Tin tức
on Monday 06-01-2025 6:49am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phan Bảo Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu
Đông lạnh mô buồng trứng (OTC) đã được áp dụng cho bệnh nhân trong hơn 20 năm và đã đạt được nhiều kết quả thành công về tỉ lệ trẻ sinh sống. Đây cũng là một trong những phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản hiệu quả đối với nhóm bệnh nhân đang điều trị ung thư, đặc biệt trong những trường hợp những bé gái chưa dậy thì. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một số hạn chế khi áp dụng cho những bệnh nhân ung thư vú, ung thư buồng trứng, lymphomas hoặc leukemia, do nguy cơ tái nhiễm tế bào ác tính trong quá trình cấy ghép mô đông lạnh.
Mặc dù vẫn còn hạn chế so với các phương pháp bảo tồn sinh sản khác, OTC đã được công nhận là một phương pháp hiệu quả và đáng tin cậy. Hội Y học Sinh sản Mỹ đã xác nhận OTC không còn là phương pháp thử nghiệm và có thể áp dụng như một phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Bên cạnh đó, các ứng dụng khác của đông lạnh mô buồng trứng như phục hồi chức năng nội tiết và cải thiện kết quả sức khỏe lâu dài cho bệnh nhân, cũng đang được nghiên cứu. Bài báo này tổng hợp các phát triển gần đây và so sánh kết quả giữa OTC với các phương pháp đông lạnh noãn và phôi.
Đông lạnh mô buồng trứng
Tương tự như phôi và noãn, mô buồng trứng có thể được đông lạnh và lưu trữ hoặc cấy ghép. OTC là một phương pháp tương đối mới, hiện vẫn chưa có sự đồng thuận về các phương pháp thu nhận và bảo quản tối ưu, mặc dù đã có một số nghiên cứu so sánh các kỹ thuật hiện tại. Cụ thể, lượng mô tối ưu và kỹ thuật phẫu thuật vẫn còn sự khác biệt đáng kể. Tổng quan hệ thống của Diaz và cộng sự chỉ ra rằng kích thước mô thu nhận có thể liên quan tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống; tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phác đồ chuẩn hóa. Hầu hết các trung tâm hỗ trợ sinh sản đều loại bỏ tủy buồng trứng khỏi vỏ buồng trứng và cắt mô thành các dải nhỏ trước khi tiếp xúc với môi trường đông lạnh, vì phần lớn noãn chưa trưởng thành và nang noãn nguyên thủy nằm chủ yếu ở vỏ buồng trứng. Phương pháp này còn giúp duy trì môi trường ngoại bào ổn định khi mô được rã đông.
Có hai phương pháp đông lạnh mô buồng trứng đang được áp dụng ở thời điểm hiện tại là đông lạnh chậm và thuỷ tinh hoá. Một số các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của hai phương pháp này là tương đương nhau, với tỷ lệ nang nguyên thủy còn sống nguyên, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ trẻ sinh sống không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Một số hạn chế của hai phương pháp này là có thể gây stress oxy hoá cho tế bào. Tổn thương này có thể được giảm thiểu một phần bằng cách bổ sung các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do oxy. Tuy nhiên, cần tiến hành các nghiên cứu quy mô lớn hơn để so sánh hiệu quả của hai phương pháp này và xác định phương pháp tối ưu.
Cấy ghép mô buồng trứng
Mô buồng trứng tươi hay mô buồng trứng đông lạnh thường đều được ấy ghép theo hai hình thức chính là cấy ghép đúng vị trí (orthotopic) hoặc dị ghép (heterotopic). Tuy nhiên, các kết quả về tỉ lệ mang thai khi dị ghép được chứng minh là thấp hơn đáng kể khi so với cấy ghép đúng vị trí (3% so với 23%).
Cấy ghép mô buồng trứng sau đông lạnh rã đông có nguy cơ mất nang rất cao, đặc biệt trong giai đoạn sau phẫu thuật. Một nghiên cứu cho thấy 7% nang bị mất trong quá trình đông lạnh và rã đông, trong khi 68% bị mất trong giai đoạn sau phẫu thuật. Để giảm thiểu vấn đề này, nhiều nghiên cứu đã đưa các kỹ thuật phẫu thuật tối ưu và bảo vệ mô. Phương pháp của Silber là kỹ thuật được mô tả chi tiết nhất, tập trung vào đảm bảo tính toàn vẹn mạch máu, bao gồm việc cắt lớp vỏ mô buồng trứng mỏng, sử dụng năng lượng lưỡng cực để cầm máu và bổ sung liên tục saline có heparin. Ngoài ra, tác nhân như Sphingosine-1-phosphate (S1P) cũng đang được nghiên cứu với tiềm năng có thể giúp thu được nhiều trứng trưởng thành hơn.
Nghiên cứu tổng quan trên 285 bệnh nhân từ năm trung tâm ở châu Âu cho thấy 40% phụ nữ có thai tự nhiên và 30% sinh con khỏe mạnh sau khi cấy ghép mô buồng trứng. Ngoài ra, 36% phụ nữ thực hiện IVF với mô cấy ghép có thai, và 21% sinh con khỏe mạnh. Những kết quả này chứng tỏ tiềm năng lớn của OTC trong phục hồi khả năng sinh sản cho phụ nữ suy buồng trứng nguyên phát, đồng thời hỗ trợ quan điểm OTC không còn được coi là phương pháp thử nghiệm nữa.
Trưởng thành nang noãn trong ống nghiệm- In Vitro Follicle Maturation (ivFM)
Trong một số trường hợp, mô buồng trứng sau khi đông lạnh nhưng không thể cấy ghép vào cơ thể, hoặc các mảnh mô thu được chỉ chứa các nang noãn nguyên thuỷ thì phương pháp ivFM có thể được áp dụng. ivFM đang được nghiên cứu như một phương pháp giúp trưởng thành nang nguyên thủy thành phức hợp cumulus-noãn. Sau khi nang trưởng thành, quá trình trưởng thành noãn in vitro sẽ được thực hiện trên các noãn chưa trưởng thành, tiếp theo là tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI) để tạo phôi.
Quá trình ivFM thường được bắt đầu khi vỏ buồng trứng còn nguyên vẹn để duy trì môi trường tăng trưởng tối ưu, vì các yếu tố kích thích và ức chế có trong mô rất khó tái tạo hoàn chỉnh bằng môi trường nuôi cấy nhân tạo. Mối tương quan giữa noãn và tế bào granulosa dường như đóng vai trò quyết định trong sự phát triển và trưởng thành thành công của nang, đặc biệt là thông qua cơ chế điều hoà các con đường tín hiệu Hippo và PI3K/AKT.
Trưởng thành noãn trong ống nghiệm – In Vitro Maturation (IVM)
Trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) là phương pháp được sử dụng để nuôi noãn đến giai đoạn MII, với noãn tách ra từ tủy buồng trứng hoặc từ các nang trưởng thành sau khi áp dụng phương pháp ivFM. Hai giao thức đã được nghiên cứu trên noãn thu được từ mô buồng trứng: giao thức đơn pha và giao thức hai pha. IVM đơn pha được thực hiện trong môi trường IVM bổ sung gonadotropin, hCG, và albumin huyết thanh người, trong khi IVM hai pha sử dụng môi trường bổ sung hormone kích thích nang tái tổ hợp (rFSH), insulin, estradiol, albumin huyết thanh người, và peptide natriuretic. Phương pháp hai pha còn bao gồm một môi trường IVM thứ hai với rFSH, insulin, estradiol và amphiregulin người tái tổ hợp.
Nghiên cứu của De Roo và cộng sự vào năm 2021 là nghiên cứu duy nhất so sánh hai phương pháp trưởng thành noãn trên nhóm bệnh nhân nhỏ. Trong nghiên cứu này, noãn thu được từ mô tủy buồng trứng và trưởng thành theo phương pháp đơn pha hoặc hai pha như đã mô tả trước đó. Tỷ lệ trưởng thành noãn của môi trường đơn pha và hai pha lần lượt là 35% và 56%. Tỷ lệ thụ tinh tương ứng là 68,4% và 80%. Các noãn trưởng thành có thể được đông lạnh để sử dụng cho các chu kỳ ICSI sau này. Khi thực hiện ICSI, 24% noãn trưởng thành từ IVM đơn pha và 38% noãn trưởng thành từ IVM hai pha có phôi ngày 3 chất lượng tốt. Cả hai phương pháp đều cho thấy tỷ lệ sinh sống cao hơn (từ 20–35%) so với noãn không trải qua quá trình IVM. Mặc dù có tiềm năng để noãn thu được từ ivFM có thể trải qua quá trình IVM và ICSI sau đó, nhưng các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế.
Phục hồi chức năng nội tiết
Một số ứng dụng khác của OTO đã được áp dụng cho phụ nữ tronh giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh như một phương pháp ngăn ngừa lão hoá và điều hoà hormone. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy OTC duy trì khả năng của mô trong việc kích thích và phản ứng với trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng mô cấy ghép có thể duy trì chức năng nội tiết lên tới bảy năm, và việc cấy ghép có thể được lặp lại khi chức năng nội tiết giảm sút. Việc cấy ghép mô buồng trứng (OTT) để duy trì chức năng nội tiết là vì phương pháp này có khả năng kích thích tiết estrogen ở nồng độ sinh lý, thấp và an toàn hơn so với liệu pháp thay thế hormone (HRT) truyền thống.
Phân tích tổng hợp được thực hiện bởi Khattak và cộng sự đã đưa ra các kết quả nội tiết ở nhóm bệnh nhân sau khi được cấy ghép mô buồng trứng. Sự phục hồi của chức năng nội tiết được đo bằng mức estrogen và FSH trong huyết thanh. Giá trị trung bình tổng hợp của estrogen trước khi ghép là 101,6 pmol/L, và đã tăng lên 522,4 pmol/L sau khi ghép. Giá trị trung bình tổng hợp của FSH trước ghép là 66,4 IU/L, và giảm xuống còn 14,1 IU/L sau ghép. Thời gian trung bình để FSH hồi phục dưới giá trị 25 IU/L là 19 tuần. Trong đó, 72% bệnh nhân có kinh nguyệt trở lại sau khi ghép, với thời gian trung bình để có kinh là 18 tuần sau khi cấy ghép. Thời gian chức năng của mô ghép trung bình là 2,5 năm (dao động từ 0,7 đến 5 năm).
Cấy ghép mô buồng trứng (OTT) để duy trì chức năng nội tiết là một khái niệm mới. Các nghiên cứu và bằng chứng về khả năng nội tiết và sức khoẻ của phụ nữ sau khi cấy ghép mô buồng trứng vẫn còn hạn chế. Dù vậy, với mức estrogen đủ cao để kích thích sự hồi phục của chu kỳ kinh nguyệt, có thể giả định rằng phương pháp này sẽ mang lại lợi ích đối với cả hai vấn đề trên.
Thảo luận: Hạn chế và hướng phát triển trong tương lai
Cấy ghép mô buồng trứng (OTC) đang ngày càng được công nhận là một phương pháp hiệu quả cho bệnh nhân có mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản.
Hai phân tích tổng hợp so sánh nhiều phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm OTC thấp hơn đáng kể so với thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, kết quả này bị hạn chế bởi nhiều yếu tố của bệnh nhân. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy phụ nữ lựa chọn đông lạnh noãn hoặc phôi thường có đặc điểm là người da trắng, trong độ tuổi từ 36 đến 40, có trình độ học vấn cao và nghề nghiệp chuyên môn, điều này tạo ra sự khác biệt rõ rệt so với đối tượng bệnh nhân hiện đang áp dụng OTC. Vì vậy, cần cung cấp các thông tin, tư vấn bảo tồn khả năng sinh sản (FP) thích hợp cho phụ nữ ngay tại thời điểm chẩn đoán để hỗ trợ quyết định của họ.
Với những tiến bộ trong lĩnh vực bảo quản mô buồng trứng, các vấn đề đạo đức liên quan đến việc quản lý mô của bệnh nhân đã qua đời hoặc mô chưa sử dụng sẽ tiếp tục phát sinh. Cần thiết lập các hướng dẫn đạo đức để đảm bảo sử dụng mô đúng cách, đồng thời hỗ trợ cha mẹ trong quá trình ra quyết định cho bệnh nhân chưa dậy thì. Cấy ghép mô buồng trứng (OTC) đã chứng minh hiệu quả trong bảo tồn khả năng sinh sản và phục hồi chức năng nội tiết. Khi OTC được áp dụng rộng rãi hơn, cần phát triển các hướng dẫn đạo đức và công bố các nghiên cứu so sánh chi phí, sự hài lòng của bệnh nhân, tỷ lệ mắc bệnh và kết quả sinh sống giữa các phương pháp ivFM/IVM so với đông lạnh noãn truyền thống hay thụ tinh ống nghiệm.
Nguồn: Ramirez, T.; Pavone, M. Exploring the Frontiers of Ovarian Tissue Cryopreservation: A Review. J. Clin. Med. 2024, 13, 4513. https://doi.org/10.3390/jcm13154513
Giới thiệu
Đông lạnh mô buồng trứng (OTC) đã được áp dụng cho bệnh nhân trong hơn 20 năm và đã đạt được nhiều kết quả thành công về tỉ lệ trẻ sinh sống. Đây cũng là một trong những phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản hiệu quả đối với nhóm bệnh nhân đang điều trị ung thư, đặc biệt trong những trường hợp những bé gái chưa dậy thì. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một số hạn chế khi áp dụng cho những bệnh nhân ung thư vú, ung thư buồng trứng, lymphomas hoặc leukemia, do nguy cơ tái nhiễm tế bào ác tính trong quá trình cấy ghép mô đông lạnh.
Mặc dù vẫn còn hạn chế so với các phương pháp bảo tồn sinh sản khác, OTC đã được công nhận là một phương pháp hiệu quả và đáng tin cậy. Hội Y học Sinh sản Mỹ đã xác nhận OTC không còn là phương pháp thử nghiệm và có thể áp dụng như một phương pháp hỗ trợ sinh sản.
Bên cạnh đó, các ứng dụng khác của đông lạnh mô buồng trứng như phục hồi chức năng nội tiết và cải thiện kết quả sức khỏe lâu dài cho bệnh nhân, cũng đang được nghiên cứu. Bài báo này tổng hợp các phát triển gần đây và so sánh kết quả giữa OTC với các phương pháp đông lạnh noãn và phôi.
Đông lạnh mô buồng trứng
Tương tự như phôi và noãn, mô buồng trứng có thể được đông lạnh và lưu trữ hoặc cấy ghép. OTC là một phương pháp tương đối mới, hiện vẫn chưa có sự đồng thuận về các phương pháp thu nhận và bảo quản tối ưu, mặc dù đã có một số nghiên cứu so sánh các kỹ thuật hiện tại. Cụ thể, lượng mô tối ưu và kỹ thuật phẫu thuật vẫn còn sự khác biệt đáng kể. Tổng quan hệ thống của Diaz và cộng sự chỉ ra rằng kích thước mô thu nhận có thể liên quan tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống; tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có phác đồ chuẩn hóa. Hầu hết các trung tâm hỗ trợ sinh sản đều loại bỏ tủy buồng trứng khỏi vỏ buồng trứng và cắt mô thành các dải nhỏ trước khi tiếp xúc với môi trường đông lạnh, vì phần lớn noãn chưa trưởng thành và nang noãn nguyên thủy nằm chủ yếu ở vỏ buồng trứng. Phương pháp này còn giúp duy trì môi trường ngoại bào ổn định khi mô được rã đông.
Có hai phương pháp đông lạnh mô buồng trứng đang được áp dụng ở thời điểm hiện tại là đông lạnh chậm và thuỷ tinh hoá. Một số các nghiên cứu cho thấy hiệu quả của hai phương pháp này là tương đương nhau, với tỷ lệ nang nguyên thủy còn sống nguyên, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ trẻ sinh sống không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Một số hạn chế của hai phương pháp này là có thể gây stress oxy hoá cho tế bào. Tổn thương này có thể được giảm thiểu một phần bằng cách bổ sung các chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do oxy. Tuy nhiên, cần tiến hành các nghiên cứu quy mô lớn hơn để so sánh hiệu quả của hai phương pháp này và xác định phương pháp tối ưu.
Cấy ghép mô buồng trứng
Mô buồng trứng tươi hay mô buồng trứng đông lạnh thường đều được ấy ghép theo hai hình thức chính là cấy ghép đúng vị trí (orthotopic) hoặc dị ghép (heterotopic). Tuy nhiên, các kết quả về tỉ lệ mang thai khi dị ghép được chứng minh là thấp hơn đáng kể khi so với cấy ghép đúng vị trí (3% so với 23%).
Cấy ghép mô buồng trứng sau đông lạnh rã đông có nguy cơ mất nang rất cao, đặc biệt trong giai đoạn sau phẫu thuật. Một nghiên cứu cho thấy 7% nang bị mất trong quá trình đông lạnh và rã đông, trong khi 68% bị mất trong giai đoạn sau phẫu thuật. Để giảm thiểu vấn đề này, nhiều nghiên cứu đã đưa các kỹ thuật phẫu thuật tối ưu và bảo vệ mô. Phương pháp của Silber là kỹ thuật được mô tả chi tiết nhất, tập trung vào đảm bảo tính toàn vẹn mạch máu, bao gồm việc cắt lớp vỏ mô buồng trứng mỏng, sử dụng năng lượng lưỡng cực để cầm máu và bổ sung liên tục saline có heparin. Ngoài ra, tác nhân như Sphingosine-1-phosphate (S1P) cũng đang được nghiên cứu với tiềm năng có thể giúp thu được nhiều trứng trưởng thành hơn.
Nghiên cứu tổng quan trên 285 bệnh nhân từ năm trung tâm ở châu Âu cho thấy 40% phụ nữ có thai tự nhiên và 30% sinh con khỏe mạnh sau khi cấy ghép mô buồng trứng. Ngoài ra, 36% phụ nữ thực hiện IVF với mô cấy ghép có thai, và 21% sinh con khỏe mạnh. Những kết quả này chứng tỏ tiềm năng lớn của OTC trong phục hồi khả năng sinh sản cho phụ nữ suy buồng trứng nguyên phát, đồng thời hỗ trợ quan điểm OTC không còn được coi là phương pháp thử nghiệm nữa.
Trưởng thành nang noãn trong ống nghiệm- In Vitro Follicle Maturation (ivFM)
Trong một số trường hợp, mô buồng trứng sau khi đông lạnh nhưng không thể cấy ghép vào cơ thể, hoặc các mảnh mô thu được chỉ chứa các nang noãn nguyên thuỷ thì phương pháp ivFM có thể được áp dụng. ivFM đang được nghiên cứu như một phương pháp giúp trưởng thành nang nguyên thủy thành phức hợp cumulus-noãn. Sau khi nang trưởng thành, quá trình trưởng thành noãn in vitro sẽ được thực hiện trên các noãn chưa trưởng thành, tiếp theo là tiêm tinh trùng vào bào tương (ICSI) để tạo phôi.
Quá trình ivFM thường được bắt đầu khi vỏ buồng trứng còn nguyên vẹn để duy trì môi trường tăng trưởng tối ưu, vì các yếu tố kích thích và ức chế có trong mô rất khó tái tạo hoàn chỉnh bằng môi trường nuôi cấy nhân tạo. Mối tương quan giữa noãn và tế bào granulosa dường như đóng vai trò quyết định trong sự phát triển và trưởng thành thành công của nang, đặc biệt là thông qua cơ chế điều hoà các con đường tín hiệu Hippo và PI3K/AKT.
Trưởng thành noãn trong ống nghiệm – In Vitro Maturation (IVM)
Trưởng thành noãn trong ống nghiệm (IVM) là phương pháp được sử dụng để nuôi noãn đến giai đoạn MII, với noãn tách ra từ tủy buồng trứng hoặc từ các nang trưởng thành sau khi áp dụng phương pháp ivFM. Hai giao thức đã được nghiên cứu trên noãn thu được từ mô buồng trứng: giao thức đơn pha và giao thức hai pha. IVM đơn pha được thực hiện trong môi trường IVM bổ sung gonadotropin, hCG, và albumin huyết thanh người, trong khi IVM hai pha sử dụng môi trường bổ sung hormone kích thích nang tái tổ hợp (rFSH), insulin, estradiol, albumin huyết thanh người, và peptide natriuretic. Phương pháp hai pha còn bao gồm một môi trường IVM thứ hai với rFSH, insulin, estradiol và amphiregulin người tái tổ hợp.
Nghiên cứu của De Roo và cộng sự vào năm 2021 là nghiên cứu duy nhất so sánh hai phương pháp trưởng thành noãn trên nhóm bệnh nhân nhỏ. Trong nghiên cứu này, noãn thu được từ mô tủy buồng trứng và trưởng thành theo phương pháp đơn pha hoặc hai pha như đã mô tả trước đó. Tỷ lệ trưởng thành noãn của môi trường đơn pha và hai pha lần lượt là 35% và 56%. Tỷ lệ thụ tinh tương ứng là 68,4% và 80%. Các noãn trưởng thành có thể được đông lạnh để sử dụng cho các chu kỳ ICSI sau này. Khi thực hiện ICSI, 24% noãn trưởng thành từ IVM đơn pha và 38% noãn trưởng thành từ IVM hai pha có phôi ngày 3 chất lượng tốt. Cả hai phương pháp đều cho thấy tỷ lệ sinh sống cao hơn (từ 20–35%) so với noãn không trải qua quá trình IVM. Mặc dù có tiềm năng để noãn thu được từ ivFM có thể trải qua quá trình IVM và ICSI sau đó, nhưng các nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế.
Phục hồi chức năng nội tiết
Một số ứng dụng khác của OTO đã được áp dụng cho phụ nữ tronh giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh như một phương pháp ngăn ngừa lão hoá và điều hoà hormone. Hầu hết các nghiên cứu cho thấy OTC duy trì khả năng của mô trong việc kích thích và phản ứng với trục hạ đồi - tuyến yên - buồng trứng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng mô cấy ghép có thể duy trì chức năng nội tiết lên tới bảy năm, và việc cấy ghép có thể được lặp lại khi chức năng nội tiết giảm sút. Việc cấy ghép mô buồng trứng (OTT) để duy trì chức năng nội tiết là vì phương pháp này có khả năng kích thích tiết estrogen ở nồng độ sinh lý, thấp và an toàn hơn so với liệu pháp thay thế hormone (HRT) truyền thống.
Phân tích tổng hợp được thực hiện bởi Khattak và cộng sự đã đưa ra các kết quả nội tiết ở nhóm bệnh nhân sau khi được cấy ghép mô buồng trứng. Sự phục hồi của chức năng nội tiết được đo bằng mức estrogen và FSH trong huyết thanh. Giá trị trung bình tổng hợp của estrogen trước khi ghép là 101,6 pmol/L, và đã tăng lên 522,4 pmol/L sau khi ghép. Giá trị trung bình tổng hợp của FSH trước ghép là 66,4 IU/L, và giảm xuống còn 14,1 IU/L sau ghép. Thời gian trung bình để FSH hồi phục dưới giá trị 25 IU/L là 19 tuần. Trong đó, 72% bệnh nhân có kinh nguyệt trở lại sau khi ghép, với thời gian trung bình để có kinh là 18 tuần sau khi cấy ghép. Thời gian chức năng của mô ghép trung bình là 2,5 năm (dao động từ 0,7 đến 5 năm).
Cấy ghép mô buồng trứng (OTT) để duy trì chức năng nội tiết là một khái niệm mới. Các nghiên cứu và bằng chứng về khả năng nội tiết và sức khoẻ của phụ nữ sau khi cấy ghép mô buồng trứng vẫn còn hạn chế. Dù vậy, với mức estrogen đủ cao để kích thích sự hồi phục của chu kỳ kinh nguyệt, có thể giả định rằng phương pháp này sẽ mang lại lợi ích đối với cả hai vấn đề trên.
Thảo luận: Hạn chế và hướng phát triển trong tương lai
Cấy ghép mô buồng trứng (OTC) đang ngày càng được công nhận là một phương pháp hiệu quả cho bệnh nhân có mong muốn bảo tồn khả năng sinh sản.
Hai phân tích tổng hợp so sánh nhiều phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống ở nhóm OTC thấp hơn đáng kể so với thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, kết quả này bị hạn chế bởi nhiều yếu tố của bệnh nhân. Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy phụ nữ lựa chọn đông lạnh noãn hoặc phôi thường có đặc điểm là người da trắng, trong độ tuổi từ 36 đến 40, có trình độ học vấn cao và nghề nghiệp chuyên môn, điều này tạo ra sự khác biệt rõ rệt so với đối tượng bệnh nhân hiện đang áp dụng OTC. Vì vậy, cần cung cấp các thông tin, tư vấn bảo tồn khả năng sinh sản (FP) thích hợp cho phụ nữ ngay tại thời điểm chẩn đoán để hỗ trợ quyết định của họ.
Với những tiến bộ trong lĩnh vực bảo quản mô buồng trứng, các vấn đề đạo đức liên quan đến việc quản lý mô của bệnh nhân đã qua đời hoặc mô chưa sử dụng sẽ tiếp tục phát sinh. Cần thiết lập các hướng dẫn đạo đức để đảm bảo sử dụng mô đúng cách, đồng thời hỗ trợ cha mẹ trong quá trình ra quyết định cho bệnh nhân chưa dậy thì. Cấy ghép mô buồng trứng (OTC) đã chứng minh hiệu quả trong bảo tồn khả năng sinh sản và phục hồi chức năng nội tiết. Khi OTC được áp dụng rộng rãi hơn, cần phát triển các hướng dẫn đạo đức và công bố các nghiên cứu so sánh chi phí, sự hài lòng của bệnh nhân, tỷ lệ mắc bệnh và kết quả sinh sống giữa các phương pháp ivFM/IVM so với đông lạnh noãn truyền thống hay thụ tinh ống nghiệm.
Nguồn: Ramirez, T.; Pavone, M. Exploring the Frontiers of Ovarian Tissue Cryopreservation: A Review. J. Clin. Med. 2024, 13, 4513. https://doi.org/10.3390/jcm13154513
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các biến thể di truyền từ mẹ trong các vùng vận động kinesin làm tăng tình trạng lệch bội ở noãn - Ngày đăng: 06-01-2025
Nồng độ GDF9 trong môi trường nuôi cấy liên quan đến chất lượng và sức sống của phôi - Ngày đăng: 06-01-2025
Mối liên quan giữa hình thái phôi và sự thay đổi giá trị nồng độ βhCG vào ngày 14 và ngày 18 sau chuyển phôi - Ngày đăng: 06-01-2025
Bất thường màng trong suốt của noãn: đánh giá tác động lâm sàng đối với các bất thường khác nhau về màng trong suốt và vai trò của hỗ trợ thoát màng - Ngày đăng: 06-01-2025
Tỷ lệ cao của các hợp tử có nhiều tiền nhân làm tăng tỷ lệ đa nhân của phôi trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cổ điển - Ngày đăng: 03-01-2025
Thực hiện xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng thêm vào tinh dịch đồ theo tiêu chuẩn của WHO có thể là một chẩn đoán chính xác hơn về kết quả IVF - Ngày đăng: 03-01-2025
Yếu tố tiên lượng kết quả IVF/ICSI: ảnh hưởng của tuổi vợ, dự trữ buồng trứng, tuổi chồng và yếu tố nam giới lên kết quả điều trị - Ngày đăng: 03-01-2025
Lựa chọn phôi dựa trên học sâu so với hình thái thủ công trong IVF: một thử nghiệm không thua kém, mù đôi, ngẫu nhiên - Ngày đăng: 03-01-2025
Chuyển phôi với bộ nhiễm sắc thể (NST) ban đầu 46,XY cho kết quả sảy thai 45,X – một báo cáo trường hợp và xem xét quản lý kết quả không đồng thuận - Ngày đăng: 03-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK