Tin tức
on Thursday 05-09-2024 2:04am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Lê Thị Quỳnh – IVFMD SIH - Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
TỔNG QUAN
Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS), rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ, đã được tranh luận trong nhiều thập kỷ. Các tiêu chí chẩn đoán PCOS hiện hành, được cập nhật dựa trên sự đồng thuận Rotterdam năm 2003, yêu cầu sự hiện diện của ít nhất hai trong ba đặc điểm: (1) vô kinh hoặc kinh nguyệt không đều (Oligo/amenorrhoea - OA), (2) tăng androgen (Clinical or biochemical hyperandrogenism – HA) và (3) hình thái buồng trứng đa nang (Polycystic ovarian morphology - PCOM).
Tiêu chí Rotterdam tạo ra bốn kiểu hình khác nhau (A: HA + OA + PCOM, B: HA + OA, C: HA + PCOM và D: OA + PCOM) đặc trưng bởi các rối loạn nội tiết và chuyển hóa riêng biệt. Việc phân loại giúp các nhà nghiên cứu và bác sĩ hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh và đa dạng hóa các phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân (BN).
Trong các nghiên cứu dịch tễ học nhằm đánh giá tác động lâu dài của PCOS, việc áp dụng siêu âm qua ngã âm đạo (Transvaginal ultrasound - TVUS) để đánh giá hình thái buồng trứng không khả thi khi thực hiện nghiên cứu với cỡ mẫu lớn. Điều này dẫn đến giới hạn đáng kể trong việc sử dụng tiêu chí Rotterdam và phân loại kiểu hình PCOS một cách chi tiết. Ngoài ra, độ tin cậy của siêu âm trong đánh giá hình thái buồng trứng còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thực hiện, điều này làm giảm tính khách quan của kết quả. Do đó, việc tìm kiếm một phương pháp đánh giá thay thế đơn giản và khách quan hơn siêu âm để chẩn đoán PCOM là một nhu cầu cấp thiết.
Hormone kháng Müllerian (AMH), một glycoprotein thuộc họ TGF-β do tế bào granulosa buồng trứng tiết ra, được đề xuất như một chỉ thị sinh học tiềm năng để đánh giá PCOM. Nồng độ AMH trong huyết thanh ở BN mắc PCOS cao gấp 2-3 lần so với bình thường, ngay cả khi xem xét các yếu tố như tuổi và tình trạng mang thai. Tuy nhiên, việc xác định ngưỡng AMH để chẩn đoán PCOM vẫn còn nhiều tranh cãi.
Nhờ sự phát triển của các máy phân tích tự động, độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm AMH đã được cải thiện, giúp cho việc sử dụng AMH trong chẩn đoán trở nên phổ biến hơn. Một nghiên cứu gần đây sử dụng hệ thống xét nghiệm Elecsys AMH tự động đã báo cáo rằng ngưỡng AMH 3,2 ng/mL cho thấy độ nhạy 88,6% và độ đặc hiệu 80,3% trong việc dự đoán PCOM ở phụ nữ từ 23-35 tuổi.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu này là một phần của nghiên cứu theo dõi lâu dài NFBC1966, bắt đầu từ năm 1966 và theo dõi một nhóm người Phần Lan từ khi sinh ra đến 46 tuổi. Dữ liệu từ các lần theo dõi ở tuổi 31 và 46 được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này, tập trung vào các yếu tố liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Nghiên cứu sử dụng câu hỏi trong bảng câu hỏi để đánh giá hai triệu chứng điển hình của PCOS là tăng andorgen và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Tổng cộng, 463 (10,5%) OA, 471 (10,6%) HA, 153 (3,5%) HA + OA và 3339 (75,4%) không có triệu chứng. Độ tin cậy của phương pháp này đã được các nghiên cứu trước đây xác nhận.
Dữ liệu về các chỉ số sinh trắc bao gồm cân nặng, chiều cao và vòng eo được thu thập tại các thời điểm đánh giá. Máu được lấy để phân tích các chỉ số sinh hóa. Nghiên cứu đã đo nồng độ các hormone sinh sản và chuyển hóa (testosterone, SHBG, insulin, glucose, AMH, LH và FSH) bằng các kỹ thuật miễn dịch và sắc ký lỏng khối phổ để đánh giá chức năng sinh lý. Mẫu huyết thanh được bảo quản ở -20°C và -80°C để đảm bảo chất lượng dữ liệu. Các chỉ số như FAI và HOMA-IR đã được tính toán để đánh giá sâu hơn về chức năng sinh sản và chuyển hóa.
Nghiên cứu đã tiến hành so sánh tỷ lệ mắc PCOS khi sử dụng tiêu chuẩn NIH (được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ) và tiêu chuẩn Rotterdam (bổ sung AMH). Các phân tích thống kê sử dụng SPSS và GraphPad Prism cho thấy việc bổ sung AMH làm thay đổi đáng kể tỷ lệ mắc PCOS.
KẾT QUẢ
Tỷ lệ mắc PCOS theo tiêu chuẩn của NIH
Phụ nữ mắc PCOS (theo tiêu chuẩn NIH) có nồng độ hormone sinh dục bất thường, chỉ số khối cơ thể cao hơn và kháng insulin rõ rệt so với nhóm chứng. Các yếu tố như nồng độ androgen tăng, kháng insulin và béo phì là những đặc điểm điển hình ở phụ nữ mắc PCOS.
Đánh giá chẩn đoán PCOS theo tiêu chuẩn Rotterdam (bổ sung AMH)
Việc thay thế tiêu chí PCOM bằng AMH trong tiêu chuẩn Rotterdam đã làm tăng đáng kể tỷ lệ chẩn đoán PCOS, đặc biệt khi sử dụng ngưỡng AMH thấp. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng ngưỡng AMH 3.2 ng/mL đã giúp phát hiện một số lượng lớn các trường hợp PCOS tiềm ẩn, đặc biệt ở những phụ nữ chỉ có một trong hai triệu chứng điển hình của bệnh. Điều này cho thấy AMH có thể là một chỉ thị sinh học tiềm năng để phát hiện PCOS ở giai đoạn sớm.
Đặc điểm nội tiết tố và chuyển hoá
Nghiên cứu cho thấy BN mắc PCOS, bất kể được chẩn đoán theo tiêu chuẩn nào, đều có chung các đặc điểm chuyển hóa và nội tiết tố bất thường so với nhóm chứng. Mức độ nghiêm trọng của các đặc điểm này có liên quan đến nồng độ AMH, cho thấy AMH có thể là một chỉ số đánh giá hữu ích cho PCOS.
Nồng độ AMH cao liên quan chặt chẽ với mức độ nghiêm trọng của PCOS. BN có AMH cao hơn thường có các chỉ số chuyển hóa và nội tiết tố bất thường rõ rệt hơn, đặc biệt đối với kiểu hình A (có đầy đủ các triệu chứng). Ngay cả những trường hợp PCOS nhẹ hơn cũng cho thấy các bất thường rõ rệt so với người bình thường.
THẢO LUẬN
Nghiên cứu cho thấy AMH có tiềm năng lớn trong việc chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang. Việc sử dụng ngưỡng AMH 3.2 ng/mL, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng, có thể giúp cải thiện độ chính xác và độ nhạy của chẩn đoán, mở ra hướng đi mới trong việc quản lý BN PCOS.
Sử dụng AMH để chẩn đoán PCOS đã làm tăng đáng kể số lượng trường hợp được phát hiện. Điều này cho thấy AMH là một chỉ thị sinh học có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với tiêu chuẩn chẩn đoán truyền thống.
AMH có thể được xem như một dấu hiệu đánh giá mức độ nghiêm trọng của PCOS. Nồng độ AMH càng cao, tình trạng PCOS càng nghiêm trọng, thể hiện rõ qua các chỉ số hormone và chuyển hóa bất thường. Các kiểu hình PCOS C và D, dù được xác định bằng tiêu chuẩn nào, đều cho thấy các đặc điểm điển hình của bệnh.
Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu:
Nghiên cứu có nhiều ưu điểm như quy mô lớn, thiết kế tốt, giúp giảm thiểu sai lệch. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số hạn chế. Việc thiếu dữ liệu siêu âm có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Ngoài ra, việc chỉ đo hormone tại một thời điểm và không theo dõi sự thay đổi theo thời gian cũng là một hạn chế. Mặc dù vậy, nghiên cứu vẫn cung cấp bằng chứng quan trọng về vai trò của AMH trong chẩn đoán PCOS, đặc biệt là khi kết hợp với các chỉ số hormone khác.
KẾT LUẬN
Các xét nghiệm AMH tự động hiện đại đã cho thấy hiệu quả cao trong việc xác định PCOM. Nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy, việc sử dụng ngưỡng AMH 3,2 ng/mL kết hợp với các triệu chứng tăng androgen (HA) và rối loạn kinh nguyệt (OA) đã giúp xác định nhóm BN có đặc trưng sinh hoá điển hình của PCOS. Phương pháp này cho phép ước tính chính xác hơn tỷ lệ mắc PCOS và đặc điểm lâm sàng của bệnh, phù hợp với các nghiên cứu trước đây.
Tài liệu tham khảo: Terhi T Piltonen et al (2023), AMH as part of the diagnostic PCOS workup in large epidemiological studies, European Journal of Endocrinology, Volume 188, Issue 6, June 2023, Pages 547–554.
TỔNG QUAN
Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome - PCOS), rối loạn nội tiết phổ biến nhất ở phụ nữ, đã được tranh luận trong nhiều thập kỷ. Các tiêu chí chẩn đoán PCOS hiện hành, được cập nhật dựa trên sự đồng thuận Rotterdam năm 2003, yêu cầu sự hiện diện của ít nhất hai trong ba đặc điểm: (1) vô kinh hoặc kinh nguyệt không đều (Oligo/amenorrhoea - OA), (2) tăng androgen (Clinical or biochemical hyperandrogenism – HA) và (3) hình thái buồng trứng đa nang (Polycystic ovarian morphology - PCOM).
Tiêu chí Rotterdam tạo ra bốn kiểu hình khác nhau (A: HA + OA + PCOM, B: HA + OA, C: HA + PCOM và D: OA + PCOM) đặc trưng bởi các rối loạn nội tiết và chuyển hóa riêng biệt. Việc phân loại giúp các nhà nghiên cứu và bác sĩ hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh và đa dạng hóa các phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân (BN).
Trong các nghiên cứu dịch tễ học nhằm đánh giá tác động lâu dài của PCOS, việc áp dụng siêu âm qua ngã âm đạo (Transvaginal ultrasound - TVUS) để đánh giá hình thái buồng trứng không khả thi khi thực hiện nghiên cứu với cỡ mẫu lớn. Điều này dẫn đến giới hạn đáng kể trong việc sử dụng tiêu chí Rotterdam và phân loại kiểu hình PCOS một cách chi tiết. Ngoài ra, độ tin cậy của siêu âm trong đánh giá hình thái buồng trứng còn phụ thuộc vào kinh nghiệm của người thực hiện, điều này làm giảm tính khách quan của kết quả. Do đó, việc tìm kiếm một phương pháp đánh giá thay thế đơn giản và khách quan hơn siêu âm để chẩn đoán PCOM là một nhu cầu cấp thiết.
Hormone kháng Müllerian (AMH), một glycoprotein thuộc họ TGF-β do tế bào granulosa buồng trứng tiết ra, được đề xuất như một chỉ thị sinh học tiềm năng để đánh giá PCOM. Nồng độ AMH trong huyết thanh ở BN mắc PCOS cao gấp 2-3 lần so với bình thường, ngay cả khi xem xét các yếu tố như tuổi và tình trạng mang thai. Tuy nhiên, việc xác định ngưỡng AMH để chẩn đoán PCOM vẫn còn nhiều tranh cãi.
Nhờ sự phát triển của các máy phân tích tự động, độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm AMH đã được cải thiện, giúp cho việc sử dụng AMH trong chẩn đoán trở nên phổ biến hơn. Một nghiên cứu gần đây sử dụng hệ thống xét nghiệm Elecsys AMH tự động đã báo cáo rằng ngưỡng AMH 3,2 ng/mL cho thấy độ nhạy 88,6% và độ đặc hiệu 80,3% trong việc dự đoán PCOM ở phụ nữ từ 23-35 tuổi.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Nghiên cứu này là một phần của nghiên cứu theo dõi lâu dài NFBC1966, bắt đầu từ năm 1966 và theo dõi một nhóm người Phần Lan từ khi sinh ra đến 46 tuổi. Dữ liệu từ các lần theo dõi ở tuổi 31 và 46 được sử dụng để phân tích trong nghiên cứu này, tập trung vào các yếu tố liên quan đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Nghiên cứu sử dụng câu hỏi trong bảng câu hỏi để đánh giá hai triệu chứng điển hình của PCOS là tăng andorgen và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Tổng cộng, 463 (10,5%) OA, 471 (10,6%) HA, 153 (3,5%) HA + OA và 3339 (75,4%) không có triệu chứng. Độ tin cậy của phương pháp này đã được các nghiên cứu trước đây xác nhận.
Dữ liệu về các chỉ số sinh trắc bao gồm cân nặng, chiều cao và vòng eo được thu thập tại các thời điểm đánh giá. Máu được lấy để phân tích các chỉ số sinh hóa. Nghiên cứu đã đo nồng độ các hormone sinh sản và chuyển hóa (testosterone, SHBG, insulin, glucose, AMH, LH và FSH) bằng các kỹ thuật miễn dịch và sắc ký lỏng khối phổ để đánh giá chức năng sinh lý. Mẫu huyết thanh được bảo quản ở -20°C và -80°C để đảm bảo chất lượng dữ liệu. Các chỉ số như FAI và HOMA-IR đã được tính toán để đánh giá sâu hơn về chức năng sinh sản và chuyển hóa.
Nghiên cứu đã tiến hành so sánh tỷ lệ mắc PCOS khi sử dụng tiêu chuẩn NIH (được sử dụng phổ biến ở Hoa Kỳ) và tiêu chuẩn Rotterdam (bổ sung AMH). Các phân tích thống kê sử dụng SPSS và GraphPad Prism cho thấy việc bổ sung AMH làm thay đổi đáng kể tỷ lệ mắc PCOS.
KẾT QUẢ
Tỷ lệ mắc PCOS theo tiêu chuẩn của NIH
Phụ nữ mắc PCOS (theo tiêu chuẩn NIH) có nồng độ hormone sinh dục bất thường, chỉ số khối cơ thể cao hơn và kháng insulin rõ rệt so với nhóm chứng. Các yếu tố như nồng độ androgen tăng, kháng insulin và béo phì là những đặc điểm điển hình ở phụ nữ mắc PCOS.
Đánh giá chẩn đoán PCOS theo tiêu chuẩn Rotterdam (bổ sung AMH)
Việc thay thế tiêu chí PCOM bằng AMH trong tiêu chuẩn Rotterdam đã làm tăng đáng kể tỷ lệ chẩn đoán PCOS, đặc biệt khi sử dụng ngưỡng AMH thấp. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng ngưỡng AMH 3.2 ng/mL đã giúp phát hiện một số lượng lớn các trường hợp PCOS tiềm ẩn, đặc biệt ở những phụ nữ chỉ có một trong hai triệu chứng điển hình của bệnh. Điều này cho thấy AMH có thể là một chỉ thị sinh học tiềm năng để phát hiện PCOS ở giai đoạn sớm.
Đặc điểm nội tiết tố và chuyển hoá
Nghiên cứu cho thấy BN mắc PCOS, bất kể được chẩn đoán theo tiêu chuẩn nào, đều có chung các đặc điểm chuyển hóa và nội tiết tố bất thường so với nhóm chứng. Mức độ nghiêm trọng của các đặc điểm này có liên quan đến nồng độ AMH, cho thấy AMH có thể là một chỉ số đánh giá hữu ích cho PCOS.
Nồng độ AMH cao liên quan chặt chẽ với mức độ nghiêm trọng của PCOS. BN có AMH cao hơn thường có các chỉ số chuyển hóa và nội tiết tố bất thường rõ rệt hơn, đặc biệt đối với kiểu hình A (có đầy đủ các triệu chứng). Ngay cả những trường hợp PCOS nhẹ hơn cũng cho thấy các bất thường rõ rệt so với người bình thường.
THẢO LUẬN
Nghiên cứu cho thấy AMH có tiềm năng lớn trong việc chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang. Việc sử dụng ngưỡng AMH 3.2 ng/mL, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng, có thể giúp cải thiện độ chính xác và độ nhạy của chẩn đoán, mở ra hướng đi mới trong việc quản lý BN PCOS.
Sử dụng AMH để chẩn đoán PCOS đã làm tăng đáng kể số lượng trường hợp được phát hiện. Điều này cho thấy AMH là một chỉ thị sinh học có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với tiêu chuẩn chẩn đoán truyền thống.
AMH có thể được xem như một dấu hiệu đánh giá mức độ nghiêm trọng của PCOS. Nồng độ AMH càng cao, tình trạng PCOS càng nghiêm trọng, thể hiện rõ qua các chỉ số hormone và chuyển hóa bất thường. Các kiểu hình PCOS C và D, dù được xác định bằng tiêu chuẩn nào, đều cho thấy các đặc điểm điển hình của bệnh.
Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu:
Nghiên cứu có nhiều ưu điểm như quy mô lớn, thiết kế tốt, giúp giảm thiểu sai lệch. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số hạn chế. Việc thiếu dữ liệu siêu âm có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả. Ngoài ra, việc chỉ đo hormone tại một thời điểm và không theo dõi sự thay đổi theo thời gian cũng là một hạn chế. Mặc dù vậy, nghiên cứu vẫn cung cấp bằng chứng quan trọng về vai trò của AMH trong chẩn đoán PCOS, đặc biệt là khi kết hợp với các chỉ số hormone khác.
KẾT LUẬN
Các xét nghiệm AMH tự động hiện đại đã cho thấy hiệu quả cao trong việc xác định PCOM. Nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy, việc sử dụng ngưỡng AMH 3,2 ng/mL kết hợp với các triệu chứng tăng androgen (HA) và rối loạn kinh nguyệt (OA) đã giúp xác định nhóm BN có đặc trưng sinh hoá điển hình của PCOS. Phương pháp này cho phép ước tính chính xác hơn tỷ lệ mắc PCOS và đặc điểm lâm sàng của bệnh, phù hợp với các nghiên cứu trước đây.
Tài liệu tham khảo: Terhi T Piltonen et al (2023), AMH as part of the diagnostic PCOS workup in large epidemiological studies, European Journal of Endocrinology, Volume 188, Issue 6, June 2023, Pages 547–554.
Từ khóa: hội chứng buồng trứng đa nang, PCOS, hormone kháng Müllerian, hình thái buồng trứng đa nang, PCOM.
Các tin khác cùng chuyên mục:
AMH là yếu tố tiên lượng hội chứng buồng trứng đa nang ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản - Ngày đăng: 05-09-2024
Điểm cut-off của noãn trưởng thành có thể thực hiện rescue-IVM: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 04-09-2024
Cải thiện kết quả phôi và tỉ lệ sinh sống bằng hoạt hóa noãn nhân tạo ở những bệnh nhân vô tinh không do tắc thực hiện micro TESE-ICSI - Ngày đăng: 03-09-2024
Mối tương quan giữa lối sống, môi trường và các yếu tố sức khoẻ và sự gia tăng phân mảnh DNA tinh trùng: phân tích tổng hợp hệ thống - Ngày đăng: 01-09-2024
Mối liên hệ giữa khả năng sinh sản và chế độ ăn uống – cải thiện tình trạng sẩy thai liên tiếp và vô sinh - Ngày đăng: 30-08-2024
Lão hóa gia tăng sự tích tụ tế bào già và lông mao trong nội mạc tử cung - Ngày đăng: 27-08-2024
AMH là chỉ thị sinh học tiên lượng sự thành công micro-TESE ở bệnh nhân vô tinh không do tắc không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 27-08-2024
Yếu tố trung thể và khiếm khuyết di truyền của tinh trùng có thể dự đoán khả năng mang thai - Ngày đăng: 27-08-2024
Sự thoái hóa buồng trứng do androgen liên quan đến cơ chế bệnh sinh của hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 27-08-2024
Noãn tự thân và noãn từ người hiến tặng đông lạnh có liên quan đến sự khác biệt về kết quả lâm sàng và kết quả sơ sinh so với noãn tươi: Phân tích hệ thống báo cáo kết quả của Hiệp hội các Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản - Ngày đăng: 25-08-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK