Tin tức
on Saturday 22-06-2024 2:37pm
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Trương Quốc Thịnh, ThS. Nguyễn Huyền Minh Thuỵ - IVF Tâm Anh
Ngày nay, tình trạng hiếm muộn đang ảnh hưởng đến hàng triệu cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản. Sự ra đời của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã giúp họ đạt được mong muốn có con sinh học của chính mình. Tuy nhiên, một chu kỳ hỗ trợ sinh sản thành công chỉ có tỉ lệ mang thai là 35%, và bị tác động bởi các yếu tố như tuổi mẹ, tình trạng bệnh lý, thừa cân, stress, … Quá trình điều trị hiếm muộn làm gia tăng tình trạng stress ở bệnh nhân, đặc biệt đối với những bệnh nhân thất bại nhiều lần. Stress là bất kỳ trải nghiệm cảm xúc đi kèm các thay đổi về sinh hoá, chức năng hoặc hành vi. Stress làm thay đổi trạng thái tâm lý với sự xuất hiện của cảm giác lo lắng, trong khi những thay đổi sinh lý gây ra sự thay đổi trạng thái của hệ thần kinh giao cảm và hormone, làm nồng độ cortisol tăng cao. Stress có thể chia ra thành stress ảnh hưởng đến tâm lý và stress ảnh hưởng đến chức năng sinh lý cơ thể, hoặc có thể chia thành stress tức thì và stress mãn tính. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng stress có tác động tiêu cực đến sự thành công của một chu kỳ IVF. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa biết rõ cơ chế và tác động của stress lên từng thời điểm của quy trình IVF. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự tác động của stress tức thì và mãn tính đến kết quả của chu kỳ IVF, đặc biệt tại các thời điểm quan trọng trong chu kỳ điều trị.
Nghiên cứu tổng quan hệ thống thu thập các tài liệu từ 3 nguồn dữ liệu lớn là PubMed, Science Direct và Scopus. Tiêu chuẩn nhận là các nghiên cứu thực hiện ở người, nghiên cứu trên ảnh hưởng của stress đến kết quả điều trị. Tổng cộng có 39 nghiên cứu đạt tiêu chuẩn, được công bố từ năm 1997 đến 2023.
Trong các nghiên cứu, stress được đánh giá dưới góc độ tâm lý thông qua các bảng công cụ khảo sát như bảng kiểm tra trạng thái và đặc tính lo âu Spielberger (Spielberger State-Trait Anxiety Inventory – STAI), thang đo ảnh hưởng tích cực và tiêu cực (Positive and Negative Affect Scale – PANAS), Hồ sơ trạng thái lưỡng cực (Bipolar Profile of Moods States – POMS), …; đánh giá dưới góc độ sinh học các dấu ấn phân tử của stress như nồng độ cortisol, prolactin, norepinephrine; và nghiên cứu góc độ lâm sàng thông qua các thông số tim mạch như huyết áp tâm thu, tâm trương, nhịp tim. Phần lớn các nghiên cứu đều kết luận rằng tình trạng lo lắng và stress có ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ điều trị IVF.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu, quá trình chọc hút noãn là thời điểm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cả stress tức thì và mãn tính. Cụ thể, các thông số xét nghiệm phân tử và điểm số tâm lý đại diện cho tình trạng lo lắng, căng thẳng ở mức càng cao, thì số noãn chọc hút được sẽ càng giảm. Ở những phụ nữ có tỉ lệ có thai kém thường có nồng độ cortisol cao ở thời điểm trước khi chọc hút noãn. Bên cạnh đó, bệnh nhân ít tăng huyết áp tâm thu và nhịp tim thường có tỉ lệ thành công cao hơn, gợi ý rằng stress tim mạch cũng có sự liên hệ với tỉ lệ thành công kém. Điều này có thể được lý giải rằng, trên thực tế, chọc hút trứng là bước đầu tiên của quá trình điều trị IVF. Vì vậy, người phụ nữ thường trải qua cảm giác lo lắng kéo dài vì tình trạng hiếm muộn của mình, kèm theo lo lắng về kết quả phôi trong tương lai. Bên cạnh đó, chọc hút trứng là quá trình điều trị có xâm lấn tối thiểu, nên cũng có thể gây ra tình trạng căng thẳng tức thì trước thủ thuật. Hơn thế nữa, ở nhóm phụ nữ có bệnh lý buồng trứng đa nang phải đối mặt với nguy cơ quá kích buồng trứng, mức độ căng thẳng có thể được tích luỹ cao hơn hẳn so với những nhóm bệnh nhân khác.
Đối với quá trình thụ tinh, stress mãn tính có thể có tác động tiêu cực đến kết quả thụ tinh. Một nghiên cứu cho thấy sự thay đổi của mức độ stress mãn tính cơ bản có thể ảnh hưởng đến số lượng noãn thụ tinh. Tuy nhiên, có rất ít các bằng chứng khoa học chứng minh stress có tác động tại thời điểm thụ tinh. Các nghiên cứu cho rằng, stress có thể có tác động đến chất lượng noãn, vì vậy cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh, nhưng chưa ghi nhận sự khác biệt rõ rệt.
Mặt khác, tại thời điểm chuyển phôi, các nghiên cứu ghi nhận mức độ lo lắng và căng thẳng giảm. Theo một nghiên cứu tiến cứu trên 72 bệnh nhân điều trị IVF, nồng độ cortisol trong nước bọt giảm 29% và điểm số STAI đánh giá stress tâm lý cũng giảm 12% trong ngày chuyển phôi. Các nghiên cứu kết luận rằng stress tâm lý và sinh lý có thể không ảnh hưởng tại thời điểm chuyển phôi. Lí do có thể là vì tại thời điểm này, bệnh nhân đã quen với quy trình điều trị, cộng với việc đã biết kết quả phôi tốt, bệnh nhân có phôi tốt để chuyển cũng có tác động tích cực về mặt tâm lý cho bệnh nhân.
Cuối cùng, các nghiên cứu ghi nhận stress có thể có tác động đến tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống. Theo một nghiên cứu thông qua thang đo tâm lý PANAS, với mỗi điểm số tâm lý tích cực có thể giảm 7% nguy cơ không có trẻ sinh sống trong chu kỳ điều trị. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy nồng độ cortisol tăng cao hơn ở nhóm bệnh nhân không có thai. Sự ức chế hormone do stress gây ra có thể dẫn đến các phản ứng sinh học ở người mẹ, bao gồm viêm cục bộ trong mô tử cung và sự giảm kéo dài của việc sản xuất progesterone, thách thức sự cân bằng nội tiết – miễn dịch trong suốt thai kỳ, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường thai nhi, ảnh hưởng đáng kể đến kết quả cuối cùng. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa biết stress mãn tính hay stress tức thì mới là nguyên nhân chính tác động đến tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống.
Để cải thiện tình trạng căng thẳng và lo âu, một trong những liệu pháp có thể được ứng dụng là bổ sung các chất chống oxy hoá có tác dụng tốt cho sức khoẻ tâm lý và não bộ. Inositol có tác dụng điều hoà các chất dẫn truyền thần kinh, trong đó có serotonin, giúp điều hoà cảm xúc, cân bằng trạng thái lo lắng và căng thẳng. Bổ sung vitamin D, vitamin B (B6, B12 và acid folic) cũng có tác dụng tích cực trong việc cân bằng và điều hoà stress. Magie cũng có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và điều hoà hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và gamma-aminobutyric acid (GABA), những chất có vai trò chính trong việc điều hoà cảm xúc. Vì vậy, bổ sung magie cũng góp phần kiểm soát tình trạng stress tốt hơn.
Tóm lại, stress mãn tính và stress tức thì có ảnh hưởng lớn đến kết quả chọc hút trứng, trong khi đó stress mãn tính có thể có ảnh hưởng đến giai đoạn thụ tinh, giai đoạn chuyển phôi và tỉ lệ mang thai thành công. Tuy nhiên, cần thêm những nghiên cứu về cơ chế tác động của stress, và các phương pháp quản lý, giảm thiểu ảnh hưởng của stress đến kết quả điều trị IVF.
Nguồn: Zanettoullis AT, Mastorakos G, Vakas P, Vlahos N, Valsamakis G. Effect of Stress on Each of the Stages of the IVF Procedure: A Systematic Review. Int J Mol Sci. 2024 Jan 5;25(2):726. doi: 10.3390/ijms25020726. PMID: 38255800; PMCID: PMC10815004.
Ngày nay, tình trạng hiếm muộn đang ảnh hưởng đến hàng triệu cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản. Sự ra đời của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã giúp họ đạt được mong muốn có con sinh học của chính mình. Tuy nhiên, một chu kỳ hỗ trợ sinh sản thành công chỉ có tỉ lệ mang thai là 35%, và bị tác động bởi các yếu tố như tuổi mẹ, tình trạng bệnh lý, thừa cân, stress, … Quá trình điều trị hiếm muộn làm gia tăng tình trạng stress ở bệnh nhân, đặc biệt đối với những bệnh nhân thất bại nhiều lần. Stress là bất kỳ trải nghiệm cảm xúc đi kèm các thay đổi về sinh hoá, chức năng hoặc hành vi. Stress làm thay đổi trạng thái tâm lý với sự xuất hiện của cảm giác lo lắng, trong khi những thay đổi sinh lý gây ra sự thay đổi trạng thái của hệ thần kinh giao cảm và hormone, làm nồng độ cortisol tăng cao. Stress có thể chia ra thành stress ảnh hưởng đến tâm lý và stress ảnh hưởng đến chức năng sinh lý cơ thể, hoặc có thể chia thành stress tức thì và stress mãn tính. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng stress có tác động tiêu cực đến sự thành công của một chu kỳ IVF. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa biết rõ cơ chế và tác động của stress lên từng thời điểm của quy trình IVF. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá sự tác động của stress tức thì và mãn tính đến kết quả của chu kỳ IVF, đặc biệt tại các thời điểm quan trọng trong chu kỳ điều trị.
Nghiên cứu tổng quan hệ thống thu thập các tài liệu từ 3 nguồn dữ liệu lớn là PubMed, Science Direct và Scopus. Tiêu chuẩn nhận là các nghiên cứu thực hiện ở người, nghiên cứu trên ảnh hưởng của stress đến kết quả điều trị. Tổng cộng có 39 nghiên cứu đạt tiêu chuẩn, được công bố từ năm 1997 đến 2023.
Trong các nghiên cứu, stress được đánh giá dưới góc độ tâm lý thông qua các bảng công cụ khảo sát như bảng kiểm tra trạng thái và đặc tính lo âu Spielberger (Spielberger State-Trait Anxiety Inventory – STAI), thang đo ảnh hưởng tích cực và tiêu cực (Positive and Negative Affect Scale – PANAS), Hồ sơ trạng thái lưỡng cực (Bipolar Profile of Moods States – POMS), …; đánh giá dưới góc độ sinh học các dấu ấn phân tử của stress như nồng độ cortisol, prolactin, norepinephrine; và nghiên cứu góc độ lâm sàng thông qua các thông số tim mạch như huyết áp tâm thu, tâm trương, nhịp tim. Phần lớn các nghiên cứu đều kết luận rằng tình trạng lo lắng và stress có ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ điều trị IVF.
Dựa vào các kết quả nghiên cứu, quá trình chọc hút noãn là thời điểm bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cả stress tức thì và mãn tính. Cụ thể, các thông số xét nghiệm phân tử và điểm số tâm lý đại diện cho tình trạng lo lắng, căng thẳng ở mức càng cao, thì số noãn chọc hút được sẽ càng giảm. Ở những phụ nữ có tỉ lệ có thai kém thường có nồng độ cortisol cao ở thời điểm trước khi chọc hút noãn. Bên cạnh đó, bệnh nhân ít tăng huyết áp tâm thu và nhịp tim thường có tỉ lệ thành công cao hơn, gợi ý rằng stress tim mạch cũng có sự liên hệ với tỉ lệ thành công kém. Điều này có thể được lý giải rằng, trên thực tế, chọc hút trứng là bước đầu tiên của quá trình điều trị IVF. Vì vậy, người phụ nữ thường trải qua cảm giác lo lắng kéo dài vì tình trạng hiếm muộn của mình, kèm theo lo lắng về kết quả phôi trong tương lai. Bên cạnh đó, chọc hút trứng là quá trình điều trị có xâm lấn tối thiểu, nên cũng có thể gây ra tình trạng căng thẳng tức thì trước thủ thuật. Hơn thế nữa, ở nhóm phụ nữ có bệnh lý buồng trứng đa nang phải đối mặt với nguy cơ quá kích buồng trứng, mức độ căng thẳng có thể được tích luỹ cao hơn hẳn so với những nhóm bệnh nhân khác.
Đối với quá trình thụ tinh, stress mãn tính có thể có tác động tiêu cực đến kết quả thụ tinh. Một nghiên cứu cho thấy sự thay đổi của mức độ stress mãn tính cơ bản có thể ảnh hưởng đến số lượng noãn thụ tinh. Tuy nhiên, có rất ít các bằng chứng khoa học chứng minh stress có tác động tại thời điểm thụ tinh. Các nghiên cứu cho rằng, stress có thể có tác động đến chất lượng noãn, vì vậy cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh, nhưng chưa ghi nhận sự khác biệt rõ rệt.
Mặt khác, tại thời điểm chuyển phôi, các nghiên cứu ghi nhận mức độ lo lắng và căng thẳng giảm. Theo một nghiên cứu tiến cứu trên 72 bệnh nhân điều trị IVF, nồng độ cortisol trong nước bọt giảm 29% và điểm số STAI đánh giá stress tâm lý cũng giảm 12% trong ngày chuyển phôi. Các nghiên cứu kết luận rằng stress tâm lý và sinh lý có thể không ảnh hưởng tại thời điểm chuyển phôi. Lí do có thể là vì tại thời điểm này, bệnh nhân đã quen với quy trình điều trị, cộng với việc đã biết kết quả phôi tốt, bệnh nhân có phôi tốt để chuyển cũng có tác động tích cực về mặt tâm lý cho bệnh nhân.
Cuối cùng, các nghiên cứu ghi nhận stress có thể có tác động đến tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống. Theo một nghiên cứu thông qua thang đo tâm lý PANAS, với mỗi điểm số tâm lý tích cực có thể giảm 7% nguy cơ không có trẻ sinh sống trong chu kỳ điều trị. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy nồng độ cortisol tăng cao hơn ở nhóm bệnh nhân không có thai. Sự ức chế hormone do stress gây ra có thể dẫn đến các phản ứng sinh học ở người mẹ, bao gồm viêm cục bộ trong mô tử cung và sự giảm kéo dài của việc sản xuất progesterone, thách thức sự cân bằng nội tiết – miễn dịch trong suốt thai kỳ, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường thai nhi, ảnh hưởng đáng kể đến kết quả cuối cùng. Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn chưa biết stress mãn tính hay stress tức thì mới là nguyên nhân chính tác động đến tỉ lệ mang thai và tỉ lệ trẻ sinh sống.
Để cải thiện tình trạng căng thẳng và lo âu, một trong những liệu pháp có thể được ứng dụng là bổ sung các chất chống oxy hoá có tác dụng tốt cho sức khoẻ tâm lý và não bộ. Inositol có tác dụng điều hoà các chất dẫn truyền thần kinh, trong đó có serotonin, giúp điều hoà cảm xúc, cân bằng trạng thái lo lắng và căng thẳng. Bổ sung vitamin D, vitamin B (B6, B12 và acid folic) cũng có tác dụng tích cực trong việc cân bằng và điều hoà stress. Magie cũng có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và điều hoà hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và gamma-aminobutyric acid (GABA), những chất có vai trò chính trong việc điều hoà cảm xúc. Vì vậy, bổ sung magie cũng góp phần kiểm soát tình trạng stress tốt hơn.
Tóm lại, stress mãn tính và stress tức thì có ảnh hưởng lớn đến kết quả chọc hút trứng, trong khi đó stress mãn tính có thể có ảnh hưởng đến giai đoạn thụ tinh, giai đoạn chuyển phôi và tỉ lệ mang thai thành công. Tuy nhiên, cần thêm những nghiên cứu về cơ chế tác động của stress, và các phương pháp quản lý, giảm thiểu ảnh hưởng của stress đến kết quả điều trị IVF.
Nguồn: Zanettoullis AT, Mastorakos G, Vakas P, Vlahos N, Valsamakis G. Effect of Stress on Each of the Stages of the IVF Procedure: A Systematic Review. Int J Mol Sci. 2024 Jan 5;25(2):726. doi: 10.3390/ijms25020726. PMID: 38255800; PMCID: PMC10815004.
Từ khóa: IVF, stress mãn tính, stress tức thì, lo lắng, căng thẳng, kết quả, nghiên cứu tổng quan hệ thống
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các yếu tố liên quan đến hiện tượng khảm của phôi: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 20-06-2024
Ảnh hưởng của độ hẹp khoảng không quanh noãn lên khả năng thụ tinh, tiềm năng phát triển và làm tổ của phôi - Ngày đăng: 20-06-2024
Đồng hồ biểu sinh / sinh học và PCOS - Ngày đăng: 15-06-2024
Chế độ ăn uống của bố ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và sức khỏe của con trai - Ngày đăng: 15-06-2024
Hiệu quả Follitropin delta kết hợp với menotropin trên những bệnh nhân có nguy cơ đáp ứng buồng trứng kém trong thụ tinh trong ống nghiệm - Ngày đăng: 15-06-2024
Việc bổ sung FGF2, LIF và IGF1 (FLI) trong quá trình nuôi trưởng thành noãn trong ống nghiệm (in vitro maturation – IVM) ở người giúp tăng cường các dấu hiệu về tiềm năng của giao tử - Ngày đăng: 20-08-2024
Kết quả sinh sản ở bệnh nhân có phân mảnh DNA tinh trùng cao sử dụng tinh trùng từ tinh hoàn cho ICSI: Một phân tích hồi cứu - Ngày đăng: 14-06-2024
Ảnh hưởng của số lần rửa phôi đến kết quả sàng lọc nhiễm sắc thể tiền làm tổ không xâm lấn - Ngày đăng: 14-06-2024
Hiệu quả của xét nghiệm đánh giá khả năng tiếp nhận của niêm mạc tử cung trong việc xác định thời điểm chuyển phôi đông lạnh tối ưu: Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên - Ngày đăng: 14-06-2024
Hiệu quả của hoạt hóa noãn nhân tạo về việc cải thiện kết cục sinh sản ở đối tượng đáp ứng buồng trứng kém: Một nghiên cứu đoàn hệ đơn trung tâm - Ngày đăng: 11-06-2024
PGT-A không cải thiện tỷ lệ trẻ sinh sống ở 705 cặp vợ chồng bị thất bại làm tổ nhiều lần chưa rõ nguyên nhân - Ngày đăng: 11-06-2024
Hiệu quả của việc kết hợp hoạt hóa noãn với kỹ thuật tiêm tinh tử tròn - Ngày đăng: 11-06-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK