Tin tức
on Friday 19-07-2024 6:05am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Huỳnh Ngọc Uyên, IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992 và được chỉ định trong các trường hợp vô sinh do yếu tố nam nặng. Nguyên nhân do vô sinh do yếu tố nam giới nặng chiếm 30%, nhưng hiện tại số chu kỳ ICSI chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với tỉ lệ này và tăng dần ở cả các cặp vợ chồng vô sinh không do yếu tố nam giới nặng. Việc tăng số chu kì ICSI ở những trường hợp vô sinh không phải do yếu tố nam nặng góp phần vào giả thuyết cho rằng ICSI có thể ngăn ngừa thất bại thụ tinh hoàn toàn, tăng số lượng phôi chuyển và tỉ lệ trẻ sinh sống.
Hai thử nghiệm ngẫu nhiên đa trung tâm đã chỉ ra rằng ICSI không giúp cải thiện tỉ lệ làm tổ của phôi và tỉ lệ trẻ sinh sống so với IVF cổ điển ở những cặp vợ chồng vô sinh có chỉ số tinh dịch đồ bình thường. Ngoài ra, ICSI là kỹ thuật xâm lấn và bỏ qua những rào cản của thụ tinh tự nhiên, do đó người ta đặt ra mối lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn bao gồm nguy cơ dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, rối loạn tâm thần ở trẻ sinh ra từ ICSI.
Một số nghiên cứu trước đây đã báo cáo rằng ICSI cho tỉ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn thấp hơn và số lượng noãn tối thiểu để tạo ra một phôi có thể sử dụng ít hơn so với IVF cổ điển. Những nghiên cứu khác cho rằng không có sự khác biệt về tỉ lệ thụ tinh, phôi tốt, thai lâm sàng, tỉ lệ trẻ sinh sống giữa ICSI và IVF cổ điển. Tuy nhiên những nghiên cứu này còn có mặt hạn chế về cỡ mẫu và thiết kế nghiên cứu không có tính ngẫu nhiên, không có báo cáo sâu hơn về các trường hợp trẻ sinh sống.
Vẫn còn tranh cãi về ưu điểm của ICSI so với IVF cổ điển ở những cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam giới ở mức độ nhẹ và vừa. Do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả và tính an toàn của ICSI so với IVF cổ điển ở những cặp bệnh nhân vô sinh do yếu tố nam giới không nghiêm trọng.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng, đa trung tâm, nhãn mở được thực hiện tại 10 trung tâm y học sinh sản ở Trung Quốc từ ngày 4 tháng 4 năm 2018 đến ngày 15 tháng 11 năm 2021. Nghiên cứu thực hiện trên 2329 cặp bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: ICSI (1154 cặp), IVF cổ điển (1175 cặp).
Kết cục chính là tỉ lệ trẻ sinh sống sau lần chuyển phôi đầu tiên. Kết cục phụ là tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi ngày 3, tỉ lệ phôi ngày 3 loại tốt, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ đa thai, tỉ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn. Các kết cục phụ liên quan đến an toàn điều trị như: quá kích buồng trứng ở mức độ vừa và nặng, thai ngoài tử cung, sẩy thai, đái tháo đường thai kì, rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ, ra máu trước sinh, sinh non, cân nặng khi sinh, tuổi thai, dị tật bẩm sinh, tử vong chu sinh, tử vong sơ sinh.
Kết quả nghiên cứu
• Tỷ lệ trẻ sinh sống sau lần chuyển phôi đầu tiên: ở nhóm ICSI là 33,8% (390 cặp), ở nhóm IVF cổ điển là 36,6% (430 cặp) (RR 0.92 [95% KTC 0,83–1,03]; p = 0,16).
• Tỉ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn: ở nhóm ICSI là 3,6% (42 cặp), ở nhóm IVF cổ điển là 4,8% (56 cặp) (RR 0,77 [0,52–1,14]; p = 0,19).
• Nhóm ICSI có tỉ lệ phôi ngày 3, tỉ lệ làm tổ thấp hơn so với nhóm IVF cổ điển (tương ứng p = 0,0009 và RR 0,91 [0,83–1,00]; p = 0,045).
• Tỷ lệ thụ tinh, số lượng phôi tốt ngày 3, chiến lược chuyển phôi (chuyển phôi tươi hay đông lạnh, phôi ngày 3 hay phôi nang, đơn phôi hay 2 phôi) không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
• Tỷ lệ thai lâm sàng, thai ngoài tử cung, sẩy thai và tỷ lệ thai diễn tiến cũng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
• Trong nhóm ICSI, có 7 trẻ mắc dị tật bẩm sinh (0,6%), tử vong chu sinh 4 trẻ (0,3%) và 2 trẻ tử vong sơ sinh (0,2%). Ở nhóm IVF cổ điển có 13 trẻ mắc dị tật bẩm sinh (1,1%); 6 trẻ tử vong chu sinh (0,5%); và 1 trẻ tử vong sơ sinh (0,1%). Ở nhóm IVF cổ điển có 1 trẻ tử vong ở 33 ngày sau sinh do teo ruột bẩm sinh.
• Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn trong vòng 12 tháng sau khi phân nhóm ngẫu nhiên ở nhóm ICSI thấp hơn so với IVF cổ điển (514 [44,5%] so với 598 [50,9%]; RR 0,88 [95% KTC 0,81–0,96]; p = 0,0041).
• Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2023 tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở nhóm ICSI vẫn thấp hơn so với nhóm IVF cổ điển (539 [46,7%] so với 618 [52,6%]; 0,89 [0,82–0,97]; p = 0,0066) và tỷ lệ thai diễn tiến chiếm 0,3% (4 cặp) ở nhóm ICSI, 0,3% (3 cặp) ở nhóm IVF cổ điển.
Kết luận
ICSI không cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống so với IVF cổ điển. Vì ICSI là một thủ thuật xâm lấn đi kèm với chi phí bổ sung và khả năng tăng nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, IVF cổ điển được khuyến cáo là phương pháp điều trị thích hợp với những cặp vô sinh không do yếu tố nam giới nặng.
Tài liệu tham khảo: Wang, Y., Li, R., Yang, R., Zheng, D., Zeng, L., Lian, Y., ... & Qiao, J. (2024). Intracytoplasmic sperm injection versus conventional in-vitro fertilisation for couples with infertility with non-severe male factor: a multicentre, open-label, randomised controlled trial. The Lancet, 403(10430), 924-934.
Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI) được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1992 và được chỉ định trong các trường hợp vô sinh do yếu tố nam nặng. Nguyên nhân do vô sinh do yếu tố nam giới nặng chiếm 30%, nhưng hiện tại số chu kỳ ICSI chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với tỉ lệ này và tăng dần ở cả các cặp vợ chồng vô sinh không do yếu tố nam giới nặng. Việc tăng số chu kì ICSI ở những trường hợp vô sinh không phải do yếu tố nam nặng góp phần vào giả thuyết cho rằng ICSI có thể ngăn ngừa thất bại thụ tinh hoàn toàn, tăng số lượng phôi chuyển và tỉ lệ trẻ sinh sống.
Hai thử nghiệm ngẫu nhiên đa trung tâm đã chỉ ra rằng ICSI không giúp cải thiện tỉ lệ làm tổ của phôi và tỉ lệ trẻ sinh sống so với IVF cổ điển ở những cặp vợ chồng vô sinh có chỉ số tinh dịch đồ bình thường. Ngoài ra, ICSI là kỹ thuật xâm lấn và bỏ qua những rào cản của thụ tinh tự nhiên, do đó người ta đặt ra mối lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn bao gồm nguy cơ dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, rối loạn tâm thần ở trẻ sinh ra từ ICSI.
Một số nghiên cứu trước đây đã báo cáo rằng ICSI cho tỉ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn thấp hơn và số lượng noãn tối thiểu để tạo ra một phôi có thể sử dụng ít hơn so với IVF cổ điển. Những nghiên cứu khác cho rằng không có sự khác biệt về tỉ lệ thụ tinh, phôi tốt, thai lâm sàng, tỉ lệ trẻ sinh sống giữa ICSI và IVF cổ điển. Tuy nhiên những nghiên cứu này còn có mặt hạn chế về cỡ mẫu và thiết kế nghiên cứu không có tính ngẫu nhiên, không có báo cáo sâu hơn về các trường hợp trẻ sinh sống.
Vẫn còn tranh cãi về ưu điểm của ICSI so với IVF cổ điển ở những cặp vợ chồng vô sinh do yếu tố nam giới ở mức độ nhẹ và vừa. Do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm so sánh hiệu quả và tính an toàn của ICSI so với IVF cổ điển ở những cặp bệnh nhân vô sinh do yếu tố nam giới không nghiêm trọng.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng, đa trung tâm, nhãn mở được thực hiện tại 10 trung tâm y học sinh sản ở Trung Quốc từ ngày 4 tháng 4 năm 2018 đến ngày 15 tháng 11 năm 2021. Nghiên cứu thực hiện trên 2329 cặp bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: ICSI (1154 cặp), IVF cổ điển (1175 cặp).
Kết cục chính là tỉ lệ trẻ sinh sống sau lần chuyển phôi đầu tiên. Kết cục phụ là tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ phôi ngày 3, tỉ lệ phôi ngày 3 loại tốt, tỉ lệ làm tổ, tỉ lệ thai lâm sàng, tỉ lệ đa thai, tỉ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn. Các kết cục phụ liên quan đến an toàn điều trị như: quá kích buồng trứng ở mức độ vừa và nặng, thai ngoài tử cung, sẩy thai, đái tháo đường thai kì, rối loạn tăng huyết áp trong thai kỳ, ra máu trước sinh, sinh non, cân nặng khi sinh, tuổi thai, dị tật bẩm sinh, tử vong chu sinh, tử vong sơ sinh.
Kết quả nghiên cứu
• Tỷ lệ trẻ sinh sống sau lần chuyển phôi đầu tiên: ở nhóm ICSI là 33,8% (390 cặp), ở nhóm IVF cổ điển là 36,6% (430 cặp) (RR 0.92 [95% KTC 0,83–1,03]; p = 0,16).
• Tỉ lệ thất bại thụ tinh hoàn toàn: ở nhóm ICSI là 3,6% (42 cặp), ở nhóm IVF cổ điển là 4,8% (56 cặp) (RR 0,77 [0,52–1,14]; p = 0,19).
• Nhóm ICSI có tỉ lệ phôi ngày 3, tỉ lệ làm tổ thấp hơn so với nhóm IVF cổ điển (tương ứng p = 0,0009 và RR 0,91 [0,83–1,00]; p = 0,045).
• Tỷ lệ thụ tinh, số lượng phôi tốt ngày 3, chiến lược chuyển phôi (chuyển phôi tươi hay đông lạnh, phôi ngày 3 hay phôi nang, đơn phôi hay 2 phôi) không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
• Tỷ lệ thai lâm sàng, thai ngoài tử cung, sẩy thai và tỷ lệ thai diễn tiến cũng không có sự khác biệt giữa 2 nhóm.
• Trong nhóm ICSI, có 7 trẻ mắc dị tật bẩm sinh (0,6%), tử vong chu sinh 4 trẻ (0,3%) và 2 trẻ tử vong sơ sinh (0,2%). Ở nhóm IVF cổ điển có 13 trẻ mắc dị tật bẩm sinh (1,1%); 6 trẻ tử vong chu sinh (0,5%); và 1 trẻ tử vong sơ sinh (0,1%). Ở nhóm IVF cổ điển có 1 trẻ tử vong ở 33 ngày sau sinh do teo ruột bẩm sinh.
• Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn trong vòng 12 tháng sau khi phân nhóm ngẫu nhiên ở nhóm ICSI thấp hơn so với IVF cổ điển (514 [44,5%] so với 598 [50,9%]; RR 0,88 [95% KTC 0,81–0,96]; p = 0,0041).
• Tính đến ngày 31 tháng 8 năm 2023 tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn ở nhóm ICSI vẫn thấp hơn so với nhóm IVF cổ điển (539 [46,7%] so với 618 [52,6%]; 0,89 [0,82–0,97]; p = 0,0066) và tỷ lệ thai diễn tiến chiếm 0,3% (4 cặp) ở nhóm ICSI, 0,3% (3 cặp) ở nhóm IVF cổ điển.
Kết luận
ICSI không cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống so với IVF cổ điển. Vì ICSI là một thủ thuật xâm lấn đi kèm với chi phí bổ sung và khả năng tăng nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ. Do đó, IVF cổ điển được khuyến cáo là phương pháp điều trị thích hợp với những cặp vô sinh không do yếu tố nam giới nặng.
Tài liệu tham khảo: Wang, Y., Li, R., Yang, R., Zheng, D., Zeng, L., Lian, Y., ... & Qiao, J. (2024). Intracytoplasmic sperm injection versus conventional in-vitro fertilisation for couples with infertility with non-severe male factor: a multicentre, open-label, randomised controlled trial. The Lancet, 403(10430), 924-934.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của chu kỳ trữ - rã, thu tế bào sinh thiết và số lần bắn laser đến sự xuất hiện thể khảm trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 15-07-2024
Sử dụng kính hiển vi phân cực quan sát thoi vô sắc trong quá trình ICSI giúp cải thiện kết quả IVF ở những bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng: một nghiên cứu hồi cứu từ một trung tâm IVF Indonesia - Ngày đăng: 15-07-2024
Theo dõi 10 năm về kết quả sinh sản ở phụ nữ cố gắng làm mẹ sau khi trữ noãn chủ động - Ngày đăng: 15-07-2024
Mối tương quan giữa việc sử dụng sản phẩm chăm sóc cá nhân và kết quả điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 10-07-2024
Dự đoán khả năng thụ tinh và chất lượng phôi dựa trên dấu ấn sinh học trong dịch nang - Ngày đăng: 10-07-2024
So sánh hiệu quả chuyển phôi tươi và phôi trữ ngày 06 (D6) - Ngày đăng: 10-07-2024
Nồng độ progesterone cao sau ngày tiêm hCG không ảnh hưởng đến kết cục thai lâm sàng sau chuyển phôi - Ngày đăng: 07-07-2024
So sánh tác động của hoạt hóa mô buồng trứng hóa học so với cơ học trong sự phát triển nang noãn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
Đột biến cặp alen trong protein liên kết RNA ADAD2 gây ra tình trạng suy giảm khả năng sinh tinh và vô tinh không do tắc nghẽn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
Vật tư bằng nhựa được sử dụng trong các quy trình thụ tinh trong ống nghiệm gây ra sự thay đổi lớn về biểu hiện gen nhau thai - Ngày đăng: 05-07-2024
Chất lượng hình thái phôi ngày 3 ảnh hưởng đến kết cục thai của phôi nang nguyên bội chất lượng thấp: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 05-07-2024
Mối tương quan giữa những bất thường về hình dạng và sự phân mảnh DNA tinh trùng người - Ngày đăng: 04-07-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK