Tin tức
on Sunday 01-09-2024 5:49am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trần Thị Hoa Phượng, Th.S Nguyễn Huyền Minh Thụy – IVF Tâm Anh
Giới thiệu: Theo thống kê ở các nước phát triển, trung bình cứ 6 cặp vợ chồng thì sẽ có 1 cặp vợ chồng vô sinh và khoảng 50% nguyên nhân xuất phát từ nam giới. Những năm gần đây, bên cạnh xét nghiệm tinh dịch đồ, nhu cầu về việc thực hiện xét nghiệm các chỉ số để đánh giá chức năng, phản ánh tình trạng sinh sản khách quan hơn ngày càng tăng. Trong số đó, xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng (Sperm DNA fragmentation - SDF) đang trở thành một xét nghiệm bổ sung đáng tin cậy để đánh giá khả năng sinh sản và chính thức được đưa vào quy trình xét nghiệm đánh giá chất lượng tinh trùng quốc tế năm 2021. Mặc dù, chưa có tiêu chuẩn chung để phân biệt nam giới có khả năng sinh sản và vô sinh khi chỉ dựa trên chỉ số SDF, nhưng nam giới vô sinh có số lượng tinh trùng bị tổn thương DNA nhiều hơn nam giới có khả năng sinh sản. Mặt khác, chỉ số SDF cao cũng liên quan đến giảm tỉ lệ mang thai tự nhiên, tăng thất bại trong điều trị hỗ trợ sinh sản và tăng tỷ lệ sẩy thai. SDF gây sản sinh ROS nhiều có thể xuất phát từ các nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là tiến hành phân tích tổng hợp hệ thống tất cả các yếu tố đã được nghiên cứu là có khả năng làm tăng SDF.
Phương pháp: Nghiên cứu được thu thập dữ liệu từ ba nguồn là Embase, MEDLINE và Cochrane Central Register of Controlled Trials (CENTRAL) vào ngày 17 tháng 10 năm 2021 thông qua phần mềm R và Endnote v9.0 và được phân loại thủ công bởi nhóm tác giả. Hệ số kappa của Cohen (κ) được tính sau mỗi bước để đo độ tin cậy giữa các tác giả. Nhóm tác giả đã tìm kiếm với từ khoá “sperm DNA fragmentation”, “SDF”, “DNA fragmentation index” hoặc “DFI” và các dữ liệu như: tác giả chính, năm xuất bản, thiết kế, cỡ mẫu, thời gian nghiên cứu, nhân khẩu học, khả năng sinh sản, loại xét nghiệm SDF, sự phân bố của các yếu tố nguy cơ với SDF hoặc nhóm yếu tố nguy cơ gây SDF cao. Số ngày kiêng xuất tinh khuyến nghị trong các nghiên cứu này là từ 2–7 ngày (2–5 ngày hoặc 3–5 ngày).
Mô hình tác động ngẫu nhiên sử dụng phương pháp phương sai nghịch đảo (Inverse Variance Method) xác định trọng số và kiểm định χ2 Mantel Haenszel để tổng hợp OR với khoảng tin cậy 95% (KTC 95%); phương pháp giới hạn ước lượng hợp lý tối đa (Restricted Maximum Likelihood Method) để tính MD với KTC 95% từ các giá trị chênh lệch trung bình.
Kết quả: Phần lớn các bài báo thống kê là nghiên cứu hồi cứu trên đối tượng nam giới trong độ tuổi 30 có thực hiện các xét nghiệm SCSA, SCD hoặc TUNEL. Trong 190 nghiên cứu được tổng hợp ở nhóm bệnh lý, giãn tĩnh mạch thừng tinh (MD = 13,62%; KTC 95%: 9,39-17,84) và rối loạn dung nạp glucose (MD = 13,75%; KTC 95%: 6,99-20,51) có mức tăng SDF đáng kể nhất. Trong đó, ung thư tinh hoàn ác tính có tác động cao nhất (MD = 11,3%; KTC 95%: 7,84-14,76). Các bệnh nhiễm trùng, như Chlamydia và HPV đều có chỉ số SDF không đáng kể. Bên cạnh đó, hút thuốc lá – một trong số các nguyên nhân xuất phát từ lối sống không lành mạnh có ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số SDF - tăng 9,19% (KTC 95%: 4,33-14,06).
Ngoài các nguyên nhân từ bệnh lý và lối sống không lành mạnh, các nguyên nhân khác như thời gian kiêng xuất tinh, tuổi tác và yếu tố môi trường cũng được nhóm tác giả thống kê. Cụ thể, thời gian kiêng xuất tinh khác nhau không cho thấy sự thay đổi đáng kể về chỉ số SDF. Trong khi đó, chỉ số SDF tăng đáng kể ở nam giới có độ tuổi trên 50 so với những người dưới 50 tuổi (MD = 12,58%; KTC 95%: 7,31- 17,86); điều kiện sống ô nhiễm cũng tác động đáng kể đến chỉ số SDF (MD = 9,68%; KTC 95%: 6,85-12,52); đặc biệt là nam giới làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều chất hoá học như thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt côn trùng (MD = 6,02%; KTC 95%: 3,66–8,38).
Bàn luận: Các nghiên cứu hiện nay cho thấy khoảng 30 – 40% các trường hợp nam giới vô sinh chưa rõ nguyên nhân, đa phần các trường hợp này đều có chỉ số tinh dịch đồ bình thường. Một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua là chỉ số SDF cao, thường được gây ra bởi các cơ chế như: apoptosis, tái cấu trúc nhiễm sắc chất, tổn thương do ROS, enzyme nội sinh hoặc các yếu tố ngoại sinh. ROS mặc dù được sản xuất tự nhiên trong cơ thể và thiết yếu cho một số giai đoạn của quá trình thụ tinh. Tuy nhiên, việc sản xuất quá mức và mất cân bằng khiến ROS tăng cao dẫn đến stress oxy hóa và biến đổi protein, lipid và DNA. Chưa có “phạm vi bình thường” được xác định về mặt lâm sàng cho các chỉ số SDF để đánh giá phân loại nam giới vô sinh hay nam giới có khả năng sinh sản bình thường. Hơn nữa, tác động lớn nhất của chỉ số SDF cao chỉ mới được ghi nhận đối với tỷ lệ sẩy thai, chưa có tác động chắc chắn nào với các tỷ lệ khác của thai kỳ. Ngưỡng SDF được chấp thuận là <25% nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có chỉ số SDF từ 25 – 50% vẫn đủ điều kiện để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Một trong những lý do chính khiến thiếu phạm vi tham chiếu là thiếu phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn vàng và chưa đồng thuận về ngưỡng giá trị cụ thể giữa các phòng thí nghiệm khác nhau. Điểm mạnh của nghiên cứu là so sánh mức độ ảnh hưởng các nguyên nhân hình thành SDF khác nhau trên số lượng cỡ mẫu lớn, từ đó cung cấp hiểu biết để chủ động cải thiện chất lượng tinh trùng, có ý nghĩa trong điều trị vô sinh. Tuy nhiên, điểm yếu của nghiên cứu là được tổng hợp dựa trên các phương pháp xét nghiệm SDF khác nhau nên chưa có sự đồng nhất đáng kể.
Kết luận: Tóm lại, dựa vào các nguyên nhân kể trên thì giãn tĩnh mạch thừng tinh, rối loạn dung nạp glucose, ung thư tinh hoàn ác tính, hút thuốc, môi trường ô nhiễm và nam giới trên 50 tuổi có ảnh hưởng đến chỉ số DNA phân mảnh tinh trùng nhiều nhất.
Nguồn: Szabó A, Váncsa S, Hegyi P, Váradi A, Forintos A, Filipov T, Ács J, Ács N, Szarvas T, Nyirády P, Kopa Z. Lifestyle-, environmental-, and additional health factors associated with an increased sperm DNA fragmentation: a systematic review and meta-analysis. Reprod Biol Endocrinol. 2023 Jan 18;21(1):5. doi: 10.1186/s12958-023-01054-0.
Giới thiệu: Theo thống kê ở các nước phát triển, trung bình cứ 6 cặp vợ chồng thì sẽ có 1 cặp vợ chồng vô sinh và khoảng 50% nguyên nhân xuất phát từ nam giới. Những năm gần đây, bên cạnh xét nghiệm tinh dịch đồ, nhu cầu về việc thực hiện xét nghiệm các chỉ số để đánh giá chức năng, phản ánh tình trạng sinh sản khách quan hơn ngày càng tăng. Trong số đó, xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng (Sperm DNA fragmentation - SDF) đang trở thành một xét nghiệm bổ sung đáng tin cậy để đánh giá khả năng sinh sản và chính thức được đưa vào quy trình xét nghiệm đánh giá chất lượng tinh trùng quốc tế năm 2021. Mặc dù, chưa có tiêu chuẩn chung để phân biệt nam giới có khả năng sinh sản và vô sinh khi chỉ dựa trên chỉ số SDF, nhưng nam giới vô sinh có số lượng tinh trùng bị tổn thương DNA nhiều hơn nam giới có khả năng sinh sản. Mặt khác, chỉ số SDF cao cũng liên quan đến giảm tỉ lệ mang thai tự nhiên, tăng thất bại trong điều trị hỗ trợ sinh sản và tăng tỷ lệ sẩy thai. SDF gây sản sinh ROS nhiều có thể xuất phát từ các nguyên nhân nội sinh và ngoại sinh. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là tiến hành phân tích tổng hợp hệ thống tất cả các yếu tố đã được nghiên cứu là có khả năng làm tăng SDF.
Phương pháp: Nghiên cứu được thu thập dữ liệu từ ba nguồn là Embase, MEDLINE và Cochrane Central Register of Controlled Trials (CENTRAL) vào ngày 17 tháng 10 năm 2021 thông qua phần mềm R và Endnote v9.0 và được phân loại thủ công bởi nhóm tác giả. Hệ số kappa của Cohen (κ) được tính sau mỗi bước để đo độ tin cậy giữa các tác giả. Nhóm tác giả đã tìm kiếm với từ khoá “sperm DNA fragmentation”, “SDF”, “DNA fragmentation index” hoặc “DFI” và các dữ liệu như: tác giả chính, năm xuất bản, thiết kế, cỡ mẫu, thời gian nghiên cứu, nhân khẩu học, khả năng sinh sản, loại xét nghiệm SDF, sự phân bố của các yếu tố nguy cơ với SDF hoặc nhóm yếu tố nguy cơ gây SDF cao. Số ngày kiêng xuất tinh khuyến nghị trong các nghiên cứu này là từ 2–7 ngày (2–5 ngày hoặc 3–5 ngày).
Mô hình tác động ngẫu nhiên sử dụng phương pháp phương sai nghịch đảo (Inverse Variance Method) xác định trọng số và kiểm định χ2 Mantel Haenszel để tổng hợp OR với khoảng tin cậy 95% (KTC 95%); phương pháp giới hạn ước lượng hợp lý tối đa (Restricted Maximum Likelihood Method) để tính MD với KTC 95% từ các giá trị chênh lệch trung bình.
Kết quả: Phần lớn các bài báo thống kê là nghiên cứu hồi cứu trên đối tượng nam giới trong độ tuổi 30 có thực hiện các xét nghiệm SCSA, SCD hoặc TUNEL. Trong 190 nghiên cứu được tổng hợp ở nhóm bệnh lý, giãn tĩnh mạch thừng tinh (MD = 13,62%; KTC 95%: 9,39-17,84) và rối loạn dung nạp glucose (MD = 13,75%; KTC 95%: 6,99-20,51) có mức tăng SDF đáng kể nhất. Trong đó, ung thư tinh hoàn ác tính có tác động cao nhất (MD = 11,3%; KTC 95%: 7,84-14,76). Các bệnh nhiễm trùng, như Chlamydia và HPV đều có chỉ số SDF không đáng kể. Bên cạnh đó, hút thuốc lá – một trong số các nguyên nhân xuất phát từ lối sống không lành mạnh có ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số SDF - tăng 9,19% (KTC 95%: 4,33-14,06).
Ngoài các nguyên nhân từ bệnh lý và lối sống không lành mạnh, các nguyên nhân khác như thời gian kiêng xuất tinh, tuổi tác và yếu tố môi trường cũng được nhóm tác giả thống kê. Cụ thể, thời gian kiêng xuất tinh khác nhau không cho thấy sự thay đổi đáng kể về chỉ số SDF. Trong khi đó, chỉ số SDF tăng đáng kể ở nam giới có độ tuổi trên 50 so với những người dưới 50 tuổi (MD = 12,58%; KTC 95%: 7,31- 17,86); điều kiện sống ô nhiễm cũng tác động đáng kể đến chỉ số SDF (MD = 9,68%; KTC 95%: 6,85-12,52); đặc biệt là nam giới làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều chất hoá học như thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt côn trùng (MD = 6,02%; KTC 95%: 3,66–8,38).
Bàn luận: Các nghiên cứu hiện nay cho thấy khoảng 30 – 40% các trường hợp nam giới vô sinh chưa rõ nguyên nhân, đa phần các trường hợp này đều có chỉ số tinh dịch đồ bình thường. Một trong những nguyên nhân không thể bỏ qua là chỉ số SDF cao, thường được gây ra bởi các cơ chế như: apoptosis, tái cấu trúc nhiễm sắc chất, tổn thương do ROS, enzyme nội sinh hoặc các yếu tố ngoại sinh. ROS mặc dù được sản xuất tự nhiên trong cơ thể và thiết yếu cho một số giai đoạn của quá trình thụ tinh. Tuy nhiên, việc sản xuất quá mức và mất cân bằng khiến ROS tăng cao dẫn đến stress oxy hóa và biến đổi protein, lipid và DNA. Chưa có “phạm vi bình thường” được xác định về mặt lâm sàng cho các chỉ số SDF để đánh giá phân loại nam giới vô sinh hay nam giới có khả năng sinh sản bình thường. Hơn nữa, tác động lớn nhất của chỉ số SDF cao chỉ mới được ghi nhận đối với tỷ lệ sẩy thai, chưa có tác động chắc chắn nào với các tỷ lệ khác của thai kỳ. Ngưỡng SDF được chấp thuận là <25% nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có chỉ số SDF từ 25 – 50% vẫn đủ điều kiện để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Một trong những lý do chính khiến thiếu phạm vi tham chiếu là thiếu phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn vàng và chưa đồng thuận về ngưỡng giá trị cụ thể giữa các phòng thí nghiệm khác nhau. Điểm mạnh của nghiên cứu là so sánh mức độ ảnh hưởng các nguyên nhân hình thành SDF khác nhau trên số lượng cỡ mẫu lớn, từ đó cung cấp hiểu biết để chủ động cải thiện chất lượng tinh trùng, có ý nghĩa trong điều trị vô sinh. Tuy nhiên, điểm yếu của nghiên cứu là được tổng hợp dựa trên các phương pháp xét nghiệm SDF khác nhau nên chưa có sự đồng nhất đáng kể.
Kết luận: Tóm lại, dựa vào các nguyên nhân kể trên thì giãn tĩnh mạch thừng tinh, rối loạn dung nạp glucose, ung thư tinh hoàn ác tính, hút thuốc, môi trường ô nhiễm và nam giới trên 50 tuổi có ảnh hưởng đến chỉ số DNA phân mảnh tinh trùng nhiều nhất.
Nguồn: Szabó A, Váncsa S, Hegyi P, Váradi A, Forintos A, Filipov T, Ács J, Ács N, Szarvas T, Nyirády P, Kopa Z. Lifestyle-, environmental-, and additional health factors associated with an increased sperm DNA fragmentation: a systematic review and meta-analysis. Reprod Biol Endocrinol. 2023 Jan 18;21(1):5. doi: 10.1186/s12958-023-01054-0.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối liên hệ giữa khả năng sinh sản và chế độ ăn uống – cải thiện tình trạng sẩy thai liên tiếp và vô sinh - Ngày đăng: 30-08-2024
Lão hóa gia tăng sự tích tụ tế bào già và lông mao trong nội mạc tử cung - Ngày đăng: 27-08-2024
AMH là chỉ thị sinh học tiên lượng sự thành công micro-TESE ở bệnh nhân vô tinh không do tắc không rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 27-08-2024
Yếu tố trung thể và khiếm khuyết di truyền của tinh trùng có thể dự đoán khả năng mang thai - Ngày đăng: 27-08-2024
Sự thoái hóa buồng trứng do androgen liên quan đến cơ chế bệnh sinh của hội chứng buồng trứng đa nang - Ngày đăng: 27-08-2024
Noãn tự thân và noãn từ người hiến tặng đông lạnh có liên quan đến sự khác biệt về kết quả lâm sàng và kết quả sơ sinh so với noãn tươi: Phân tích hệ thống báo cáo kết quả của Hiệp hội các Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản - Ngày đăng: 25-08-2024
Sử dụng hCG để hỗ trợ hoàng thể trong các chu kỳ tự nhiên chuyển phôi nang đông lạnh-rã đông: một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 25-08-2024
Tác dụng của liều gonadotropin trong các phác đồ kích thích buồng trứng đối với hiệu quả thu nhận noãn MII - Ngày đăng: 25-08-2024
Hiệu quả của phương pháp hỗ trợ thoát màng bằng laser đối với phôi nang đông lạnh: Kết quả từ một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 24-08-2024
Tiểu đường ở nam giới và vô sinh – cơ chế đề nghị và giải pháp - Ngày đăng: 24-08-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK