Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 06-01-2025 6:55am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Phan Thị Tùng Phương,CN. Đinh Thị Đoan Trang- Đơn Vị HTSS IVFMD Buôn Ma Thuột- Bệnh Viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
 
Giới thiệu
Thừa cân và béo phì đã trở thành một vấn đề toàn cầu về sức khỏe cộng đồng. Tại Hoa Kỳ khoảng 34% phụ nữ thừa cân và 26% phụ nữ béo phì trong độ tuổi sinh sản. Tại Trung Quốc tỷ lệ thừa cân chiếm khoảng 34% và tỷ lệ béo phì chiếm 16,4% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Chỉ số khối cơ thể (Body mass index - BMI) thường được sử dụng để chẩn đoán: thừa cân, béo phì và nhẹ cân, chỉ số BMI ở mức cao hơn bình thường có liên quan tới giảm khả năng sinh sản hoặc vô sinh. Đối với chu kỳ IVF (In vitro fertilization- IVF) phụ nữ thừa cân và béo phì sử dụng liều thuốc Gonadotropin cao hơn thời gian kích thích lâu hơn nhưng thu nhận được trứng sau thủ thuật ít hơn và tỷ lệ mang thai và sinh sống thấp hơn. Ngoài ra ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI tăng cao có tác động xấu đến các biến chứng sản khoa như: sẩy thai, sinh non, tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ, kết quả sơ sinh như: cân nặng khi sinh, dị tật bẩm sinh, tử vong sơ sinh.
Mối liên quan giữa chỉ số khối cơ thể và kết quả điều trị IVF vẫn chưa được kết luận. Ngoài ra tác động của chỉ số khối cơ thể đối với kết quả chu sinh ít được nghiên cứu kỹ lưỡng. Mục đích của nghiên cứu này là nhằm đánh giá ảnh hưởng của chỉ số khối cơ thể đối với kết quả mang thai cũng như kết quả bà mẹ và trẻ sơ sinh.
 
Phương pháp
Dân số nghiên cứu
Các chu kỳ đông lạnh - rã đông phôi với chuyển đơn phôi nang ngày 5 tại các trung tâm từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 12 năm 2019. Các tiêu chí loại trừ bao gồm thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing - PGT), dị tật tử cung, hiến tặng giao tử, BMI thay đổi đáng kể lúc thực hiện chuyển phôi so với chỉ số BMI được kiểm tra trong chu kỳ mới và thiếu các dữ liệu của các biến quan trọng. Tất cả bệnh nhân đều được theo dõi từ lúc mang thai tới cuối thai kỳ. Tổng cộng dữ liệu của 10.252 chu kỳ đã được trích xuất và phân tích.
Tất cả bệnh nhân được chia thành 4 nhóm theo tiêu chí phòng chống thừa cân và béo phì lứa tuổi người lớn ở Trung Quốc: nhẹ cân, BMI < 18,5 kg/m2, cân nặng bình thường, BMI 18,5–24 kg/m2, thừa cân, BMI 24–28 kg/m2 và béo phì, BMI ≥ 28 kg/m2.
 
 
Chuẩn bị nội mạc tử cung
Chuẩn bị nội mạc tử cung được thực hiện bằng phác đồ chu kỳ tự nhiên (Natural cycle - NC). Về phác đồ chu kỳ tự nhiên, siêu âm qua ngả âm đạo được thực hiện đến khi độ dày nội mạc tử cung đạt ≥ 8mm. Thời điểm rụng trứng được xác định bằng phân tích kết hợp giữa kết quả siêu âm và kết quả máu: LH (Luteinizing hormone) và progesterone. Về phác đồ chu kỳ nhân tạo (Artificial cycle - AC), viên nén E2 (progynova) sử dụng 2 mg/ngày, từ 2 đến 4 ngày, 4 mg/ngày từ 5 đến 7 ngày và 6 mg/ngày từ 8 đến 11 ngày. Siêu âm được thực hiện từ ngày 11 đến ngày 12, liều lượng được điều chỉnh dựa trên độ dày của nội mạc tử cung, khi độ dày nội mạc tử cung ≥ 8 mm, 40 mg progesterone tiêm bắp và 20 mg dydrogesterone đường uống được sử dụng để làm chuyển dạng nội mạc tử cung.
 
Thủy tinh hóa, làm ấm và chuyển phôi
Thủy tinh hóa và làm ấm được thực hiện. Phôi được thủy tinh hóa trong vòng 2 giờ, toàn bộ quy trình thủy tinh hóa được thực hiện ở nhiệt độ phòng (22 - 25 độ C), Phôi được cân bằng trong dung dịch chứa 7,5% ethylene glycol và 7,5% dimethylsulfoxide (DMSO) từ 5 đến 10 phút, phôi sau đó được chuyển vào dung dịch thủy tinh chứa 15% ethylene glycol và 15% DMSO, sau đó phôi được đặt trên bề mặt hệ thống Cryoto khoảng 40-60 giây.
Vào ngày chuyển phôi, phôi được làm ấm ở nhiệt độ phòng (22-25 độ C) và sử dụng dung dịch rã đông để rã, chứa 1,0 mol/L sucrose trong 1 phút, tiếp theo là 3 phút với dung dịch pha loãng trong đó có chứa 0,5 mol/L sucrose. Sau khi làm ấm xong, phôi được kiểm tra sự sống dưới kính hiển vi đảo ngược và sẽ được chuyển sau khi được đánh giá.
 
Thước đo kết quả
Các thước đo kết quả chính là tỷ lệ sinh sống (Live brith rate - LBR) và tỷ lệ thai lâm sàng (Clinical pregnancy rate - CPR), thai lâm sàng được chẩn đoán khi nồng độ huyết thanh hCG >20 IU/l (Human chorionic gonadotropin) sau 2 tuần chuyển phôi và túi thai được phát hiện trên siêu âm từ 5 đến 7 tuần sau chuyển phôi. Các biến chứng của người mẹ bao gồm rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhau bong. Kết quả sơ sinh bao gồm tuần thai, sinh non, sinh cực non, cân nặng lúc sinh, nhẹ cân (cân nặng <2500g, cực nhẹ cân (cân nặng <1500g), giới tính trẻ, dị tật bẩm sinh, đơn vị chăm sóc đặc biệt nhi khoa…
 
Kết quả
Có khoảng 10.252 chu kỳ chuyển đơn phôi đông lạnh có khoảng 5.659 trường hợp có thai lâm sàng, 4.426 ca có thai sinh sống và 4.051 trẻ sơ sinh, số phụ nữ thuộc nhóm nhẹ cân 1.127 chiếm tỷ lệ 10,99%, phụ nữ thuộc nhóm chỉ số BMI bình thường là 6.925 chiếm tỷ lệ 67,55%, số phụ nữ thuộc nhóm thừa cân 1.810 chiếm tỷ lệ 17,66% và số phụ nữ thuộc nhóm béo phì là 390 chiếm tỷ lệ 3,8%, tổng tỷ lệ có thai lâm sàng (CPR) là 55,2%, tổng tỷ lệ có thai sinh sống (LBR) là 43,14%.

So với phụ nữ có cân nặng bình thường (từ 31 đến 45 tuổi), phụ nữ nhẹ cân có độ tuổi trẻ hơn, trong khi phụ nữ thừa cân lớn tuổi. Tỷ lệ vô sinh nguyên phát cao hơn ở phụ nữ nhẹ cân. Thời gian vô sinh và nang thứ cấp (Antral follicle count - AFC) tăng khi chỉ số khối cơ thể BMI tăng. Nồng độ AMH (Anti - Mullerian hormone) so sánh giữa các nhóm, có sự khác biệt đáng kể với tỷ lệ rối loạn phóng noãn cao và dự trữ buồng trứng giảm hơn ở phụ nữ thừa cân và béo phì. Không có sự khác biệt nào tìm thấy ở các nhóm về số lượng noãn thu được từ các chu kỳ IVF so với ICSI (Intracytoplasmic sperm injection). Tỷ lệ phôi tốt thấp hơn, tỷ lệ phôi nang xấu cao hơn ở phụ nữ thừa cân so với phụ nữ có cân nặng bình thường. Không có sự khác biệt về các phác đồ chuẩn bị nội mạc tử cung giữa các nhóm. So với phụ nữ có chỉ số khối cơ thể BMI bình thường, thì phụ nữ thuộc nhóm nhẹ cân có nội mạc tử cung mỏng hơn, trong khi nhóm phụ nữ thuộc nhóm thừa cân, béo phì có nội mạc tử cung dày hơn.

Tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ thai lâm sàng được so sánh giữa các nhóm. Tỷ lệ sẩy thai cao hơn ở nhóm béo phì so với nhóm có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường (20,91%), phụ nữ béo phì có tỷ lệ sẩy thai cao hơn, có thể do sự thay đổi môi trường tử cung, các vấn đề về nội tiết hoặc sự phát triển phôi không ổn định. Không có sự khác biệt về tỷ lệ mang song thai, đơn thai và thai ngoài tử cung giữa các nhóm.

Cân nặng trung bình khi sinh tăng khi chỉ khối cơ thể (BMI) tăng. Không có sự khác biệt tìm thấy giữa trẻ sinh ra nhẹ cân (Low birth weight - LBW), cực nhẹ cân (Very low birthweight - VLBW) giữa các nhóm. Sử dụng nhóm phụ nữ có chỉ số BMI bình thường làm tài liệu tham khảo, tỷ lệ con to và con to so với tuổi thai (Lagre-for-gestational age - LGA) thấp hơn ở phụ nữ thuộc nhóm nhẹ cân. Tỷ lệ con to và LGA cao hơn ở nhóm thừa cân và béo phì, không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh.
 
Thảo luận
Nghiên cứu này bao gồm 10.525 chu kỳ chuyển phôi nang đơn phôi không có ảnh hưởng đáng kể chỉ số khối cơ thể BMI với tỷ lệ thai lâm sàng (CPR) hoặc tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) được quan sát thấy ở tất cả phụ nữa có chỉ số khối cơ thể khác nhau. Tuy nhiên tỷ lệ sẩy thai ở nhóm phụ nữ béo phì cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường, BMI có ảnh hưởng đến kết quả bà mẹ và trẻ sợ sinh, về tuổi thai, biến chứng sản khoa, cân nặng khi sinh. Phụ nữ nhẹ cân có tỷ lệ sinh non (Preterm birth - PTB). Ở phụ nữ thừa cân có tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp, con to cao hơn, phụ nữ béo phì có tỷ lệ sinh non, tăng huyết áp, sinh mổ cao hơn.
Nhẹ cân
Các nghiên cứu trước đây có đánh giá mối liên quan giữa trọng lượng và kết quả IVF cho thấy kết quả không nhất quán, có thể là do sự khác biệt lớn giữa các nghiên cứu. Một số nghiên cứu cho thấy cơ hội mang thai giảm với chỉ số BMI tăng, tuy nhiên có một số nghiên cứu khác không tìm thấy mối liên hệ giữa kết quả BMI và IVF.
Kết quả của bà mẹ và trẻ sơ sinh
Các nghiên cứu trước đây về dân số nói chung (bao gồm có thai tự nhiên và thai IVF) đã cung cấp bằng chứng về tác động không tốt của chỉ số khối cơ thể tăng đối với kết quả của bà mẹ và trẻ sơ sinh. Một nghiên cứu lớn đã quan sát kết quả của bà mẹ và trẻ sơ sinh về đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật, sinh mổ, điểm Apgar thấp và thai chết lưu. Ngoài ra béo phì có liên quan tới việc tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như: dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống, di tật tim.
Ý nghĩa lâm sàng
Nhiều phụ nữ nhẹ cân được khuyến cáo tăng cân trước khi bắt đầu thực hiện chu kỳ IVF, kết quả này không được nhóm nghiên cứu ủng hộ, theo kết quả của nhóm nghiên cứu phụ nữ nhẹ cân có kết quả tương tự hoặc thậm chí tốt hơn. Kết quả này chỉ ra tình trạng suy dinh dưỡng trước khi mang thai không ảnh hưởng tới kết quả mang thai, bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu này cũng chứng minh hiệu quả của các phác đồ chuyển phôi đông lạnh (Frozen - thawed embryo transfer - FET) và nuôi cấy phôi nang. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ trẻ sinh sống (LBR) sau khi chuyển phôi nang là 41,14%, nhưng tỷ lệ trẻ sinh sống khi chuyển phôi ngày 3 là 14,68%, nuôi cấy phôi nang có thể giúp sàng lọc phôi giảm tác động không tốt khi chỉ số khối cơ thể  tăng
 
Kết luận
BMI không ảnh hưởng đáng kế đến khả năng mang thai hoặc thai sinh sống nhưng béo phì làm tăng nguy cơ sẩy thai. Nhẹ cân có liên quan tới nguy cơ sinh non (PTB), macrosomia, thừa cân làm suy giảm kết quả của bà mẹ và trẻ sơ sinh về bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp, con to và LGA. Béo phì liên quan tới nguy cơ sinh non và tăng huyết áp thai kỳ cao hơn. Cần có một nghiên cứu sâu hơn về phụ nữ nhóm béo phì.
 
Tài liệu tham khảo
Body mass index is associated with miscarriage rate and perinatal outcomes in cycles with frozen-thawed single blastocyst transfer: a retrospective cohort study
Yu Zheng , Xiyuan Dong , Biao Chen , Jun Dai , Wei Yang , Jihui Ai , Lei Jin, 2022 Feb 11

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Sách ra mắt ngày 6 . 1 . 2025 và gửi đến quý hội viên trước ...

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK