Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Friday 30-08-2024 1:14am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
DS. Nguyễn Thảo Nhi – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
 
1. Mở đầu
Khoảng 50% tình trạng sẩy thai liên tiếp từ hai lần trở lên là vô căn, một số trường hợp được giải thích là do tình trạng miễn dịch, trong khi mối liên quan giữa hệ miễn dịch và dinh dưỡng đã được biết đến khá nhiều. Ngoài ra, vô sinh không rõ nguyên nhân cũng có thể là vì tình trạng đề kháng.
Với cơ sở đó, bài viết tổng hợp các bằng chứng về khả năng sinh sản với chế độ dinh dưỡng với mong muốn giúp các bà mẹ cải thiện kết quả mang thai.

2. Các loại dinh dưỡng
   2.1. Vitamin
Vitamin A và C, Multivitamins và Folic acid
Theo bài Tổng quan hệ thống dữ liệu của Cochrane năm 2016, vitamin A và C không liên quan đến sự mất thai nhi. Tuy nhiên, multivitamin không có folic acid, có hoặc không có vitamin A lại làm giảm mất thai nhi nếu so sánh với nhóm sử dụng placebo hoặc không dùng multivitamin.
Sử dụng folic acid liều cao (trung bình 1000 µg/ngày) ở tuần thứ 8 đến 19 của thai kỳ làm giảm nguy cơ sẩy thai. Và dù một số báo cáo chỉ ra vitamin C không ảnh hưởng, nhiều nhà nghiên cứu vẫn tin rằng nó làm tăng tỷ lệ sống sót cho thai nhi. Thiếu hụt vitamin A được biết là làm thất bại sự làm tổ.

Vitamin D
Một nghiên cứu gần đây báo cáo rằng sử dụng vitamin D không hiệu quả (50-75 nmol/L) và thiếu hụt (<50 nmol/L) liên quan đến tăng nguy cơ sẩy thai so với lượng vitamin D bình thường (>75 nmol/L). Có khuyến nghị rằng các đối tượng bị sẩy thai liên tiếp có tình trạng thiếu vitamin D nên sử dụng calcitriol.
Nhìn chung, hệ thống Cơ sở dữ liệu Cochrane năm 2019 chỉ ra không có dữ liệu nào về sự liên quan của vitamin D và sẩy thai cũng như là các báo cáo về ảnh hưởng bất lợi của thực phẩm bổ sung vitamin D.

Chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa được Cochrane đề cập vào năm 2017 bao gồm: N-acetyl-cystein, melatonin, L-arginin, myoinositol, D-chiro-inositol, carnitin, selen, vitamin E, vitamin C, phối hợp vitamin D và calci, coenzyme Q10, pentoxifylline và omega-3. Tất cả các chất này không liên quan đến sẩy thai liên tiếp.
Như Q10 không tương quan với tỷ lệ sẩy thai ở bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang khi so sánh với bệnh nhân không mắc phải. Melatonin được báo cáo làm tăng khả năng mang thai sinh hóa (biochemical pregnancy – hiện tượng sẩy thai rất sớm, thường chỉ vài ngày) và không làm giảm sẩy thai. N-acetyl-cystein thì có khả năng làm giảm nguy cơ sẩy thai nhưng không đáng kể.
   
   2.2. Chất béo

Các chất béo phổ biến từ thức ăn có dầu, mỡ, acid béo, glycerin và cholesterol. Không có bằng chứng rõ ràng cho thấy mối quan hệ giữa sẩy thai liên tiếp và chất béo.
Có một nghiên cứu về tương quan lượng acid béo trong máu tiền thai kỳ và kết quả mang thai cho thấy tổng lượng acid béo bão hòa không liên quan đến sẩy thai, trong khi các acid béo không bão hòa có nhiều hơn một nối đôi lại làm tăng nguy cơ. Tuy nhiên, hai loại chính trong nhóm này là omega-3 và omega-6 lại không ảnh hưởng đến khả năng sẩy thai.

   2.3. Protein
Protein động vật
Thịt: là một nguồn dinh dưỡng chứa các chất khác như acid béo bão hòa, hormon, polybrominated biphenyls. Trong một nghiên cứu về tỷ lệ mang thai trên lâm sàng trên các bệnh nhân điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản, báo cáo không có ảnh hưởng của cá hay thịt gà, nhưng thịt đỏ lại có tác động tiêu cực. Lại có một nghiên cứu tổng quan chỉ ra lượng thịt hay các loại thức ăn giàu protein khác được tiêu thụ trong tiền thai kỳ không có liên quan đến kết quả của các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Vì vậy, mối tương quan này vẫn chưa được hiểu rõ.
Hải sản: Cá giàu protein và omega-3, tuy nhiên có thể chứa chất hữu cơ có clo và thủy ngân. Một phân tích tổng hợp cho thấy tiêu thụ một lượng lớn cá làm giảm 19% các trường hợp sẩy thai, khi so sánh với nhóm dùng ít hơn. Tuy nhiên, cần phải cảnh giác với chất lượng hải sản vì nó có thể chứa polychlorinated biphenyls và chất trừ sâu chứa clo gây ảnh hưởng rất xấu đến thai kỳ.

Protein thực vật
Đậu nành (phytoestrogen): hiện tại thì không có nghiên cứu nào về mối liên hệ giữa protein thực vật với sẩy thai liên tiếp. Tuy nhiên một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng giữa hai nhóm bệnh nhân dùng progesterone và phytoestrogen để hỗ trợ giai đoạn hoàng thể khi thực hiện chuyển phôi trong ống nghiệm và nhóm chỉ sử dụng progesterone cùng giả dược, kết quả tốt hơn ở nhóm thứ nhất. Nhóm có dùng phytoestrogen có nội mạc tử cung dày hơn đáng kể và nồng độ progesterone pha hoàng thể cũng cao hơn, điều đó gợi ý chế độ ăn giàu estrogen có thể làm tăng khả năng mang thai ở các cặp đôi được sử dụng liệu pháp clomiphene.

   2.4. Sản phẩm từ sữa
Tương quan giữa sẩy thai liên tiếp và các sản phẩm từ sữa hiện tại chưa được hiểu rõ. Một phân tích tổng hợp báo cáo trường hợp sẩy thai giảm 37% khi sử dụng lượng cao so với lượng thấp. Nguy cơ sẩy thai ở nhóm uống sữa ≥8 lần một tuần là khoảng 0,6 lần so với nhóm uống ≤3 lần. Tương tự, nguy cơ ở nhóm ăn phô mai ≤5 lần một tuần là 0,5 lần so với ≤2 lần. Ngoài ra, một nghiên cứu bệnh – chứng giữa hai nhóm phụ nữ đã trải qua và chưa bị sẩy thai nhận thấy sự khác biệt giữa nhóm này về lượng sản phẩm sữa được tiêu thụ.
   
2.5. Ngũ cốc

Các kết quả của một phân tích tổng hợp chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ lượng lớn ngũ cốc và tỷ lệ sẩy thai thấp. Tuy nhiên, một tác giả báo cáo không có khác biệt đáng kể giữa lượng ngũ cốc sử dụng giữa hai nhóm phụ nữ: nhóm đầu thì sinh con thành công và nhóm còn lại thì không. Một số nghiên cứu đã đề nghị chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu chậm, có thể có lợi cho việc thụ thai.

   2.6. Đồ ngọt
Trong khi không có bằng chứng trực tiếp liên hệ giữa lượng đường tiêu thụ và sẩy thai liên tiếp, sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, lại là vấn đề liên quan đến sẩy thai. Viêm và stress oxy hóa liên quan hội chứng chuyển hóa được báo cáo làm tăng sẩy thai liên tiếp. Đường tinh luyện và các chất làm ngọt nhân tạo có ảnh hưởng tiêu cực đến việc kích thích buồng trứng và sự phát triển của phôi.

   2.7. Caffein
Một nghiên cứu bệnh – chứng hồi cứu cho thấy sự tăng nguy cơ bị sẩy thai liên tiếp khi sử dụng lượng caffein hàng ngày là 151-300 mg, khi so sánh với ≤150 mg (nghiên cứu đề nghị 1 ly espresso chứa khoảng 100 mg caffein). Bên cạnh đó, một nghiên cứu trên nhóm đối tượng bị sẩy thai liên tiếp thấy rằng nguy cơ tăng lên đáng kể về mặt thống kê chỉ xuất hiện ở những phụ nữ có kiểu gen đồng hợp tử (A/A) đại diện cho kiểu gen gây cảm ứng cao với CYP1A2 - men chuyển hóa chủ yếu caffein, nó sẽ tăng tỷ lệ theo lượng caffein hấp thụ.

   2.8. Thói quen ăn uống
Tác giả Gaskins đề xuất rằng mặc dù chế độ ăn Địa Trung Hải hiệu quả cho vô sinh, chúng không giảm nguy cơ bị sẩy thai. Đến lượt mình, Yan cho rằng chế độ ăn cân bằng làm giảm tần suất sẩy thai, trong khi thức ăn chế biến sẵn lại tương quan thuận với OR là 1,97. Vahid đánh giá chỉ số DII (Dietary Inflammatory Index – Chỉ số viêm trong chế độ ăn uống) và DAI (Dietary Antioxidant Index – Chỉ số chống oxy hóa trong chế độ ăn uống). DII cao chứng tỏ chế độ ăn này có khả năng gây viêm cao, và sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai. Ngược lại, DAI càng cao càng chứng tỏ khả năng chống oxy hóa càng mạnh, chế độ ăn uống có DAI cao sẽ có lợi cho các đối tượng bị sẩy thai liên tiếp.

3. Kết luận
  Sẩy thai liên tiếp Sẩy thai Thai chết lưu1 Vô sinh
1 Vitamin        
Vitamin A    
Vitamin C    
Multivitamin - acid folic +/- vitamin A      
Folic acid     Khuyến cáo: ≥1000 mg/ngày ↓ Khuyến cáo: ≥1000 mg/ngày ↓
Vitamin D   ↓, →  
Chất chống oxy hóa     ?, →  
2 Lipid        
Acid béo bão hòa        
Acid béo không bão hòa          
  Đa nối đôi      
  Omega-6    
  Omega-3  
3 Protein        
Protein động vật         ↑, →
  Thịt đỏ    
  Total meat2    
  Hải sản    
Protein thực vật          
  Đậu nành    
4 Sản phẩm từ sữa        
Tất cả sản phẩm      
  Sữa, phô mai      
5 Ngũ cốc   ↓, →  
6 Sugar Substitute3  
8 Caffein >300 mg/ ngày ↑ >300 mg/ ngày ↑
9 Thói quen ăn uống        
Chế độ ăn Địa Trung Hải4      
Fertility diet5      
DII      
DAI      
↑: tăng, →: không có ảnh hưởng rõ, ↓?: có thể giảm, ↓: giảm, +: kết hợp, -: không có
1Thai chết lưu: khi thai nhi chết sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
2Total meat: tổng lượng thịt tiêu thụ (kể cả hải sản)
3Sugar substitute: như aspartam, saccharin, sucralose, advantam, …
4Chế độ ăn Địa Trung Hải: chế độ ăn ít chất béo bão hòa và giàu dầu thực vật
5Fertility diet: chế độ ăn cải thiện khả năng sinh sản; như giàu đậu nành, whole grains, folic acid, vitamin D, vitamin B12, …
 
Tài liệu tham khảo:
        Ichikawa T, Toyoshima M, Watanabe T, et al. Associations of Nutrients and Dietary Preferences with Recurrent Pregnancy Loss and Infertility. J Nippon Med Sch. 2024;91(3):254-260. doi:10.1272/jnms.JNMS.2024_91-313

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK