Tin tức
on Tuesday 23-07-2024 7:23am
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Trịnh Thị Mỹ Ngà, Ths. Lê Thị Bích Phượng- Olea Fertility Nha Trang, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang
Giới thiệu
Kể từ khi em bé IVF đầu tiên được sinh ra, công nghệ hỗ trợ sinh sản đã trở thành phương pháp điều trị thường quy cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Có nhiều yếu tố được chứng minh là có ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi, trong đó chất lượng phôi được xem là một trong những yếu tố quan trọng. Với mục tiêu cuối cùng của công nghệ hỗ trợ sinh sản là bệnh nhân có một em bé khỏe mạnh mang về, chuyển đơn phôi (single embryo transfer – SET) luôn được khuyến nghị nhưng chuyển hai phôi (double embryo transfer – DET) vẫn đang được thực hiện khá phổ biến, đặc biệt đối với những bệnh nhân có tiên lượng xấu và ít phôi chất lượng tốt.
Để nâng cao tỉ lệ điều trị thành công, việc chuyển cùng lúc phôi chất lượng kém và phôi chất lượng tốt vẫn đang được thực hiện. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện nay cho thấy các tế bào mô đệm nội mạc tử cung có thể phân biệt chất lượng của phôi và chọn lọc những phôi bất thường để ngăn phôi làm tổ. Sự tồn tại của phôi bất thường có thể kích hoạt sự chọn lọc này, dẫn đến thất bại làm tổ ở phôi chất lượng tốt. Hiện tượng này có thể bảo vệ phụ nữ trước nguy cơ mang thai bất thường nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến những bệnh nhân có tiên lượng xấu. Với giả thuyết đặt ra cho rằng phôi chất lượng kém có thể gửi tín hiệu bất thường đến nội mạc tử cung, dẫn đến phản ứng đào thải và gây bất lợi cho phôi chất lượng tốt được chuyển cùng. Như vậy, liệu rằng việc truyền tín hiệu giữa phôi chất lượng tốt và nội mạc tử cung có thực sự bị gián đoạn bởi phôi chất lượng kém hay không?
Chuyển phôi chất lượng kém và phôi chất lượng tốt cùng nhau tương đối phổ biến trong IVF. Mặc dù các nghiên cứu hồi cứu trước đây đã thảo luận về vấn đề này, nhưng cỡ mẫu khá nhỏ. Hơn nữa, các nghiên cứu này không phân loại bệnh nhân theo độ tuổi hoặc số chu kỳ chuyển phôi. Vì vậy, việc có nên chuyển phôi chất lượng kém cùng với phôi chất lượng tốt hay không cần phải được xem xét và đánh giá lại. Xianju Huang và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá liệu rằng phôi chất lượng kém có tác động xấu đến phôi chất lượng tốt khi được chuyển cùng nhau hay không.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu phân tích trên các chu kỳ chuyển phôi tươi ngày 3 từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2020. Nghiên cứu thực hiện đánh giá trên hai nhóm: 732 chu kỳ chuyển hai phôi (DET) với một phôi chất lượng tốt và một phôi chất lượng kém và 774 chu kỳ chuyển một phôi (SET) chất lượng tốt. Tiêu chuẩn loại bao gồm: (a) tuổi mẹ hoặc tuổi cha> 45 tuổi, (b) độ dày nội mạc tử cung 7 mm, (c) các chu kỳ thiếu dữ liệu lâm sàng hoặc không theo dõi được thông tin của bệnh nhân, (d) chu kỳ xin noãn hoặc chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD).
Kết cục chính của nghiên cứu bao gồm tỉ lệ sinh sống và tỉ lệ thai lâm sàng. Kết cục phụ là tỉ lệ đa thai.
Kết quả nghiên cứu
Tổng cộng có 1506 chu kỳ chuyển phôi tươi được nhận vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ở nhóm DET trẻ hơn 2,54 tuổi (P<0,001), có chỉ số BMI thấp hơn (P<0,001), nồng độ estradiol huyết thanh cao hơn vào ngày tiêm trigger (P<0,001) và tổng liều gonadotropin thấp hơn (P<0,01) so với nhóm SET. Những bệnh nhân ở nhóm SET có ít noãn hơn và có tỉ lệ phôi phân chia bình thường cao hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh sống (33,2% so với 24,5%, P<0,001) và tỉ lệ thai lâm sàng (42,3% so với 33,3%, P<0,001) ở nhóm DET cao hơn nhóm SET. Tuy nhiên, tỉ lệ đa thai tăng từ 0,8% ở nhóm SET lên 14,8% ở nhóm DET. Nhưng nghiên cứu lại cho thấy chuyển đơn phôi dẫn đến tỉ lệ sẩy thai cao hơn (26,4% so với 19,0%, P=0,037). Ngoài ra, không có sự khác biệt nào về kết quả chu sinh giữa hai nhóm.
Đánh giá về tác động của tuổi tác lên kết quả thai, nghiên cứu cho thấy ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi, việc đồng chuyển thêm một phôi chất lượng kém làm tăng tỉ lệ sinh sống lên 6% (41,6% so với 35,6%, P=0,084) cũng như tăng tỉ lệ đa thai từ 1,4% lên 14,9% (P<0,001). Ở nhóm phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, xu hướng tương tự về tỉ lệ sinh sống cũng được quan sát (15,6% so với 17,8%, P=0,671). Tuy nhiên, tỉ lệ đa thai tăng từ 0 lên 14,7% (P<0,001). Ngoài ra, không có sự khác biệt về tỉ lệ sẩy thai và tỉ lệ chu sinh giữa hai nhóm.
Đối với những bệnh nhân có một chu kỳ chuyển phôi, sự khác biệt đáng kể được tìm thấy giữa nhóm SET và nhóm DET về tỉ lệ có thai lâm sàng (35,5% so với 49,4%, P<0,001) và tỉ lệ sinh sống (25,5% so với 39,1%, P<0,001). Tuy nhiên, tỉ lệ đa thai tăng từ 0,5% ở nhóm SET lên 15,1% ở nhóm DET.
Ở những bệnh nhân có nhiều chu kỳ chuyển phôi, ngoại trừ sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ đa thai (1,3% so với 14,1%, P=0,003) giữa hai nhóm thì các thông số khác không có sự khác biệt, phân tích cho thấy so với chuyển đơn phôi, chuyển hai phôi làm tăng đáng kể tỉ lệ đa thai (OR= 0,047, KTC 95% 0,011–0,199).
Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy việc chuyển một phôi chất lượng tốt cùng với một phôi chất lượng kém không làm giảm tỉ lệ sinh sống so với việc chuyển một phôi chất lượng tốt. Chuyển hai phôi với phôi thứ hai là phôi có chất lượng kém làm tăng tỉ lệ có thai lâm sàng và tỉ lệ sinh sống nhưng cũng tăng đáng kể tỉ lệ đa thai. Nhóm tác giả đã khuyến nghị rằng ở phụ nữ trên 35 tuổi hoặc những bệnh nhân có nhiều chu kỳ chuyển phôi, bác sĩ nên cân nhắc về lợi ích và rủi ro của chuyển hai phôi.
TLTK: Huang, X., Lu, X., Jiang, X., Chao, L., & Wang, X. (2024). The effect of transferring a low-quality embryo along with a high-quality embryo on the pregnancy outcome. Middle East Fertility Society Journal, 29(1), 1-7. DOI: https://doi.org/10.1186/s43043-024-00195-5
Giới thiệu
Kể từ khi em bé IVF đầu tiên được sinh ra, công nghệ hỗ trợ sinh sản đã trở thành phương pháp điều trị thường quy cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Có nhiều yếu tố được chứng minh là có ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi, trong đó chất lượng phôi được xem là một trong những yếu tố quan trọng. Với mục tiêu cuối cùng của công nghệ hỗ trợ sinh sản là bệnh nhân có một em bé khỏe mạnh mang về, chuyển đơn phôi (single embryo transfer – SET) luôn được khuyến nghị nhưng chuyển hai phôi (double embryo transfer – DET) vẫn đang được thực hiện khá phổ biến, đặc biệt đối với những bệnh nhân có tiên lượng xấu và ít phôi chất lượng tốt.
Để nâng cao tỉ lệ điều trị thành công, việc chuyển cùng lúc phôi chất lượng kém và phôi chất lượng tốt vẫn đang được thực hiện. Tuy nhiên, các bằng chứng hiện nay cho thấy các tế bào mô đệm nội mạc tử cung có thể phân biệt chất lượng của phôi và chọn lọc những phôi bất thường để ngăn phôi làm tổ. Sự tồn tại của phôi bất thường có thể kích hoạt sự chọn lọc này, dẫn đến thất bại làm tổ ở phôi chất lượng tốt. Hiện tượng này có thể bảo vệ phụ nữ trước nguy cơ mang thai bất thường nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến những bệnh nhân có tiên lượng xấu. Với giả thuyết đặt ra cho rằng phôi chất lượng kém có thể gửi tín hiệu bất thường đến nội mạc tử cung, dẫn đến phản ứng đào thải và gây bất lợi cho phôi chất lượng tốt được chuyển cùng. Như vậy, liệu rằng việc truyền tín hiệu giữa phôi chất lượng tốt và nội mạc tử cung có thực sự bị gián đoạn bởi phôi chất lượng kém hay không?
Chuyển phôi chất lượng kém và phôi chất lượng tốt cùng nhau tương đối phổ biến trong IVF. Mặc dù các nghiên cứu hồi cứu trước đây đã thảo luận về vấn đề này, nhưng cỡ mẫu khá nhỏ. Hơn nữa, các nghiên cứu này không phân loại bệnh nhân theo độ tuổi hoặc số chu kỳ chuyển phôi. Vì vậy, việc có nên chuyển phôi chất lượng kém cùng với phôi chất lượng tốt hay không cần phải được xem xét và đánh giá lại. Xianju Huang và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá liệu rằng phôi chất lượng kém có tác động xấu đến phôi chất lượng tốt khi được chuyển cùng nhau hay không.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu hồi cứu phân tích trên các chu kỳ chuyển phôi tươi ngày 3 từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2020. Nghiên cứu thực hiện đánh giá trên hai nhóm: 732 chu kỳ chuyển hai phôi (DET) với một phôi chất lượng tốt và một phôi chất lượng kém và 774 chu kỳ chuyển một phôi (SET) chất lượng tốt. Tiêu chuẩn loại bao gồm: (a) tuổi mẹ hoặc tuổi cha> 45 tuổi, (b) độ dày nội mạc tử cung 7 mm, (c) các chu kỳ thiếu dữ liệu lâm sàng hoặc không theo dõi được thông tin của bệnh nhân, (d) chu kỳ xin noãn hoặc chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (PGD).
Kết cục chính của nghiên cứu bao gồm tỉ lệ sinh sống và tỉ lệ thai lâm sàng. Kết cục phụ là tỉ lệ đa thai.
Kết quả nghiên cứu
Tổng cộng có 1506 chu kỳ chuyển phôi tươi được nhận vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ở nhóm DET trẻ hơn 2,54 tuổi (P<0,001), có chỉ số BMI thấp hơn (P<0,001), nồng độ estradiol huyết thanh cao hơn vào ngày tiêm trigger (P<0,001) và tổng liều gonadotropin thấp hơn (P<0,01) so với nhóm SET. Những bệnh nhân ở nhóm SET có ít noãn hơn và có tỉ lệ phôi phân chia bình thường cao hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh sống (33,2% so với 24,5%, P<0,001) và tỉ lệ thai lâm sàng (42,3% so với 33,3%, P<0,001) ở nhóm DET cao hơn nhóm SET. Tuy nhiên, tỉ lệ đa thai tăng từ 0,8% ở nhóm SET lên 14,8% ở nhóm DET. Nhưng nghiên cứu lại cho thấy chuyển đơn phôi dẫn đến tỉ lệ sẩy thai cao hơn (26,4% so với 19,0%, P=0,037). Ngoài ra, không có sự khác biệt nào về kết quả chu sinh giữa hai nhóm.
Đánh giá về tác động của tuổi tác lên kết quả thai, nghiên cứu cho thấy ở nhóm phụ nữ dưới 35 tuổi, việc đồng chuyển thêm một phôi chất lượng kém làm tăng tỉ lệ sinh sống lên 6% (41,6% so với 35,6%, P=0,084) cũng như tăng tỉ lệ đa thai từ 1,4% lên 14,9% (P<0,001). Ở nhóm phụ nữ từ 35 tuổi trở lên, xu hướng tương tự về tỉ lệ sinh sống cũng được quan sát (15,6% so với 17,8%, P=0,671). Tuy nhiên, tỉ lệ đa thai tăng từ 0 lên 14,7% (P<0,001). Ngoài ra, không có sự khác biệt về tỉ lệ sẩy thai và tỉ lệ chu sinh giữa hai nhóm.
Đối với những bệnh nhân có một chu kỳ chuyển phôi, sự khác biệt đáng kể được tìm thấy giữa nhóm SET và nhóm DET về tỉ lệ có thai lâm sàng (35,5% so với 49,4%, P<0,001) và tỉ lệ sinh sống (25,5% so với 39,1%, P<0,001). Tuy nhiên, tỉ lệ đa thai tăng từ 0,5% ở nhóm SET lên 15,1% ở nhóm DET.
Ở những bệnh nhân có nhiều chu kỳ chuyển phôi, ngoại trừ sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ đa thai (1,3% so với 14,1%, P=0,003) giữa hai nhóm thì các thông số khác không có sự khác biệt, phân tích cho thấy so với chuyển đơn phôi, chuyển hai phôi làm tăng đáng kể tỉ lệ đa thai (OR= 0,047, KTC 95% 0,011–0,199).
Kết luận
Nghiên cứu này cho thấy việc chuyển một phôi chất lượng tốt cùng với một phôi chất lượng kém không làm giảm tỉ lệ sinh sống so với việc chuyển một phôi chất lượng tốt. Chuyển hai phôi với phôi thứ hai là phôi có chất lượng kém làm tăng tỉ lệ có thai lâm sàng và tỉ lệ sinh sống nhưng cũng tăng đáng kể tỉ lệ đa thai. Nhóm tác giả đã khuyến nghị rằng ở phụ nữ trên 35 tuổi hoặc những bệnh nhân có nhiều chu kỳ chuyển phôi, bác sĩ nên cân nhắc về lợi ích và rủi ro của chuyển hai phôi.
TLTK: Huang, X., Lu, X., Jiang, X., Chao, L., & Wang, X. (2024). The effect of transferring a low-quality embryo along with a high-quality embryo on the pregnancy outcome. Middle East Fertility Society Journal, 29(1), 1-7. DOI: https://doi.org/10.1186/s43043-024-00195-5
Các tin khác cùng chuyên mục:
Chỉ số hCG trong giai đoạn thai sớm sau IVF dự đoán kết cục thai kỳ - Ngày đăng: 23-07-2024
So sánh kết quả lâm sàng giữa chuyển đơn phôi ngày 5 và ngày 6 trong các chu kỳ thực hiện xét nghiệm di truyền sàng lọc thể lệch bội phôi tiền làm tổ (PGT-A) - Ngày đăng: 20-07-2024
Tác động của các thông số lâm sàng và phôi học đến tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống trong chu kỳ chuyển phôi tươi: một nghiên cứu hồi cứu trên 9608 phôi giai đoạn phân chia chất lượng tốt - Ngày đăng: 20-07-2024
Vai trò của các túi ngoại bào trong giao tiếp giữa phôi và nội mạc tử cung mẹ - Ngày đăng: 19-07-2024
Tổng thời gian phôi nang tự sụp khoang phôi là một yếu tố dự đoán độc lập tỉ lệ nguyên bội và trẻ sinh sống - Ngày đăng: 19-07-2024
Hiệu quả của hai phương pháp hỗ trợ thoát màng bằng laser trong ART: một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 19-07-2024
Sinh thiết tế bào lá nuôi tương quan với kết cục thai kỳ hơn là kết cục trẻ sinh - Ngày đăng: 19-07-2024
Xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ sàng lọc thể lệch bội nhằm tối ưu hóa kết quả sinh sản ở nhóm bệnh nhân thất bại nhiều lần: Tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 19-07-2024
So sánh kỹ thuật Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn với Thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển ở những cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam giới không nghiêm trọng: nghiên cứu đa trung tâm, nhãn mở, đối chứng ngẫu nhiên - Ngày đăng: 19-07-2024
Ảnh hưởng của chu kỳ trữ - rã, thu tế bào sinh thiết và số lần bắn laser đến sự xuất hiện thể khảm trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 15-07-2024
Sử dụng kính hiển vi phân cực quan sát thoi vô sắc trong quá trình ICSI giúp cải thiện kết quả IVF ở những bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng: một nghiên cứu hồi cứu từ một trung tâm IVF Indonesia - Ngày đăng: 15-07-2024
Theo dõi 10 năm về kết quả sinh sản ở phụ nữ cố gắng làm mẹ sau khi trữ noãn chủ động - Ngày đăng: 15-07-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK