Tin tức
on Thursday 04-07-2024 6:28am
Danh mục: Tin quốc tế
KS CNSH. Nông Thị Hoài
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Vô sinh ảnh hưởng đến khoảng 15% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới; trong đó yếu tố do nam giới chiếm khoảng 30% trường hợp vô sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể đến từ các yếu tố hoặc bệnh lý trước tinh hoàn, tại tinh hoàn hoặc sau tinh hoàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân làm giảm chất lượng tinh trùng. Phân tích tinh dịch thông thường được thực hiện theo các tiêu chuẩn trong hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và được chấp nhận là bước đầu tiên trong việc đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Hơn nữa, xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation – SDF) gần đây được xem như một cách để đánh giá chất lượng tinh trùng trong trường hợp sảy thai liên tiếp, vô sinh không rõ nguyên nhân, giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc thất bại làm tổ nhiều lần sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm /tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (IVF/ICSI). Trường hợp mẫu tinh dịch có tỷ lệ cao tinh trùng bất thường, đặc biệt là những bất thường về cấu trúc, có thể là do cơ chế khiếm khuyết liên quan đến quá trình sinh tinh và sự trưởng thành của tinh trùng. Hình dạng tinh trùng bất thường có liên quan đến việc giảm các thông số tinh dịch cũng như các dấu hiệu tổn thương tinh trùng (ví dụ: mức độ phân mảnh DNA) và tăng nồng độ các gốc oxy phản ứng (reactive oxygen species – ROS). Cho đến nay, mối quan hệ giữa hình dạng tinh trùng và SDF vẫn chưa rõ ràng. Hơn nữa, chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến đánh giá chi tiết hình dạng tinh trùng trong các mẫu xuất tinh hoặc mẫu đã lọc rửa. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ giữa những bất thường về hình dạng và tính toàn vẹn DNA của tinh trùng bằng cách sử dụng xét nghiệm phân tán nhiễm sắc chất tinh trùng (sperm chromatin dispersion – SCD).
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh, Đại học Y Dược Huế, Việt Nam, từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020. Tiêu chí nhận là nam giới thuộc các cặp vợ chồng vô sinh, có kết quả phân tích tinh dịch và xét nghiệm SCD. Tiêu chí loại trừ là bệnh nhân xuất tinh ngược dòng, vô tinh, tinh trùng trữ lạnh hoặc tinh trùng thu nhận bằng thủ thuật.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được tìm thấy giữa nhóm hình dạng bình thường và bất thường về độ di động tiến tới (31,35% ± 9,13% so với 24,73% ± 9,66%, p = 0,000), mật độ (38,40 ± 18,08×106 /mL so với 28,84 ± 17,37×106/mL, p = 0,003), tỷ lệ sống (84,81% ± 5,31% so với 80,58% ± 12,11%, p = 0,018), tỷ lệ đầu bất thường (85,20% ± 7,73% so với 91,96% ± 7,27%, p = 0,00), tỷ lệ đầu hình quả lê (18,41% ± 10,44% so với 12,56% ± 10,74%, p =0,002). Hình dạng đầu bất định là bất thường phổ biến nhất ở đầu, ở mức 29,66% ± 13,46%. Tỷ lệ tinh trùng đầu tròn được tìm thấy nhiều hơn ở nhóm DFI >15% (16,98% ± 12,50%) so với nhóm DFI ≤15% (13,13% ± 8,82%), tinh trùng đầu bất định cao hơn ở nhóm DFI >15% và các giá trị thấp hơn đối với đầu dài được tìm thấy ở nhóm DFI ≤ 15%. Tuy nhiên, những khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bất thường về hình dạng tinh trùng nói chung trong phân tích tinh dịch không liên quan đến tính toàn vẹn DNA của tinh trùng. Tuy nhiên, tinh trùng đầu tròn có liên quan chặt chẽ đến sự phân mảnh DNA của tinh trùng.
Tóm lại, tỷ lệ bất thường về hình dạng tinh trùng trong phân tích tinh dịch không liên quan đến tính toàn vẹn DNA của tinh trùng. Tuy nhiên, đánh giá hình dạng tinh trùng cho thấy mối liên quan giữa SDF với việc phân loại quầng sáng halo và DFI bằng xét nghiệm SCD. Cụ thể, tinh trùng đầu tròn được phát hiện có mối quan hệ chặt chẽ với SDF và DFI, tỷ lệ tinh trùng đầu tròn cao hơn được quan sát thấy ở nhóm nam giới có DFI cao hơn. Do đó, trong phân tích tinh dịch thông thường, các đặc điểm chi tiết của hình dạng tinh trùng bất thường cần được mô tả cùng với xét nghiệm SDF để đánh giá tốt hơn về khả năng sinh sản của nam giới.
Nguồn: Hiep Tuyet Thi Nguyen, Hong Nhan Thi Dang, Thai Thanh Thi Nguyen, Trung Van Nguyen, Thuan Cong Dang, Quoc Huy Vu Nguyen, Minh Tam Le, 2022. Correlations between abnormalities of morphological details and DNA fragmentation in human sperm.
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Vô sinh ảnh hưởng đến khoảng 15% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản trên toàn thế giới; trong đó yếu tố do nam giới chiếm khoảng 30% trường hợp vô sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể đến từ các yếu tố hoặc bệnh lý trước tinh hoàn, tại tinh hoàn hoặc sau tinh hoàn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân làm giảm chất lượng tinh trùng. Phân tích tinh dịch thông thường được thực hiện theo các tiêu chuẩn trong hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và được chấp nhận là bước đầu tiên trong việc đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Hơn nữa, xét nghiệm phân mảnh DNA tinh trùng (sperm DNA fragmentation – SDF) gần đây được xem như một cách để đánh giá chất lượng tinh trùng trong trường hợp sảy thai liên tiếp, vô sinh không rõ nguyên nhân, giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc thất bại làm tổ nhiều lần sau khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm /tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (IVF/ICSI). Trường hợp mẫu tinh dịch có tỷ lệ cao tinh trùng bất thường, đặc biệt là những bất thường về cấu trúc, có thể là do cơ chế khiếm khuyết liên quan đến quá trình sinh tinh và sự trưởng thành của tinh trùng. Hình dạng tinh trùng bất thường có liên quan đến việc giảm các thông số tinh dịch cũng như các dấu hiệu tổn thương tinh trùng (ví dụ: mức độ phân mảnh DNA) và tăng nồng độ các gốc oxy phản ứng (reactive oxygen species – ROS). Cho đến nay, mối quan hệ giữa hình dạng tinh trùng và SDF vẫn chưa rõ ràng. Hơn nữa, chưa có nhiều nghiên cứu liên quan đến đánh giá chi tiết hình dạng tinh trùng trong các mẫu xuất tinh hoặc mẫu đã lọc rửa. Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là xác định mối quan hệ giữa những bất thường về hình dạng và tính toàn vẹn DNA của tinh trùng bằng cách sử dụng xét nghiệm phân tán nhiễm sắc chất tinh trùng (sperm chromatin dispersion – SCD).
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Trung tâm Nội tiết sinh sản và Vô sinh, Đại học Y Dược Huế, Việt Nam, từ tháng 4 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020. Tiêu chí nhận là nam giới thuộc các cặp vợ chồng vô sinh, có kết quả phân tích tinh dịch và xét nghiệm SCD. Tiêu chí loại trừ là bệnh nhân xuất tinh ngược dòng, vô tinh, tinh trùng trữ lạnh hoặc tinh trùng thu nhận bằng thủ thuật.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê được tìm thấy giữa nhóm hình dạng bình thường và bất thường về độ di động tiến tới (31,35% ± 9,13% so với 24,73% ± 9,66%, p = 0,000), mật độ (38,40 ± 18,08×106 /mL so với 28,84 ± 17,37×106/mL, p = 0,003), tỷ lệ sống (84,81% ± 5,31% so với 80,58% ± 12,11%, p = 0,018), tỷ lệ đầu bất thường (85,20% ± 7,73% so với 91,96% ± 7,27%, p = 0,00), tỷ lệ đầu hình quả lê (18,41% ± 10,44% so với 12,56% ± 10,74%, p =0,002). Hình dạng đầu bất định là bất thường phổ biến nhất ở đầu, ở mức 29,66% ± 13,46%. Tỷ lệ tinh trùng đầu tròn được tìm thấy nhiều hơn ở nhóm DFI >15% (16,98% ± 12,50%) so với nhóm DFI ≤15% (13,13% ± 8,82%), tinh trùng đầu bất định cao hơn ở nhóm DFI >15% và các giá trị thấp hơn đối với đầu dài được tìm thấy ở nhóm DFI ≤ 15%. Tuy nhiên, những khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ bất thường về hình dạng tinh trùng nói chung trong phân tích tinh dịch không liên quan đến tính toàn vẹn DNA của tinh trùng. Tuy nhiên, tinh trùng đầu tròn có liên quan chặt chẽ đến sự phân mảnh DNA của tinh trùng.
Tóm lại, tỷ lệ bất thường về hình dạng tinh trùng trong phân tích tinh dịch không liên quan đến tính toàn vẹn DNA của tinh trùng. Tuy nhiên, đánh giá hình dạng tinh trùng cho thấy mối liên quan giữa SDF với việc phân loại quầng sáng halo và DFI bằng xét nghiệm SCD. Cụ thể, tinh trùng đầu tròn được phát hiện có mối quan hệ chặt chẽ với SDF và DFI, tỷ lệ tinh trùng đầu tròn cao hơn được quan sát thấy ở nhóm nam giới có DFI cao hơn. Do đó, trong phân tích tinh dịch thông thường, các đặc điểm chi tiết của hình dạng tinh trùng bất thường cần được mô tả cùng với xét nghiệm SDF để đánh giá tốt hơn về khả năng sinh sản của nam giới.
Nguồn: Hiep Tuyet Thi Nguyen, Hong Nhan Thi Dang, Thai Thanh Thi Nguyen, Trung Van Nguyen, Thuan Cong Dang, Quoc Huy Vu Nguyen, Minh Tam Le, 2022. Correlations between abnormalities of morphological details and DNA fragmentation in human sperm.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mang thai thành công bằng phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn sau khi phôi nuôi cấy bị nhiễm khuẩn khi thực hiện IVF cổ điển: báo cáo trường hợp - Ngày đăng: 04-07-2024
Bảo tồn khả năng sinh sản: báo cáo trường hợp trẻ sơ sinh sau 13 năm trữ lạnh noãn - Ngày đăng: 04-07-2024
Ứng dụng con đường tín hiệu SIRT để cải thiện chất lượng noãn in-vitro - Ngày đăng: 29-06-2024
Đánh giá mối liên hệ giữa GDF9 ở nang noãn trưởng thành và kết quả lâm sàng với các kiểu hình PCOS khác nhau - Ngày đăng: 29-06-2024
Mối liên quan giữa liều tương đương cyclophosphamide tối thiểu và kết quả thu nhận tinh trùng từ tinh hoàn thông qua vi phẫu ở bệnh nhân vô tinh kéo dài sau hóa trị - Ngày đăng: 24-06-2024
Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự sinh noãn - Ngày đăng: 22-06-2024
Hiệu quả của hai phương pháp sinh thiết phôi nang trong xét nghiệm di truyển phôi tiền làm tổ - Ngày đăng: 22-06-2024
Hiệu quả ICSI ở bệnh nhân thu nhận tinh trùng từ vi phẫu thuật (MicroTESE), chọc hút tinh trùng tinh hoàn (TESA) và tinh trùng từ tinh dịch - Ngày đăng: 22-06-2024
Kết cục thai kỳ TTTON - xin noãn ở những phụ nữ Adenomyosis chẩn đoán bằng siêu âm MUSA - Ngày đăng: 22-06-2024
Ảnh hưởng của stress đến từng giai đoạn của quy trình IVF: Một nghiên cứu tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 22-06-2024
Các yếu tố liên quan đến hiện tượng khảm của phôi: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 20-06-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK