Tin tức
on Wednesday 18-09-2024 6:30am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Sự co nhân tạo (artificial shrinkage - AS) của khoang phôi là một phương pháp được ứng dụng với mục đích cải thiện kết cục IVF sau chuyển phôi đông lạnh (frozen-thawed blastocyst transfer). Hiệu quả của AS đối với kết quả FET phôi nang được cho là do sự ngăn chặn những thay đổi thẩm thấu và hình thành tinh thể đá trong khoang phôi nang bị sụp trong quá trình đông lạnh – rã đông. Năm 2011 đã có một nhóm nhà khoa học đánh giá ảnh hưởng của AS lên kết cục IVF sau chuyển phôi tươi N5 và cho hiệu quả đáng kể, tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn có ý nghĩa thống kê khi thực hiện AS trên phôi tươi N5 trước khi chuyển so với không AS (58,8% so với 39%; P<0,05) nhưng báo cáo này đã không đánh giá cơ chế phân tử liên quan. AS tác động tích cực đến quá trình giải độc các chất thải tích tụ trong khoang phôi trong quá trình nuôi cấy in-vitro và đẩy ra khỏi phôi nang. Cụ thể là các thành phần được tiết ra trong chất lỏng của khoang phôi nang trong quá trình hình thành phôi nang như là DNA tự do có nguồn gốc từ tế bào (cell-free DNA – cfDNA), micro RNA và proteins. Một số báo cáo tìm thấy nồng độ cfDNA rất cao trong dịch khoang phôi nang chất lượng tốt có thể là do sự tăng số lượng tế bào apoptosis của phôi nang nở rộng hoàn toàn so với phôi nang giai đoạn sớm (early blastocyst – EB). Biểu hiện gene apoptosis trong dịch khoang phôi của phôi nang nguyên bội và phôi nang đã làm tổ cũng được cho là cao hơn nhiều trong phôi nang lệch bội. Ngược lại, nghiên cứu khác lại phát hiện tỉ lệ khuếch đại cfDNA trong dịch khoang phôi của phôi nang nguyên bội thấp hơn ở phôi nang lệch bội. Từ những bằng chứng trên có thể gợi ý rằng nồng độ cfDNA đóng vai trò như một dấu ấn sinh học không xâm lấn (non-invasive biomarker) giúp lựa chọn phôi nang tốt nhất để chuyển; nhưng vẫn còn nhiều dữ liệu chưa rõ về ý nghĩa thực sự của cfDNA. Vì vậy, nghiên cứu này được đưa ra để đánh giá tác động của AS lên kết cục IVF sau chuyển phôi nang tươi cũng như tiềm năng làm tổ của phôi nang được dự đoán dựa vào việc định lượng nồng độ cfDNA.
Đây là một nghiên cứu thí điểm ngẫu nhiên trên 142 bệnh nhân thực hiện chuyển đơn phôi nang tươi giữa T5/2018 – T2/2022. Trong đó, nhóm đối chứng (AS-) có 47 người và nhóm can thiệp (AS+) có 95 người. Phôi nang được sử dụng để chuyển sau khi nuôi cấy 5 hoặc 6 ngày và có độ nở rộng 3-6, tế bào ngoại bì lá nuôi (trophectoderm – TE) loại B trở lên. AS được thực hiện trước khi chuyển phôi tươi. Sau đó, 6µl môi trường nuôi cấy trong đĩa nuôi cấy từ N3-N5/N6 được thu nhận để định tính cfDNA, thời gian thu nhận trong vòng 30-60 phút. Mẫu cfDNA được định lượng bằng kỹ thuật ALU-quantitative PCR. Kết cục chính là tỉ lệ thai lâm sàng, kết cục phụ là tỉ lệ trẻ sinh sống và tỉ lệ đa thai. Kết quả cho thấy:
-Tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm AS- và AS+ tương đương nhau, lần lượt là 48,9% và 49,5% (P=0,97).
-Tỉ lệ trẻ sinh sống không có khác biệt giữa 2 nhóm, 44,7% và 47,4% (P=0,85).
-Tỉ lệ đa thai ở 2 nhóm lần lượt là 8,7% và 0% (P=0,12) đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
-Tuổi thai, cân nặng và tỉ lệ trai/gái ở trẻ sơ sinh đều giống nhau ở cả 2 nhóm (P=0,77).
-Nồng độ cfDNA cũng không ghi nhận sự khác biệt (0,995±1,322pg/µl; 0,740±0,827pg/µl) (P=0,41).
-Không có mối tương quan giữa nồng độ cfDNA và tỉ lệ thai lâm sàng (OR=1,25; 95% CI 0,82-1,90; P=0,3).
-Tỉ lệ về biến cố bất lợi nghiêm trọng ảnh hưởng đến người mẹ (6 trường hợp) hoặc bé (4 trường hợp) cũng được báo cáo và theo dõi, trong đó nhóm AS- là 6,4% và nhóm AS+ là 7,6% (P=1).
Nhìn chung, dữ liệu cho thấy AS không có tác động đáng kể nào đến kết cục IVF sau chuyển phôi nang tươi. Tuy nhiên, cỡ mẫu thấp nhưng lại tính trên lợi ích lớn nên bằng chứng chưa đủ mạnh. Vì vậy, các tác giả trong nghiên cứu thí điểm này đã triển khai nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên có đối chứng với cỡ mẫu lớn để khẳng định lần nữa các kết quả trên. Nếu dữ liệu sau đó vẫn không có gì thay đổi thì phôi nang tươi có thể được chuyển trực tiếp không cần thực hiện AS để tiết kiệm thời gian và giảm nguy cơ tổn hại tế bào khi tạo lỗ màng trong suốt cho phôi bằng laser.
Nguồn: Brouillet S, Gala A, Barry F, Anav M, Hoa AF, Andreeva A, Molinari N, Gaspari L, Loip V, Anahory T, Hamamah S. Artificial shrinkage before fresh blastocyst transfer and IVF outcomes: a pilot randomized controlled study. 2024 March 8.
Sự co nhân tạo (artificial shrinkage - AS) của khoang phôi là một phương pháp được ứng dụng với mục đích cải thiện kết cục IVF sau chuyển phôi đông lạnh (frozen-thawed blastocyst transfer). Hiệu quả của AS đối với kết quả FET phôi nang được cho là do sự ngăn chặn những thay đổi thẩm thấu và hình thành tinh thể đá trong khoang phôi nang bị sụp trong quá trình đông lạnh – rã đông. Năm 2011 đã có một nhóm nhà khoa học đánh giá ảnh hưởng của AS lên kết cục IVF sau chuyển phôi tươi N5 và cho hiệu quả đáng kể, tỉ lệ thai lâm sàng cao hơn có ý nghĩa thống kê khi thực hiện AS trên phôi tươi N5 trước khi chuyển so với không AS (58,8% so với 39%; P<0,05) nhưng báo cáo này đã không đánh giá cơ chế phân tử liên quan. AS tác động tích cực đến quá trình giải độc các chất thải tích tụ trong khoang phôi trong quá trình nuôi cấy in-vitro và đẩy ra khỏi phôi nang. Cụ thể là các thành phần được tiết ra trong chất lỏng của khoang phôi nang trong quá trình hình thành phôi nang như là DNA tự do có nguồn gốc từ tế bào (cell-free DNA – cfDNA), micro RNA và proteins. Một số báo cáo tìm thấy nồng độ cfDNA rất cao trong dịch khoang phôi nang chất lượng tốt có thể là do sự tăng số lượng tế bào apoptosis của phôi nang nở rộng hoàn toàn so với phôi nang giai đoạn sớm (early blastocyst – EB). Biểu hiện gene apoptosis trong dịch khoang phôi của phôi nang nguyên bội và phôi nang đã làm tổ cũng được cho là cao hơn nhiều trong phôi nang lệch bội. Ngược lại, nghiên cứu khác lại phát hiện tỉ lệ khuếch đại cfDNA trong dịch khoang phôi của phôi nang nguyên bội thấp hơn ở phôi nang lệch bội. Từ những bằng chứng trên có thể gợi ý rằng nồng độ cfDNA đóng vai trò như một dấu ấn sinh học không xâm lấn (non-invasive biomarker) giúp lựa chọn phôi nang tốt nhất để chuyển; nhưng vẫn còn nhiều dữ liệu chưa rõ về ý nghĩa thực sự của cfDNA. Vì vậy, nghiên cứu này được đưa ra để đánh giá tác động của AS lên kết cục IVF sau chuyển phôi nang tươi cũng như tiềm năng làm tổ của phôi nang được dự đoán dựa vào việc định lượng nồng độ cfDNA.
Đây là một nghiên cứu thí điểm ngẫu nhiên trên 142 bệnh nhân thực hiện chuyển đơn phôi nang tươi giữa T5/2018 – T2/2022. Trong đó, nhóm đối chứng (AS-) có 47 người và nhóm can thiệp (AS+) có 95 người. Phôi nang được sử dụng để chuyển sau khi nuôi cấy 5 hoặc 6 ngày và có độ nở rộng 3-6, tế bào ngoại bì lá nuôi (trophectoderm – TE) loại B trở lên. AS được thực hiện trước khi chuyển phôi tươi. Sau đó, 6µl môi trường nuôi cấy trong đĩa nuôi cấy từ N3-N5/N6 được thu nhận để định tính cfDNA, thời gian thu nhận trong vòng 30-60 phút. Mẫu cfDNA được định lượng bằng kỹ thuật ALU-quantitative PCR. Kết cục chính là tỉ lệ thai lâm sàng, kết cục phụ là tỉ lệ trẻ sinh sống và tỉ lệ đa thai. Kết quả cho thấy:
-Tỉ lệ thai lâm sàng ở nhóm AS- và AS+ tương đương nhau, lần lượt là 48,9% và 49,5% (P=0,97).
-Tỉ lệ trẻ sinh sống không có khác biệt giữa 2 nhóm, 44,7% và 47,4% (P=0,85).
-Tỉ lệ đa thai ở 2 nhóm lần lượt là 8,7% và 0% (P=0,12) đều không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
-Tuổi thai, cân nặng và tỉ lệ trai/gái ở trẻ sơ sinh đều giống nhau ở cả 2 nhóm (P=0,77).
-Nồng độ cfDNA cũng không ghi nhận sự khác biệt (0,995±1,322pg/µl; 0,740±0,827pg/µl) (P=0,41).
-Không có mối tương quan giữa nồng độ cfDNA và tỉ lệ thai lâm sàng (OR=1,25; 95% CI 0,82-1,90; P=0,3).
-Tỉ lệ về biến cố bất lợi nghiêm trọng ảnh hưởng đến người mẹ (6 trường hợp) hoặc bé (4 trường hợp) cũng được báo cáo và theo dõi, trong đó nhóm AS- là 6,4% và nhóm AS+ là 7,6% (P=1).
Nhìn chung, dữ liệu cho thấy AS không có tác động đáng kể nào đến kết cục IVF sau chuyển phôi nang tươi. Tuy nhiên, cỡ mẫu thấp nhưng lại tính trên lợi ích lớn nên bằng chứng chưa đủ mạnh. Vì vậy, các tác giả trong nghiên cứu thí điểm này đã triển khai nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên có đối chứng với cỡ mẫu lớn để khẳng định lần nữa các kết quả trên. Nếu dữ liệu sau đó vẫn không có gì thay đổi thì phôi nang tươi có thể được chuyển trực tiếp không cần thực hiện AS để tiết kiệm thời gian và giảm nguy cơ tổn hại tế bào khi tạo lỗ màng trong suốt cho phôi bằng laser.
Nguồn: Brouillet S, Gala A, Barry F, Anav M, Hoa AF, Andreeva A, Molinari N, Gaspari L, Loip V, Anahory T, Hamamah S. Artificial shrinkage before fresh blastocyst transfer and IVF outcomes: a pilot randomized controlled study. 2024 March 8.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết cục 3 năm sau sinh ở trẻ từ chuyển phôi khảm so với phôi nguyên bội - Ngày đăng: 13-09-2024
Phân tích mối tương quan giữa hoạt động thể chất với các thông số tinh dịch ở nam giới khoẻ mạnh - Ngày đăng: 13-09-2024
Nồng độ amh thấp có liên quan đến chất lượng tinh dịch kém ở đàn ông vô sinh – nghiên cứu RCT - Ngày đăng: 13-09-2024
Vai trò của amh trong tiên lượng kết quả microtese ở nam giới vô tinh không do tắc không rõ nguyên nhân: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 13-09-2024
Ảnh hưởng của trữ noãn bằng hệ thống thủy tinh hóa hở và kín đối với sự phát triển phôi: Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 11-09-2024
Việc tuân thủ các khuyến nghị về chế độ ăn uống có tác dụng trung gian đến kết quả điều trị vô sinh thông qua yếu tố tâm lý - Ngày đăng: 11-09-2024
Ảnh hưởng của các phương pháp tiền cân bằng môi trường nuôi cấy đến sự phát triển của phôi - Ngày đăng: 11-09-2024
Sự thay đổi cấu trúc và trao đổi chất của tế bào cumulus ảnh hưởng đến chất lượng noãn ở phụ nữ thiếu cân - Ngày đăng: 07-09-2024
AMH là 1 phần của quá trình chẩn đoán PCOS trong các nghiên cứu dịch tễ học lớn - Ngày đăng: 05-09-2024
AMH là yếu tố tiên lượng hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản - Ngày đăng: 05-09-2024
Điểm cut-off của noãn trưởng thành có thể thực hiện rescue-IVM: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 04-09-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK