Tin tức
on Wednesday 18-09-2024 6:39am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Phạm Diệp Vũ Khang – IVF Tâm Anh
Giới thiệu
Đông lạnh phôi trong hỗ trợ sinh sản (assistant reproduction technology - ART) đã trở thành một quy trình phổ biến và đáng tin cậy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc áp dụng công nghệ đông lạnh giúp tăng tỷ lệ sinh sống tích lũy sau một chu kỳ kích thích buồng trứng đơn lẻ. Ngoài ra, đông lạnh phôi cũng làm giảm nguy cơ đa thai và hội chứng quá kích buồng trứng (ovarian hyperstimulation syndrome - OHSS). Với sự phát triển nhanh chóng của ART và sự gia tăng tỷ lệ thai lâm sàng cũng như tỷ lệ sinh sống, xu hướng gần đây của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là chuyển phôi đơn nhằm giảm nguy cơ mang đa thai. Tuy nhiên, tại nhiều trung tâm, hai hoặc nhiều phôi được đông lạnh trong cùng một thiết bị đông lạnh. Khi thực hiện chuyển phôi trữ (frozen-thawed embryo transfer - FET), chỉ một phôi được chuyển, và các phôi còn lại sẽ được đông lạnh lần nữa. Tương tự, ở nhiều trung tâm, không phải tất cả phôi đều được nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang để đảm bảo có đủ phôi sẵn sàng cho việc chuyển phôi. Khi nhiều phôi ở giai đoạn phân chia được đông lạnh, bệnh nhân có thể lựa chọn rã nhiều phôi và nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang để chuyển. Vì vậy, những phôi nang chất lượng tốt không được chuyển sẽ tiếp tục được đông lạnh sau khi nuôi cấy. Để làm rõ thêm tác động của việc thủy tinh hóa hai lần đối với kết quả thai và sơ sinh, một phân tích hồi cứu được tiến hành để đánh giá phôi nang được đông lạnh nhiều lần.
Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu này được thực hiện từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 7 năm 2017. Tổng cộng có 410 chu kỳ chuyển phôi nang trữ lạnh, trong đó 337 phôi là phôi nang đông lạnh từ phôi nang tươi và 73 phôi nang được thủy tinh hóa hai lần.
Chất lượng phôi nang được đánh giá theo hệ thống phân loại của Gardner. Tỷ lệ sinh sống, tỷ lệ thai sinh hóa, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và kết quả sơ sinh được đánh giá sau mỗi chu kỳ FET.
Kết quả được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 27.0.
Kết quả
Kết quả lâm sàng
Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống (98,45% so với 99,01%, P > 0,05), tỷ lệ thai sinh hóa (55,19% so với 52,05% ,P = 0,625), tỷ lệ làm tổ (40,70% so với 44,44%, P = 0,513), tỷ lệ thai lâm sàng (47,78% so với 43,38%, P = 0,541), và tỷ lệ sinh sống (34,12% so với 32,87%, P = 0,838), tỷ lệ sẩy thai (28,57% so với 25%, P = 0,681) và tỷ lệ thai ngoài tử cung (3,10% so với 6,25%, P = 0,725) của phôi nang trong nhóm đối chứng và nhóm thủy tinh hóa hai lần.
Kết quả sơ sinh
Không có sự khác biệt đáng kể nào về cân nặng sơ sinh (3223,61g so với 3353,12g, P = 0,332), tuổi thai (38,27 tuần so với 37,84 tuần, P = 0,345), tỷ lệ sinh non (7,62% so với 10,00%, P = 0,661) tỷ lệ bé trai (65,71% so với 65,00%, P > 0,05) giữa hai nhóm trong nghiên cứu này.
Bàn luận
Với những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), số lượng phôi chất lượng tốt đã tăng lên. Đông lạnh phôi là một phương pháp phổ biến và đáng tin cậy trong điều trị ART. Hiện tại, các kết quả lâm sàng của chuyển phôi trữ (FET) tương đương với kết quả của chu kỳ chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, chỉ có một số nghiên cứu hạn chế về ảnh hưởng của việc đông lạnh nhiều lần đối với kết quả thai và sơ sinh. Trong nghiên cứu này, các kết quả của việc đông lạnh nhiều lần tương đương với các phôi đông lạnh một lần, bao gồm tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống và kết quả sơ sinh.
Hiện nay, vẫn còn tranh cãi về ảnh hưởng của việc đông lạnh nhiều lần đối với kết quả lâm sàng. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ làm tổ tăng ở phôi nang đông lạnh nhiều lần, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy kết quả tương đương với nhóm đối chứng. Ảnh hưởng của việc đông lạnh nhiều lần đối với tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ sẩy thai cũng gây nhiều tranh cãi. Một số báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sẩy thai tương đương giữa nhóm đông lạnh hai lần và nhóm đối chứng, trong khi một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ sẩy thai tăng ở nhóm đông lạnh nhiều lần. Trong nghiên cứu này, các kết quả lâm sàng của phôi nang được bảo quản lạnh nhiều lần từ phôi ngày 3 hoặc ngày 5 không khác biệt so với nhóm đối chứng.
Nghiên cứu này có một số hạn chế. Thứ nhất, đây là một nghiên cứu hồi cứu. Thứ hai, một số biến có ý nghĩa như nhiễm sắc thể của phôi chuyển và số chu kỳ FET. Một số yếu tố vô sinh, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có liên quan đến sự phát triển phôi và kết quả lâm sàng, phôi nang từ các yếu tố vô sinh khác nhau chưa được đánh giá rõ ràng.
Kết luận
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy rằng kết quả mang thai của phôi đông lạnh nhiều lần tương đương với nhóm đối chứng. Ngoài ra, không có sự khác biệt về kết quả sơ sinh. Việc sử dụng phôi đông lạnh nhiều lần nên được xem xét để tránh lãng phí phôi. Một nghiên cứu theo dõi dài hạn với cỡ mẫu lớn hơn sẽ cần thiết để củng cố kết quả và đảm bảo tính an toàn cho trẻ sơ sinh từ các phôi được thủy tinh hóa nhiều lần.
Tài liệu tham khảo: HUANG, Yan, et al. Effect of repeated vitrification of human embryos on pregnancy and neonatal outcomes. Journal of Ovarian Research, 2024, 17.1: 51. https://doi.org/10.1186/s13048-024-01370-y
Giới thiệu
Đông lạnh phôi trong hỗ trợ sinh sản (assistant reproduction technology - ART) đã trở thành một quy trình phổ biến và đáng tin cậy. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc áp dụng công nghệ đông lạnh giúp tăng tỷ lệ sinh sống tích lũy sau một chu kỳ kích thích buồng trứng đơn lẻ. Ngoài ra, đông lạnh phôi cũng làm giảm nguy cơ đa thai và hội chứng quá kích buồng trứng (ovarian hyperstimulation syndrome - OHSS). Với sự phát triển nhanh chóng của ART và sự gia tăng tỷ lệ thai lâm sàng cũng như tỷ lệ sinh sống, xu hướng gần đây của thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là chuyển phôi đơn nhằm giảm nguy cơ mang đa thai. Tuy nhiên, tại nhiều trung tâm, hai hoặc nhiều phôi được đông lạnh trong cùng một thiết bị đông lạnh. Khi thực hiện chuyển phôi trữ (frozen-thawed embryo transfer - FET), chỉ một phôi được chuyển, và các phôi còn lại sẽ được đông lạnh lần nữa. Tương tự, ở nhiều trung tâm, không phải tất cả phôi đều được nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang để đảm bảo có đủ phôi sẵn sàng cho việc chuyển phôi. Khi nhiều phôi ở giai đoạn phân chia được đông lạnh, bệnh nhân có thể lựa chọn rã nhiều phôi và nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang để chuyển. Vì vậy, những phôi nang chất lượng tốt không được chuyển sẽ tiếp tục được đông lạnh sau khi nuôi cấy. Để làm rõ thêm tác động của việc thủy tinh hóa hai lần đối với kết quả thai và sơ sinh, một phân tích hồi cứu được tiến hành để đánh giá phôi nang được đông lạnh nhiều lần.
Phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu này được thực hiện từ tháng 6 năm 2017 đến tháng 7 năm 2017. Tổng cộng có 410 chu kỳ chuyển phôi nang trữ lạnh, trong đó 337 phôi là phôi nang đông lạnh từ phôi nang tươi và 73 phôi nang được thủy tinh hóa hai lần.
Chất lượng phôi nang được đánh giá theo hệ thống phân loại của Gardner. Tỷ lệ sinh sống, tỷ lệ thai sinh hóa, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sẩy thai và kết quả sơ sinh được đánh giá sau mỗi chu kỳ FET.
Kết quả được phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 27.0.
Kết quả
Kết quả lâm sàng
Không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ sống (98,45% so với 99,01%, P > 0,05), tỷ lệ thai sinh hóa (55,19% so với 52,05% ,P = 0,625), tỷ lệ làm tổ (40,70% so với 44,44%, P = 0,513), tỷ lệ thai lâm sàng (47,78% so với 43,38%, P = 0,541), và tỷ lệ sinh sống (34,12% so với 32,87%, P = 0,838), tỷ lệ sẩy thai (28,57% so với 25%, P = 0,681) và tỷ lệ thai ngoài tử cung (3,10% so với 6,25%, P = 0,725) của phôi nang trong nhóm đối chứng và nhóm thủy tinh hóa hai lần.
Kết quả sơ sinh
Không có sự khác biệt đáng kể nào về cân nặng sơ sinh (3223,61g so với 3353,12g, P = 0,332), tuổi thai (38,27 tuần so với 37,84 tuần, P = 0,345), tỷ lệ sinh non (7,62% so với 10,00%, P = 0,661) tỷ lệ bé trai (65,71% so với 65,00%, P > 0,05) giữa hai nhóm trong nghiên cứu này.
Bàn luận
Với những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), số lượng phôi chất lượng tốt đã tăng lên. Đông lạnh phôi là một phương pháp phổ biến và đáng tin cậy trong điều trị ART. Hiện tại, các kết quả lâm sàng của chuyển phôi trữ (FET) tương đương với kết quả của chu kỳ chuyển phôi tươi. Tuy nhiên, chỉ có một số nghiên cứu hạn chế về ảnh hưởng của việc đông lạnh nhiều lần đối với kết quả thai và sơ sinh. Trong nghiên cứu này, các kết quả của việc đông lạnh nhiều lần tương đương với các phôi đông lạnh một lần, bao gồm tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống và kết quả sơ sinh.
Hiện nay, vẫn còn tranh cãi về ảnh hưởng của việc đông lạnh nhiều lần đối với kết quả lâm sàng. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ làm tổ tăng ở phôi nang đông lạnh nhiều lần, trong khi các nghiên cứu khác cho thấy kết quả tương đương với nhóm đối chứng. Ảnh hưởng của việc đông lạnh nhiều lần đối với tỷ lệ mang thai lâm sàng và tỷ lệ sẩy thai cũng gây nhiều tranh cãi. Một số báo cáo chỉ ra rằng tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sẩy thai tương đương giữa nhóm đông lạnh hai lần và nhóm đối chứng, trong khi một số nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ sẩy thai tăng ở nhóm đông lạnh nhiều lần. Trong nghiên cứu này, các kết quả lâm sàng của phôi nang được bảo quản lạnh nhiều lần từ phôi ngày 3 hoặc ngày 5 không khác biệt so với nhóm đối chứng.
Nghiên cứu này có một số hạn chế. Thứ nhất, đây là một nghiên cứu hồi cứu. Thứ hai, một số biến có ý nghĩa như nhiễm sắc thể của phôi chuyển và số chu kỳ FET. Một số yếu tố vô sinh, chẳng hạn như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có liên quan đến sự phát triển phôi và kết quả lâm sàng, phôi nang từ các yếu tố vô sinh khác nhau chưa được đánh giá rõ ràng.
Kết luận
Tóm lại, nghiên cứu này cho thấy rằng kết quả mang thai của phôi đông lạnh nhiều lần tương đương với nhóm đối chứng. Ngoài ra, không có sự khác biệt về kết quả sơ sinh. Việc sử dụng phôi đông lạnh nhiều lần nên được xem xét để tránh lãng phí phôi. Một nghiên cứu theo dõi dài hạn với cỡ mẫu lớn hơn sẽ cần thiết để củng cố kết quả và đảm bảo tính an toàn cho trẻ sơ sinh từ các phôi được thủy tinh hóa nhiều lần.
Tài liệu tham khảo: HUANG, Yan, et al. Effect of repeated vitrification of human embryos on pregnancy and neonatal outcomes. Journal of Ovarian Research, 2024, 17.1: 51. https://doi.org/10.1186/s13048-024-01370-y
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sử dụng Pentoxifylline - Phương pháp an toàn để lựa chọn tinh trùng sống từ tinh hoàn trước khi đông lạnh với mẫu tinh trùng số lượng ít ở bệnh nhân vô tinh - Ngày đăng: 20-09-2024
Liệu rã nuôi phôi đông lạnh giai đoạn phân chia lên phôi nang có cải thiện kết cục điều trị của chu kỳ chuyển phôi đông lạnh? Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 18-09-2024
Ngày kiêng xuất tinh và kết cục ART - Ngày đăng: 18-09-2024
Phôi nang tiềm năng và sự tiếp nhận của nội mạc tử cung cải thiện thai lâm sàng trong chu kỳ chuyển phôi tươi: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 18-09-2024
Sụp khoang phôi nhân tạo trước khi chuyển phôi nang tươi và kết cục IVF - Ngày đăng: 18-09-2024
Kết cục 3 năm sau sinh ở trẻ từ chuyển phôi khảm so với phôi nguyên bội - Ngày đăng: 13-09-2024
Phân tích mối tương quan giữa hoạt động thể chất với các thông số tinh dịch ở nam giới khoẻ mạnh - Ngày đăng: 13-09-2024
Nồng độ amh thấp có liên quan đến chất lượng tinh dịch kém ở đàn ông vô sinh – nghiên cứu RCT - Ngày đăng: 13-09-2024
Vai trò của amh trong tiên lượng kết quả microtese ở nam giới vô tinh không do tắc không rõ nguyên nhân: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 13-09-2024
Ảnh hưởng của trữ noãn bằng hệ thống thủy tinh hóa hở và kín đối với sự phát triển phôi: Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 11-09-2024
Việc tuân thủ các khuyến nghị về chế độ ăn uống có tác dụng trung gian đến kết quả điều trị vô sinh thông qua yếu tố tâm lý - Ngày đăng: 11-09-2024
Ảnh hưởng của các phương pháp tiền cân bằng môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của phôi - Ngày đăng: 11-09-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK