Tin tức
on Friday 03-01-2025 2:32pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Vũ Đoan Mỹ Trinh – IVFMD Bình Dương
Các yếu tố nữ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng các yếu tố nam cũng ảnh hưởng đến sự thành công hoặc thất bại của IVF, do đó việc khám nam là rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản ở các cặp vợ chồng. Thông thường, khả năng sinh sản của nam giới được đánh giá bằng cách phân tích tinh dịch theo hướng dẫn của WHO, bao gồm phân tích thể tích tinh dịch, mật độ, số lượng, khả năng di động và hình dạng. Tuy nhiên, phân tích khả năng di động của tinh trùng bằng phương pháp thủ công phụ thuộc vào tính chủ quan của người thực hiện và giá trị chẩn đoán của khả năng di động để đánh giá khả năng sinh sản là thấp. Do đó, chỉ riêng khả năng di động của tinh trùng không thể đại diện cho khả năng sinh sản của tinh trùng. Ngoài ra, việc đánh giá hình dạng tinh trùng cũng mang tính chất chủ quan, vì có thể có sự khác biệt giữa những người thực hiện và chỉ đánh giá dựa trên hình dạng tinh trùng được nhìn qua kính hiển vi sinh học. Do đó, việc đánh giá tinh trùng dựa trên các tiêu chuẩn thông thường có thể chưa đủ để xác định khả năng thụ thai thành công. Ngoài các yếu tố như số lượng và khả năng di động, cần xem xét thêm khả năng thụ tinh với noãn và sự tham gia vào quá trình phát triển phôi của tinh trùng. Các thay đổi bất thường xảy ra trong cấu trúc nhiễm sắc thể của tinh trùng hoặc quá trình trao đổi histone-protamine có thể dẫn đến phân mảnh DNA tinh trùng. Phân mảnh DNA tinh trùng đã được chứng minh là có liên quan đến thất bại thụ tinh, chậm phát triển phôi và thất bại làm tổ. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra mối tương quan giữa chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DNA fragmentation index - DFI) với các yếu tố tinh dịch đồ dựa trên các tiêu chuẩn của WHO và so sánh hai xét nghiệm này để đánh giá khả năng sinh sản ở nam giới.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện bao gồm 182 bệnh nhân nam đã đến khám từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021 với lý do chính là vô sinh và yêu cầu xét nghiệm tinh dịch. Phân tích phân mảnh DNA tinh trùng được thực hiện bằng SCD (Sperm chromatin dispersion) và xét nghiệm tinh dịch được tiến hành theo hướng dẫn của WHO 2010 và mối tương quan giữa hai xét nghiệm được nghiên cứu. Tiêu chuẩn của WHO được đặt làm giá trị ngưỡng cho từng yếu tố sau: thể tích tinh dịch, mật độ, tổng số tinh trùng, khả năng di động và hình dạng bình thường và so sánh với kết quả DFI.
Kết quả nghiên cứu cho thấy DFI có xu hướng tăng theo tuổi tác, trong khi khả năng di động và hình dạng bình thường có xu hướng giảm khi DFI tăng. Những người có mật độ, tổng số tinh trùng và khả năng di động dưới tiêu chuẩn của WHO có xu hướng có DFI cao hơn những người đáp ứng được các tiêu chí. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thụ tinh bình thường giữa các nhóm. Tỷ lệ hình thành phôi chất lượng tốt thấp hơn đáng kể ở nhóm DFI cao so với nhóm DFI thấp và trung bình sau khi ICSI. Phân tích đa biến cũng cho thấy rằng DFI cao chỉ liên quan đến sự hình thành phôi chất lượng tốt (p = 0,0204; tỷ lệ chênh lệch điều chỉnh, 0,59; khoảng tin cậy 95%, 0,38-0,92).
Nghiên cứu cho rằng xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng có thể làm rõ các yếu tố tiềm năng để dự đoán kết quả IVF. Kết hợp xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng vào phân tích tinh dịch đồ có thể cho chẩn đoán tinh dịch đáng tin cậy hơn.
TLTK: Okubo, Tsuyoshi, et al. "Performing a sperm DNA fragmentation test in addition to semen examination based on the WHO criteria can be a more accurate diagnosis of IVF outcomes." BMC urology 23.1 (2023): 78.
Các yếu tố nữ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng các yếu tố nam cũng ảnh hưởng đến sự thành công hoặc thất bại của IVF, do đó việc khám nam là rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản ở các cặp vợ chồng. Thông thường, khả năng sinh sản của nam giới được đánh giá bằng cách phân tích tinh dịch theo hướng dẫn của WHO, bao gồm phân tích thể tích tinh dịch, mật độ, số lượng, khả năng di động và hình dạng. Tuy nhiên, phân tích khả năng di động của tinh trùng bằng phương pháp thủ công phụ thuộc vào tính chủ quan của người thực hiện và giá trị chẩn đoán của khả năng di động để đánh giá khả năng sinh sản là thấp. Do đó, chỉ riêng khả năng di động của tinh trùng không thể đại diện cho khả năng sinh sản của tinh trùng. Ngoài ra, việc đánh giá hình dạng tinh trùng cũng mang tính chất chủ quan, vì có thể có sự khác biệt giữa những người thực hiện và chỉ đánh giá dựa trên hình dạng tinh trùng được nhìn qua kính hiển vi sinh học. Do đó, việc đánh giá tinh trùng dựa trên các tiêu chuẩn thông thường có thể chưa đủ để xác định khả năng thụ thai thành công. Ngoài các yếu tố như số lượng và khả năng di động, cần xem xét thêm khả năng thụ tinh với noãn và sự tham gia vào quá trình phát triển phôi của tinh trùng. Các thay đổi bất thường xảy ra trong cấu trúc nhiễm sắc thể của tinh trùng hoặc quá trình trao đổi histone-protamine có thể dẫn đến phân mảnh DNA tinh trùng. Phân mảnh DNA tinh trùng đã được chứng minh là có liên quan đến thất bại thụ tinh, chậm phát triển phôi và thất bại làm tổ. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra mối tương quan giữa chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng (DNA fragmentation index - DFI) với các yếu tố tinh dịch đồ dựa trên các tiêu chuẩn của WHO và so sánh hai xét nghiệm này để đánh giá khả năng sinh sản ở nam giới.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện bao gồm 182 bệnh nhân nam đã đến khám từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021 với lý do chính là vô sinh và yêu cầu xét nghiệm tinh dịch. Phân tích phân mảnh DNA tinh trùng được thực hiện bằng SCD (Sperm chromatin dispersion) và xét nghiệm tinh dịch được tiến hành theo hướng dẫn của WHO 2010 và mối tương quan giữa hai xét nghiệm được nghiên cứu. Tiêu chuẩn của WHO được đặt làm giá trị ngưỡng cho từng yếu tố sau: thể tích tinh dịch, mật độ, tổng số tinh trùng, khả năng di động và hình dạng bình thường và so sánh với kết quả DFI.
Kết quả nghiên cứu cho thấy DFI có xu hướng tăng theo tuổi tác, trong khi khả năng di động và hình dạng bình thường có xu hướng giảm khi DFI tăng. Những người có mật độ, tổng số tinh trùng và khả năng di động dưới tiêu chuẩn của WHO có xu hướng có DFI cao hơn những người đáp ứng được các tiêu chí. Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thụ tinh bình thường giữa các nhóm. Tỷ lệ hình thành phôi chất lượng tốt thấp hơn đáng kể ở nhóm DFI cao so với nhóm DFI thấp và trung bình sau khi ICSI. Phân tích đa biến cũng cho thấy rằng DFI cao chỉ liên quan đến sự hình thành phôi chất lượng tốt (p = 0,0204; tỷ lệ chênh lệch điều chỉnh, 0,59; khoảng tin cậy 95%, 0,38-0,92).
Nghiên cứu cho rằng xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng có thể làm rõ các yếu tố tiềm năng để dự đoán kết quả IVF. Kết hợp xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng vào phân tích tinh dịch đồ có thể cho chẩn đoán tinh dịch đáng tin cậy hơn.
TLTK: Okubo, Tsuyoshi, et al. "Performing a sperm DNA fragmentation test in addition to semen examination based on the WHO criteria can be a more accurate diagnosis of IVF outcomes." BMC urology 23.1 (2023): 78.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Yếu tố tiên lượng kết quả IVF/ICSI: ảnh hưởng của tuổi vợ, dự trữ buồng trứng, tuổi chồng và yếu tố nam giới lên kết quả điều trị - Ngày đăng: 03-01-2025
Lựa chọn phôi dựa trên học sâu so với hình thái thủ công trong IVF: một thử nghiệm không thua kém, mù đôi, ngẫu nhiên - Ngày đăng: 03-01-2025
Chuyển phôi với bộ nhiễm sắc thể (NST) ban đầu 46,XY cho kết quả sảy thai 45,X – một báo cáo trường hợp và xem xét quản lý kết quả không đồng thuận - Ngày đăng: 03-01-2025
Tỉ lệ trưởng thành của noãn là một yếu tố dự đoán sự phát triển phôi nang và tỉ lệ nguyên bội: một nghiên cứu hồi cứu đa trung tâm - Ngày đăng: 03-01-2025
Đánh giá tính an toàn của kỹ thuật đông lạnh tinh trùng đơn lẻ cho tiêm tinh trùng vào bào tương noãn - Ngày đăng: 03-01-2025
Hoạt tính acrosin tinh trùng có thể là một yếu tố hữu ích trong việc lựa chọn giữa ICSI và IVF cho bệnh nhân vô sinh nam - Ngày đăng: 03-01-2025
Những hiểu biết mới về tinh trùng đầu tròn (Globozoospermia) ở người nhờ kỹ thuật lai miễn dịch huỳnh quang và kính hiển vi độ phân giải cao - Ngày đăng: 03-01-2025
Ảnh hưởng của việc nhiễm vi sinh vật trong nuôi cấy phôi đến ART và kết quả sơ sinh - Ngày đăng: 03-01-2025
Hoạt hóa noãn nhân tạo cải thiện kết quả ICSI ở những bệnh nhân thụ tinh bất thường không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 03-01-2025
Cải thiện chất lượng trữ lạnh - rã đông tinh trùng người bằng việc sử dụng kẽm như một chất bảo quản đông lạnh - Ngày đăng: 03-01-2025
Các yếu tố tinh trùng có ảnh hưởng đến tình trạng phôi lệch bội không? - Ngày đăng: 03-01-2025
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
FACEBOOK