Tin tức
on Monday 15-07-2024 9:50am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Dương Thị Ngọc Nữ, IVFMD Tân Bình
Giới thiệu:
Sử dụng phôi khảm sau xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (preimplantation genetic testing for aneuploidy – PGT-A) đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo có trẻ sinh sống khỏe mạnh sau chuyển phôi khảm. Tiền sử bệnh nhân và tỷ lệ khảm cần được cân nhắc khi xác định phôi khảm có phù hợp để chuyển hay không. Phôi khảm được cho là không bị ảnh hưởng bởi tuổi mẹ vì chúng là sản phẩm do sai sót trong quá trình phân chia tế bào sau thụ tinh. Sử dụng kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới (NGS), khoảng 10-20% kết quả PGT-A được phân loại là khảm. Qúa trình sinh thiết, số lượng tế bào thu nhận, vị trí sinh thiết và chu kỳ trữ - rã lặp lại có thể ảnh hưởng đến tình trạng khảm của phôi, tuy nhiên chúng chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của quá trình trữ - rã lặp lại, số lượng tế bào thu nhận và sự tiếp xúc laser đến mức độ khảm của phôi tiền làm tổ.
Vật liệu và phương pháp:
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu từ năm 2019 đến năm 2023 với tổng 145 chu kỳ. PGT-A dựa trên NGS được thực hiện sau khi nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang. Sinh thiết phôi sử dụng phương pháp “pulling” kết hợp laser. Màng ZP được mở bằng laser ở khoảng nhiệt gây hại tối thiểu cho tế bào (xung 300 µs). Khuếch đại toàn bộ bộ gene bằng bộ kit Veriseq PGS và giải trình tự gene (Illumina). Sự hiện diện của thể khảm được xác định khi có 20%-80% tế bào bất thường, <20% tế bào bất thường là phôi nguyên bội, >80% tế bào bất thường là phôi lệch bội.
Các đặc điểm của bệnh nhân (tuổi mẹ và tuổi cha, số chu kỳ chọc hút trứng, nồng độ hormone AMH, phương pháp kích thích buồng trứng, chất lượng phôi nang và ngày trữ lạnh (ngày 5/6)) của nhóm sinh thiết thông thường (đối chứng) được so sánh với nhóm rã sinh thiết (thawed biopsy - TB). Nhóm đối chứng (119 bệnh nhân, 304 phôi nang) và nhóm TB (26 bệnh nhân, 72 phôi nang) được phân thành 3 loại theo kết quả NGS (nguyên bội, khảm và lệch bội), đồng thời so sánh số lượng tế bào thu nhận (từ 3 đến 12) và số lần bắn laser (từ 2 đến 15) cho từng loại. Sau đó, so sánh ảnh hưởng của sự khác biệt về số lượng tế bào được thu nhận và số lần bắn laser đến kết quả NGS ở nhóm đối chứng và nhóm TB.
Kết quả:
Tuổi mẹ và số chu kỳ chọc hút trứng ở nhóm đối chứng cao hơn nhóm TB (ít nhất P <0,005). Tương tự, nồng độ hormone AMH ở nhóm TB cao hơn ở nhóm đối chứng (P <0,01). Chất lượng phôi nang kém ở nhóm TB thấp hơn so với nhóm đối chứng (P < 0,01). Nghiên cứu này không cho thấy bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào về số lượng tế bào thu nhận và số lần bắn laser cho từng trường hợp trong nhóm đối chứng hoặc nhóm TB. Nhóm TB có tỷ lệ khảm nhiễm sắc thể cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Cả số lượng tế bào thu nhận cũng như số lần bắn laser đều không ảnh hưởng đến tỷ lệ khảm nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, quá trình trữ - rã lặp lại đã làm tăng sự xuất hiện thể khảm của phôi.
Thảo luận:
Lý do tiềm ẩn cho sự xuất hiện tỷ lệ khảm cao hơn ở nhóm TB có thể xảy ra trong quá trình đông lạnh phôi nang. Cụ thể, tỷ lệ khảm được phát hiện có thể do DNA giải phóng từ chu trình chết theo chương trình (apoptosis). Tỷ lệ apoptosis khác nhau giữa phôi nguyên bội, khảm và lệch bội, trong đó phôi lệch bội biểu hiện mức độ apoptosis cao hơn. Trong nghiên cứu này, một số tế bào của phôi nang có thể đã bị tổn thương trong quá trình trữ - rã lặp lại nhưng không thay đổi chất lượng phôi, do đó DNA được giải phóng có thể ảnh hưởng đến kết quả NGS. Bên cạnh đó, các yếu tố ngoại lai khác có thể ảnh hưởng trong quá trình ly giải tế bào, chất ức chế phản ứng PCR…loại trừ những yếu tố tiềm ẩn này là rất khó khăn. Dù vậy, nhiều nghiên cứu đã báo cáo sự ra đời của những em bé khỏe mạnh từ phôi nang trữ - rã lặp lại và sinh thiết trước chuyển phôi, do đó các chu kỳ trữ - rã lặp lại không được coi là yếu tố tiêu cực khi đánh giá sự phù hợp của phôi để chuyển hoặc sinh thiết.
Kết luận:
Nghiên cứu này cho thấy rằng các chu kỳ trữ - rã lặp lại làm tăng tỷ lệ xuất hiện thể khảm, nhưng vẫn có thể sử dụng phôi khảm để chuyển. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng nếu thất bại chuyển phôi nhiều lần, PGT-A có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phôi trữ, thực hiện sinh thiết phôi và sau đó trữ lạnh lại các phôi nang nguyên bội để sử dụng sau này. Ngay cả trong trường hợp kết quả NGS không thuyết phục, vẫn có thể thực hiện sinh thiết lại.
Nguồn: Takeuchi, K., Kuwatsuru, Y., Kuroki, Y., Fukumoto, Y., Tokudome, M., Moewaki, H., ... & Mizobe, Y. (2024). Effect of freeze-thawing, cell collection, and laser irradiation cycles on mosaicism occurrence in preimplantation genetic testing for aneuploidy. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology.
Giới thiệu:
Sử dụng phôi khảm sau xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (preimplantation genetic testing for aneuploidy – PGT-A) đang là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo có trẻ sinh sống khỏe mạnh sau chuyển phôi khảm. Tiền sử bệnh nhân và tỷ lệ khảm cần được cân nhắc khi xác định phôi khảm có phù hợp để chuyển hay không. Phôi khảm được cho là không bị ảnh hưởng bởi tuổi mẹ vì chúng là sản phẩm do sai sót trong quá trình phân chia tế bào sau thụ tinh. Sử dụng kỹ thuật giải trình tự gene thế hệ mới (NGS), khoảng 10-20% kết quả PGT-A được phân loại là khảm. Qúa trình sinh thiết, số lượng tế bào thu nhận, vị trí sinh thiết và chu kỳ trữ - rã lặp lại có thể ảnh hưởng đến tình trạng khảm của phôi, tuy nhiên chúng chưa được nghiên cứu nhiều. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích xác định ảnh hưởng của quá trình trữ - rã lặp lại, số lượng tế bào thu nhận và sự tiếp xúc laser đến mức độ khảm của phôi tiền làm tổ.
Vật liệu và phương pháp:
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu từ năm 2019 đến năm 2023 với tổng 145 chu kỳ. PGT-A dựa trên NGS được thực hiện sau khi nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang. Sinh thiết phôi sử dụng phương pháp “pulling” kết hợp laser. Màng ZP được mở bằng laser ở khoảng nhiệt gây hại tối thiểu cho tế bào (xung 300 µs). Khuếch đại toàn bộ bộ gene bằng bộ kit Veriseq PGS và giải trình tự gene (Illumina). Sự hiện diện của thể khảm được xác định khi có 20%-80% tế bào bất thường, <20% tế bào bất thường là phôi nguyên bội, >80% tế bào bất thường là phôi lệch bội.
Các đặc điểm của bệnh nhân (tuổi mẹ và tuổi cha, số chu kỳ chọc hút trứng, nồng độ hormone AMH, phương pháp kích thích buồng trứng, chất lượng phôi nang và ngày trữ lạnh (ngày 5/6)) của nhóm sinh thiết thông thường (đối chứng) được so sánh với nhóm rã sinh thiết (thawed biopsy - TB). Nhóm đối chứng (119 bệnh nhân, 304 phôi nang) và nhóm TB (26 bệnh nhân, 72 phôi nang) được phân thành 3 loại theo kết quả NGS (nguyên bội, khảm và lệch bội), đồng thời so sánh số lượng tế bào thu nhận (từ 3 đến 12) và số lần bắn laser (từ 2 đến 15) cho từng loại. Sau đó, so sánh ảnh hưởng của sự khác biệt về số lượng tế bào được thu nhận và số lần bắn laser đến kết quả NGS ở nhóm đối chứng và nhóm TB.
Kết quả:
Tuổi mẹ và số chu kỳ chọc hút trứng ở nhóm đối chứng cao hơn nhóm TB (ít nhất P <0,005). Tương tự, nồng độ hormone AMH ở nhóm TB cao hơn ở nhóm đối chứng (P <0,01). Chất lượng phôi nang kém ở nhóm TB thấp hơn so với nhóm đối chứng (P < 0,01). Nghiên cứu này không cho thấy bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào về số lượng tế bào thu nhận và số lần bắn laser cho từng trường hợp trong nhóm đối chứng hoặc nhóm TB. Nhóm TB có tỷ lệ khảm nhiễm sắc thể cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng. Cả số lượng tế bào thu nhận cũng như số lần bắn laser đều không ảnh hưởng đến tỷ lệ khảm nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, quá trình trữ - rã lặp lại đã làm tăng sự xuất hiện thể khảm của phôi.
Thảo luận:
Lý do tiềm ẩn cho sự xuất hiện tỷ lệ khảm cao hơn ở nhóm TB có thể xảy ra trong quá trình đông lạnh phôi nang. Cụ thể, tỷ lệ khảm được phát hiện có thể do DNA giải phóng từ chu trình chết theo chương trình (apoptosis). Tỷ lệ apoptosis khác nhau giữa phôi nguyên bội, khảm và lệch bội, trong đó phôi lệch bội biểu hiện mức độ apoptosis cao hơn. Trong nghiên cứu này, một số tế bào của phôi nang có thể đã bị tổn thương trong quá trình trữ - rã lặp lại nhưng không thay đổi chất lượng phôi, do đó DNA được giải phóng có thể ảnh hưởng đến kết quả NGS. Bên cạnh đó, các yếu tố ngoại lai khác có thể ảnh hưởng trong quá trình ly giải tế bào, chất ức chế phản ứng PCR…loại trừ những yếu tố tiềm ẩn này là rất khó khăn. Dù vậy, nhiều nghiên cứu đã báo cáo sự ra đời của những em bé khỏe mạnh từ phôi nang trữ - rã lặp lại và sinh thiết trước chuyển phôi, do đó các chu kỳ trữ - rã lặp lại không được coi là yếu tố tiêu cực khi đánh giá sự phù hợp của phôi để chuyển hoặc sinh thiết.
Kết luận:
Nghiên cứu này cho thấy rằng các chu kỳ trữ - rã lặp lại làm tăng tỷ lệ xuất hiện thể khảm, nhưng vẫn có thể sử dụng phôi khảm để chuyển. Nghiên cứu nhấn mạnh rằng nếu thất bại chuyển phôi nhiều lần, PGT-A có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phôi trữ, thực hiện sinh thiết phôi và sau đó trữ lạnh lại các phôi nang nguyên bội để sử dụng sau này. Ngay cả trong trường hợp kết quả NGS không thuyết phục, vẫn có thể thực hiện sinh thiết lại.
Nguồn: Takeuchi, K., Kuwatsuru, Y., Kuroki, Y., Fukumoto, Y., Tokudome, M., Moewaki, H., ... & Mizobe, Y. (2024). Effect of freeze-thawing, cell collection, and laser irradiation cycles on mosaicism occurrence in preimplantation genetic testing for aneuploidy. European Journal of Obstetrics & Gynecology and Reproductive Biology.
Từ khóa: phôi khảm, giải trình gen tự thế hệ mới (NGS), xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, rã sinh thiết
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sử dụng kính hiển vi phân cực quan sát thoi vô sắc trong quá trình ICSI giúp cải thiện kết quả IVF ở những bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng: một nghiên cứu hồi cứu từ một trung tâm IVF Indonesia - Ngày đăng: 15-07-2024
Theo dõi 10 năm về kết quả sinh sản ở phụ nữ cố gắng làm mẹ sau khi trữ noãn chủ động - Ngày đăng: 15-07-2024
Mối tương quan giữa việc sử dụng sản phẩm chăm sóc cá nhân và kết quả điều trị IVF/ICSI - Ngày đăng: 10-07-2024
Dự đoán khả năng thụ tinh và chất lượng phôi dựa trên dấu ấn sinh học trong dịch nang - Ngày đăng: 10-07-2024
So sánh hiệu quả chuyển phôi tươi và phôi trữ ngày 06 (D6) - Ngày đăng: 10-07-2024
Nồng độ progesterone cao sau ngày tiêm hCG không ảnh hưởng đến kết cục thai lâm sàng sau chuyển phôi - Ngày đăng: 07-07-2024
So sánh tác động của hoạt hóa mô buồng trứng hóa học so với cơ học trong sự phát triển nang noãn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
Đột biến cặp alen trong protein liên kết RNA ADAD2 gây ra tình trạng suy giảm khả năng sinh tinh và vô tinh không do tắc nghẽn ở người - Ngày đăng: 07-07-2024
Vật tư bằng nhựa được sử dụng trong các quy trình thụ tinh trong ống nghiệm gây ra sự thay đổi lớn về biểu hiện gen nhau thai - Ngày đăng: 05-07-2024
Chất lượng hình thái phôi ngày 3 ảnh hưởng đến kết cục thai của phôi nang nguyên bội chất lượng thấp: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 05-07-2024
Mối tương quan giữa những bất thường về hình dạng và sự phân mảnh DNA tinh trùng người - Ngày đăng: 04-07-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK