Tin tức
on Friday 20-09-2024 7:42am
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thanh Huệ
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Ở các quốc gia phát triển, phụ nữ ngày càng trì hoãn việc mang thai. Sau tuổi 30, khả năng sinh sản của phụ nữ giảm đáng kể theo tuổi tác, cuối cùng dẫn đến vô sinh do tuổi tác. Các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện tại có tỷ lệ thành công hạn chế đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Đông lạnh noãn (Oocyte cryopreservation – OC) ở độ tuổi trẻ hơn có thể mang đến cơ hội được làm mẹ sau này. OC liên quan đến việc làm lạnh noãn xuống nhiệt độ thấp, bảo quản khả năng sống và chất lượng của noãn trong thời gian dài để sử dụng trong tương lai. Do noãn có kích thước lớn, hàm lượng nước cao và cấu trúc nội bào đặc biệt nên rất nhạy cảm với việc làm lạnh và dễ bị tổn thương do đông lạnh. Năm 1986, ca sinh thành công đầu tiên từ noãn đông lạnh sử dụng kỹ thuật đông lạnh chậm đã được báo cáo. Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi OC đã bị cản trở bởi tỷ lệ noãn sống sau rã kém. Một tiến bộ đáng kể là sự ra đời của phương pháp thủy tinh hóa cho OC. Phương pháp này đã được chứng minh là an toàn về mặt kết quả sinh sống. Hơn nữa, so với đông lạnh chậm, thủy tinh hóa vượt trội hơn đáng kể về khả năng sống của noãn sau rã và cải thiện kết quả lâm sàng. Thủy tinh hóa trở nên phổ biến hơn từ năm 2000 trở đi, dẫn đến sự gia tăng đáng kể về số lượng chu kỳ OC.
Đông lạnh noãn chủ động (Planned oocyte cryopreservation – POC) đề cập đến quá trình thủy tinh hóa noãn bào nhằm mục đích đối phó với tình trạng suy giảm khả năng sinh sản liên quan đến tuổi tác trong tương lai. Khả năng sinh sản suy giảm không thể tránh khỏi theo tuổi tác là kết quả của việc giảm số lượng và chất lượng noãn. Đông lạnh noãn ở độ tuổi trẻ hơn có thể làm tăng cơ hội mang thai ở độ tuổi lớn hơn. Hơn nữa, có thể bảo quản đông lạnh noãn mà không cần sử dụng tinh trùng, cho phép thụ tinh trong tương lai. Nhìn chung, POC có thể kéo dài tuổi thọ sinh sản cho phụ nữ và tăng quyền tự chủ của họ. Một số thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả khái niệm này, chẳng hạn như ngân hàng noãn, đông lạnh noãn xã hội, đông lạnh noãn phi y tế,…
Một đánh giá có hệ thống và phân tích hồi quy tổng hợp đã được thực hiện nhằm cung cấp những hiểu biết có giá trị cho những phụ nữ đang cân nhắc lựa chọn này, hỗ trợ trong việc ra quyết định và tư vấn lâm sàng. Kết quả chính là tỷ lệ trẻ sinh sống, được đánh giá riêng cho từng phụ nữ và từng lần chuyển phôi. Các kết quả thứ cấp bao gồm phụ nữ quay lại rã đông noãn và các kết quả như: tỷ lệ noãn sống sau rã, tỷ lệ thụ tinh của noãn sống sau rã.
Sau khi áp dụng các tiêu chí loại trừ, tổng cộng có 10 nghiên cứu thực hiện từ năm 1999 đến năm 2020 được đưa vào phân tích. Phân tích tổng hợp bao gồm 8750 phụ nữ trải qua POC. Độ tuổi trung bình tại thời điểm đông lạnh là 37,2 (±0,8). Trong đó, 8,7% (±13,1%) phụ nữ trên 40 tuổi và 19,4% (±11,7) phụ nữ từ 35 tuổi trở xuống tại thời điểm đông lạnh noãn. Sau đó, có 1517 phụ nữ đã quay trở lại để rã đông noãn với tỷ lệ quay trở lại trung bình là 11,1% (±4,7%). Độ tuổi trung bình tại thời điểm bảo quản lạnh đối với những phụ nữ quay trở lại sử dụng noãn là 38,1 (±0,4), với trung bình 12,6 (±3,6) noãn được đông lạnh mỗi phụ nữ. Trong một phân tích tổng hợp, tỷ lệ sống sót của noãn là 78,5% với KTC 95% 0,74–0,83 (I2 = 93%). Tỷ lệ sinh sống trên mỗi bệnh nhân là 28% với KTC 95% 0,24–0,33 (I2 = 92%). Nhìn chung, 447 ca sinh sống đã được báo cáo. Trong một phân tích chia nhỏ, những phụ nữ trải qua đông lạnh ở tuổi ≥40 đạt được tỷ lệ sinh sống trên mỗi bệnh nhân là 19% (KTC 95% 0,13–0,29, I2 = 6%), trong khi phụ nữ từ ≤35 tuổi trở xuống có tỷ lệ sinh sống trên mỗi bệnh nhân cao hơn là 52% (KTC 95% 0,41–0,63, I2 = 7%).
Đây là nghiên cứu toàn diện lớn nhất cho đến nay, nghiên cứu này kết hợp tất cả dữ liệu đã công bố, cung cấp một phân tích toàn diện về kết quả POC. Nghiên cứu tuân thủ các hướng dẫn được chấp nhận cho các đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp, đảm bảo một phương pháp tiếp cận chặt chẽ và có cấu trúc tốt đối với tổng hợp dữ liệu. Hơn nữa, việc đưa vào các nhóm đối tượng đa dạng về mặt địa lý làm tăng khả năng khái quát hóa tiềm năng của các phát hiện, tổng hợp dữ liệu từ nhiều khu vực và nhóm đối tượng khác nhau.
Những phát hiện của bài đánh giá này đưa ra bằng chứng đáng tin cậy về tính khả thi của POC như một lựa chọn cho những phụ nữ đang cân nhắc trì hoãn việc sinh con. Trước đây, OC được coi là thách thức về mặt kỹ thuật và đòi hỏi chuyên môn cao. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ sống sót của noãn cao hơn ở các trung tâm có lượng bệnh nhân tăng, phân tích cho thấy tỷ lệ sinh sống tương đương trong tất cả các nghiên cứu được xem xét, cho thấy công nghệ này đã trở nên đáng tin cậy, nhất quán và dễ tiếp cận hơn. Bài đánh giá cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống chung của mỗi phụ nữ ở độ tuổi trung bình tại POC là 37–38 tuổi là 28%. Cơ hội sinh sống dự đoán dựa trên độ tuổi cho phép các cá nhân đưa ra những lựa chọn sáng suốt về các lựa chọn sinh sản và điều chỉnh các quyết định theo hoàn cảnh cụ thể.
Tóm lại, phân tích cho thấy tỷ lệ thành công chung của POC còn hạn chế và khả năng sinh sống thành công giảm khi độ tuổi đông lạnh tăng lên đặc biệt đối với những phụ nữ trên 40 tuổi khi trải qua POC. Tỷ lệ sinh sống cao hơn đáng kể đối với những phụ nữ dưới 35 tuổi, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân nhắc POC ở độ tuổi sớm hơn để có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, cần phải có nhiều nghiên cứu thêm để hiểu được hiệu quả của POC ở các nhóm tuổi cụ thể.
TLTK: Ayala Hirsch, Bruria Hirsh Raccah, Reut Rotem, Jordana H Hyman, Ido Ben-Ami, Avi Tsafrir, Planned oocyte cryopreservation: a systematic review and meta-regression analysis, Human Reproduction Update, Volume 30, Issue 5, September-October 2024, Pages 558–568, https://doi.org/10.1093/humupd/dmae009
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Ở các quốc gia phát triển, phụ nữ ngày càng trì hoãn việc mang thai. Sau tuổi 30, khả năng sinh sản của phụ nữ giảm đáng kể theo tuổi tác, cuối cùng dẫn đến vô sinh do tuổi tác. Các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện tại có tỷ lệ thành công hạn chế đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên. Đông lạnh noãn (Oocyte cryopreservation – OC) ở độ tuổi trẻ hơn có thể mang đến cơ hội được làm mẹ sau này. OC liên quan đến việc làm lạnh noãn xuống nhiệt độ thấp, bảo quản khả năng sống và chất lượng của noãn trong thời gian dài để sử dụng trong tương lai. Do noãn có kích thước lớn, hàm lượng nước cao và cấu trúc nội bào đặc biệt nên rất nhạy cảm với việc làm lạnh và dễ bị tổn thương do đông lạnh. Năm 1986, ca sinh thành công đầu tiên từ noãn đông lạnh sử dụng kỹ thuật đông lạnh chậm đã được báo cáo. Tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi OC đã bị cản trở bởi tỷ lệ noãn sống sau rã kém. Một tiến bộ đáng kể là sự ra đời của phương pháp thủy tinh hóa cho OC. Phương pháp này đã được chứng minh là an toàn về mặt kết quả sinh sống. Hơn nữa, so với đông lạnh chậm, thủy tinh hóa vượt trội hơn đáng kể về khả năng sống của noãn sau rã và cải thiện kết quả lâm sàng. Thủy tinh hóa trở nên phổ biến hơn từ năm 2000 trở đi, dẫn đến sự gia tăng đáng kể về số lượng chu kỳ OC.
Đông lạnh noãn chủ động (Planned oocyte cryopreservation – POC) đề cập đến quá trình thủy tinh hóa noãn bào nhằm mục đích đối phó với tình trạng suy giảm khả năng sinh sản liên quan đến tuổi tác trong tương lai. Khả năng sinh sản suy giảm không thể tránh khỏi theo tuổi tác là kết quả của việc giảm số lượng và chất lượng noãn. Đông lạnh noãn ở độ tuổi trẻ hơn có thể làm tăng cơ hội mang thai ở độ tuổi lớn hơn. Hơn nữa, có thể bảo quản đông lạnh noãn mà không cần sử dụng tinh trùng, cho phép thụ tinh trong tương lai. Nhìn chung, POC có thể kéo dài tuổi thọ sinh sản cho phụ nữ và tăng quyền tự chủ của họ. Một số thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả khái niệm này, chẳng hạn như ngân hàng noãn, đông lạnh noãn xã hội, đông lạnh noãn phi y tế,…
Một đánh giá có hệ thống và phân tích hồi quy tổng hợp đã được thực hiện nhằm cung cấp những hiểu biết có giá trị cho những phụ nữ đang cân nhắc lựa chọn này, hỗ trợ trong việc ra quyết định và tư vấn lâm sàng. Kết quả chính là tỷ lệ trẻ sinh sống, được đánh giá riêng cho từng phụ nữ và từng lần chuyển phôi. Các kết quả thứ cấp bao gồm phụ nữ quay lại rã đông noãn và các kết quả như: tỷ lệ noãn sống sau rã, tỷ lệ thụ tinh của noãn sống sau rã.
Sau khi áp dụng các tiêu chí loại trừ, tổng cộng có 10 nghiên cứu thực hiện từ năm 1999 đến năm 2020 được đưa vào phân tích. Phân tích tổng hợp bao gồm 8750 phụ nữ trải qua POC. Độ tuổi trung bình tại thời điểm đông lạnh là 37,2 (±0,8). Trong đó, 8,7% (±13,1%) phụ nữ trên 40 tuổi và 19,4% (±11,7) phụ nữ từ 35 tuổi trở xuống tại thời điểm đông lạnh noãn. Sau đó, có 1517 phụ nữ đã quay trở lại để rã đông noãn với tỷ lệ quay trở lại trung bình là 11,1% (±4,7%). Độ tuổi trung bình tại thời điểm bảo quản lạnh đối với những phụ nữ quay trở lại sử dụng noãn là 38,1 (±0,4), với trung bình 12,6 (±3,6) noãn được đông lạnh mỗi phụ nữ. Trong một phân tích tổng hợp, tỷ lệ sống sót của noãn là 78,5% với KTC 95% 0,74–0,83 (I2 = 93%). Tỷ lệ sinh sống trên mỗi bệnh nhân là 28% với KTC 95% 0,24–0,33 (I2 = 92%). Nhìn chung, 447 ca sinh sống đã được báo cáo. Trong một phân tích chia nhỏ, những phụ nữ trải qua đông lạnh ở tuổi ≥40 đạt được tỷ lệ sinh sống trên mỗi bệnh nhân là 19% (KTC 95% 0,13–0,29, I2 = 6%), trong khi phụ nữ từ ≤35 tuổi trở xuống có tỷ lệ sinh sống trên mỗi bệnh nhân cao hơn là 52% (KTC 95% 0,41–0,63, I2 = 7%).
Đây là nghiên cứu toàn diện lớn nhất cho đến nay, nghiên cứu này kết hợp tất cả dữ liệu đã công bố, cung cấp một phân tích toàn diện về kết quả POC. Nghiên cứu tuân thủ các hướng dẫn được chấp nhận cho các đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp, đảm bảo một phương pháp tiếp cận chặt chẽ và có cấu trúc tốt đối với tổng hợp dữ liệu. Hơn nữa, việc đưa vào các nhóm đối tượng đa dạng về mặt địa lý làm tăng khả năng khái quát hóa tiềm năng của các phát hiện, tổng hợp dữ liệu từ nhiều khu vực và nhóm đối tượng khác nhau.
Những phát hiện của bài đánh giá này đưa ra bằng chứng đáng tin cậy về tính khả thi của POC như một lựa chọn cho những phụ nữ đang cân nhắc trì hoãn việc sinh con. Trước đây, OC được coi là thách thức về mặt kỹ thuật và đòi hỏi chuyên môn cao. Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ sống sót của noãn cao hơn ở các trung tâm có lượng bệnh nhân tăng, phân tích cho thấy tỷ lệ sinh sống tương đương trong tất cả các nghiên cứu được xem xét, cho thấy công nghệ này đã trở nên đáng tin cậy, nhất quán và dễ tiếp cận hơn. Bài đánh giá cho thấy tỷ lệ trẻ sinh sống chung của mỗi phụ nữ ở độ tuổi trung bình tại POC là 37–38 tuổi là 28%. Cơ hội sinh sống dự đoán dựa trên độ tuổi cho phép các cá nhân đưa ra những lựa chọn sáng suốt về các lựa chọn sinh sản và điều chỉnh các quyết định theo hoàn cảnh cụ thể.
Tóm lại, phân tích cho thấy tỷ lệ thành công chung của POC còn hạn chế và khả năng sinh sống thành công giảm khi độ tuổi đông lạnh tăng lên đặc biệt đối với những phụ nữ trên 40 tuổi khi trải qua POC. Tỷ lệ sinh sống cao hơn đáng kể đối với những phụ nữ dưới 35 tuổi, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân nhắc POC ở độ tuổi sớm hơn để có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, cần phải có nhiều nghiên cứu thêm để hiểu được hiệu quả của POC ở các nhóm tuổi cụ thể.
TLTK: Ayala Hirsch, Bruria Hirsh Raccah, Reut Rotem, Jordana H Hyman, Ido Ben-Ami, Avi Tsafrir, Planned oocyte cryopreservation: a systematic review and meta-regression analysis, Human Reproduction Update, Volume 30, Issue 5, September-October 2024, Pages 558–568, https://doi.org/10.1093/humupd/dmae009
Từ khóa: đông lạnh noãn, trữ noãn, đông lạnh noãn chủ động, trữ noãn xã hội, đông lạnh noãn chọn lọc.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Rượu tác động đến sự phát triển của phôi và thai nhi: nghiên cứu trên nhóm phụ nữ mang thai tại rotterdam - Ngày đăng: 20-09-2024
Kết quả IVF và sản khoa ở phụ nữ lớn tuổi sử dụng noãn hiến tặng - Ngày đăng: 20-09-2024
Tỷ lệ phôi nguyên bội giữa IVF cổ điển và ICSI tương đương nhau trong trường hợp vô sinh không do yếu tố nam - Ngày đăng: 19-09-2024
Tác động của quá trình thủy tinh hóa phôi nhiều lần lên kết quả thai và sơ sinh - Ngày đăng: 18-09-2024
Sử dụng Pentoxifylline - Phương pháp an toàn để lựa chọn tinh trùng sống từ tinh hoàn trước khi đông lạnh với mẫu tinh trùng số lượng ít ở bệnh nhân vô tinh - Ngày đăng: 20-09-2024
Liệu rã nuôi phôi đông lạnh giai đoạn phân chia lên phôi nang có cải thiện kết cục điều trị của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh? Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 18-09-2024
Ngày kiêng xuất tinh và kết cục ART - Ngày đăng: 18-09-2024
Phôi nang tiềm năng và sự tiếp nhận của nội mạc tử cung cải thiện thai lâm sàng trong chu kỳ chuyển phôi tươi: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-09-2024
Sụp khoang phôi nhân tạo trước khi chuyển phôi nang tươi và kết cục IVF - Ngày đăng: 18-09-2024
Kết cục 3 năm sau sinh ở trẻ từ chuyển phôi khảm so với phôi nguyên bội - Ngày đăng: 13-09-2024
Phân tích mối tương quan giữa hoạt động thể chất với các thông số tinh dịch ở nam giới khoẻ mạnh - Ngày đăng: 13-09-2024
Nồng độ amh thấp có liên quan đến chất lượng tinh dịch kém ở đàn ông vô sinh – nghiên cứu RCT - Ngày đăng: 13-09-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK