (n=873) là các bệnh nhân dùng progesterone trong 6 ngày và nhóm B (n=489) là các bệnh nhân dùng progesterone trong 7 ngày.
Kết quả
Không có sự khác biệt đáng kể nào trong hầu hết các đặc điểm ban đầu, ngoại trừ chuyển phôi nang chất lượng tốt và loại phôi nang. Tỉ lệ chuyển phôi nang chất lượng tốt (P<0,001) và loại phôi nang ngày 5 (P<0,001) cao hơn đáng kể ở nhóm A so với nhóm B. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về độ dày nội mạc tử cung, số ngày điều trị bằng estradiol và số chu kỳ FET.
Đánh giá kết quả lâm sàng, LBR tương đương giữa hai nhóm (51,8% ở nhóm A và 47,9% ở nhóm B; P=0,165). CPR thấp hơn ở nhóm B so với nhóm A (56,9% so với 62,8; P=0,032), tuy nhiên sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, khác biệt này không mang ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ sẩy thai tương tự giữa nhóm A và nhóm B (16,6% so với 14,4%; P=0,410) và các kết quả chu sinh khác là tương đương giữa 2 nhóm. Phân tích đơn biến và đa biến cho thấy thời gian dùng progesterone trước khi chuyển phôi không phải là một yếu tố độc lập với trẻ sinh sống.
Phân tích kết quả lâm sàng từ chuyển phôi nang ngày 5 và ngày 6 để so sánh tác dụng của các loại progesterone khác nhau tới thai kỳ và kết quả chu sinh cho thấy: đối với phôi nang ngày 6, nhóm B có kết quả cao hơn đáng kể (44,8% so với 36,4%; P=0,039) và tỉ lệ sẩy thai thấp hơn (15,4% so với 25,2%; P=0,031) so với nhóm A. Tuy nhiên, đối với phôi nang ngày 5, không có khác biệt đáng kể về kết quả lâm sàng giữa 2 nhóm, ngoại trừ LBW (6,7% trong nhóm A và 13,9% trong nhóm B; P=0,032). Phân tích hồi quy đa biến cho thấy không có khác biệt về CPR giữa 2 nhóm sử dụng progesterone giữa 2 nhóm phôi nang ngày 5 và ngày 6. Sau khi đã điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, sử dụng progesterone 7 ngày có tác động tích cực đến LBR và tác động tiêu cực đến tỉ lệ sẩy thai so với sử dụng progesterone 6 ngày.
Kết luận
Trong tất cả các phân tích phôi nang, không có sự khác biệt nào về LBR được tìm thấy giữa chế độ progesterone 6 ngày và 7 ngày trong chu kỳ FET nhân tạo. Đối với phôi nang ngày 6, LBR cao hơn đáng kể với chế độ progesterone 7 ngày so với chế độ progesterone 6 ngày, trong khi đối với phôi nang ngày 5, kết quả mang thai là tương đương giữa hai phương pháp.
Nguồn: Zhou R, Dong M, Wang Z, Huang L, Wang S, Chen Y, Zhu Z, Zhang X, Liu F. Impact of different progesterone timings on live birth rates for blastocyst frozen embryo transfer cycles. Reprod Biomed Online. 2024 Oct;49(4):104307. Epub 2024 Jun 6. PMID: 39111116.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của tuổi tác và số noãn chọc hút lên tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở phụ nữ đáp ứng buồng trứng kém - Ngày đăng: 08-01-2025
Phân tích và so sánh kết quả chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ ở các giai đoạn phôi khác nhau lên kết quả của mẹ và trẻ sơ sinh. - Ngày đăng: 08-01-2025
Khả năng sinh sản của bệnh nhân mắc hội chứng down - Ngày đăng: 08-01-2025
Liệu có thất bại làm tổ liên tiếp? Xác suất gặp phải và kết quả 5 lần chuyển phôi nang nguyên bội liên tiếp ở 123.987 bệnh nhân - Ngày đăng: 07-01-2025
Giá trị của PGT-A khi chỉ có một hoặc hai phôi nang - Ngày đăng: 07-01-2025
Mức độ ưu tiên lựa chọn chuyển đơn phôi nang giữa độ 3 và độ 4 trong chu kỳ chuyển phôi trữ ngày 5 - Ngày đăng: 07-01-2025
Đánh giá ảnh hưởng của tỉ lệ noãn sống sau rã đông dưới mức chuẩn đối với các kết quả lab và lâm sàng - Ngày đăng: 07-01-2025
Chỉ số khối cơ thể có liên quan tới tỷ lệ sẩy thai và kết quả chu sinh trong chu kỳ chuyển đơn phôi đông lạnh: một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 06-01-2025
Những phát triển mới trong đông lạnh mô buồng trứng: Một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 06-01-2025
Các biến thể di truyền từ mẹ trong các vùng vận động kinesin làm tăng tình trạng lệch bội ở noãn - Ngày đăng: 06-01-2025
Nồng độ GDF9 trong môi trường nuôi cấy liên quan đến chất lượng và sức sống của phôi - Ngày đăng: 06-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK