Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 15-06-2024 4:34pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CĐ. Lê Thị Thanh Sang
 
Kích thích buồng trứng thụ tinh trong ống nghiệm nhằm mục đích tạo ra nhiều trứng và phôi, tăng số lần chuyển phôi nhờ đó làm tăng tỷ lệ có thai. Nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất để kích thích buồng trứng trong chu kỳ TTTON là gonadotropin.

Năm 2017, follitropin delta đã được phê duyệt cho TTTON, hormone kích thích nang trứng tái tổ hợp (FSH) đầu tiên được sản xuất bởi dòng tế bào của con người. Liều follitropin delta để kích thích buồng trứng được xác định bằng thuật toán do nhà sản xuất phát triển dựa trên cân nặng của bệnh nhân và nồng độ hormone kháng mullerian (AMH) trong huyết thanh. Thuật toán nhằm mục đích tăng cơ hội thu được 8 đến 14 trứng. Tuy nhiên, thuật toán có hai hạn chế:
- Thứ nhất, ở những bệnh nhân có AMH < 2,1 ng/mL, liều tối đa để kích thích buồng trứng lần đầu là 180 IU. Mặc khác một đánh giá hệ thống trước đây cho thấy liều gonadotropin 300–450 IU làm tăng số lượng tế bào trứng lấy được ở những bệnh nhân đáp ứng kém.

- Thứ hai, thuật toán không sử dụng hormone tạo hoàng thể (LH). Theo một số nghiên cứu, phác đồ kết hợp sử dụng FSH và LH có thể cải thiện đáp ứng buồng trứng trong chu kỳ IVF đối với những bệnh nhân có nguy cơ đáp ứng buồng trứng thấp.

I. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu bao gồm những phụ nữ từ 18–40 tuổi có nồng độ AMH huyết thanh < 2,1 ng/mL trải qua chu kỳ TTTON đầu tiên và được chẩn đoán: vô sinh không rõ nguyên nhân, vô sinh do ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc các yếu tố vô sinh ở nam giới, chỉ số khối cơ thể từ 17,5 đến 32 kg/m2, chu kỳ kinh nguyệt đều từ 24 đến 35 ngày, có cả hai buồng trứng và giá trị FSH huyết thanh giai đoạn nang trứng sớm từ 1 đến 15 IU/L.
Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: lạc nội mạc tử cung tiến triển, sẩy thai liên tiếp và điều trị nội tiết tố (không bao gồm hormone tuyến giáp).

II. Đặc điểm người tham gia nghiên cứu
Nhóm đối chứng hồi cứu gồm 297 phụ nữ có AMH < 2,1 ng/ml, tiêm liều 180 IU follitropin delta cố định hàng ngày trong quá trình kích thích buồng trứng.
Nhóm can thiệp tiến cứu bao gồm 44 phụ nữ được tiêm dưới da 180 IU follitropin delta và 150 IU menotropin với liều cố định hàng ngày trong quá trình kích thích buồng trứng.
III. Phác đồ kích thích buồng trứng
Kích thích buồng trứng bắt đầu vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh nguyệt.
Vào ngày kích thích thứ 6, cả hai nhóm bắt đầu dùng thuốc đối kháng hormone giải phóng gonadotropin (GnRH), cetrorelix acetate với liều 0,25 mg/ngày trong suốt chu kỳ kích thích buồng trứng.
Việc kích hoạt sự trưởng thành của nang trứng cuối cùng được thực hiện khi có ba nang trở lên đạt đường kính trung bình ≥ 17 mm.
  • Trường hợp <25 nang trứng ≥12 mm, sử dụng trưởng thành noãn là 250µg gonadotropin (hCG)
  • Trường hợp 25-35 nang trứng ≥12 mm, sử dụng 0,2 mg GnRH triptorelin acetate hoặc hủy chu trình. Phôi được tạo ra sẽ được trữ đông toàn bộ.
  • Trường hợp 35 nang ≥ 12 mm sẽ phải hủy bỏ chu kỳ
  • Trường hợp nang trứng kém phát triển (có ba nang trở lên, đường kính 17 mm sau 20 ngày kích thích) sẽ phải hủy chu kỳ.

IV. Phác đồ chuyển phôi tươi hoặc chuyển phôi trữ
  • Chuyển phôi tươi
Đặt âm đạo viên progesterone hàm lượng 100 mg, ba lần mỗi ngày được dùng để hỗ trợ giai đoạn hoàng thể kể từ ngày sau khi lấy trứng.
  • Chuyển phôi trữ
Chuẩn bị nội mạc tử cung được thực hiện với gel thẩm thấu qua da 17-beta-estradiol 1,5 mg ba lần mỗi ngày.

V. Kết quả
Thời gian kích thích dài hơn đáng kể ở nhóm can thiệp là 1,26 ngày.
Nhóm dùng follitropin delta kết hợp với menotropin có nồng độ estradiol cao hơn vào ngày tiêm mũi trưởng thành noãn (2150 pg/mL so với 1373 pg/mL, p < 0,001). Số phôi nang nhiều hơn (3,1 so với 2,4, p = 0,003); phôi chất lượng hàng đầu (Blastocyst) nhiều hơn (1,8 so với 1,3, p = 0,017).
Không có sự khác biệt về tỷ lệ mang thai, làm tổ, sẩy thai và tỷ lệ sinh sống sau lần chuyển phôi đầu tiên. Tỷ lệ mắc hội chứng quá kích buồng trứng không khác nhau giữa các nhóm.

Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa hội chứng này thường xuyên hơn ở nhóm sử dụng cả hai loại thuốc so với nhóm dùng chung và nhóm  (13,6% so với 0,6%, p <0,001).

VI. Kết luận
Sử dụng menotropin kết hợp với follitropin ở bệnh nhân AMH < 2,1 ng/mL làm tăng nồng độ estradiol huyết thanh cao hơn, chất lượng phôi nang tốt hơn. Không có sự khác biệt về tỷ lệ có thai sau lần chuyển phôi đầu tiên giữa các nhóm. Không có trường hợp quá kích buồng trứng nghiêm trọng nào xảy ra.

Nguồn: Duarte‑Filho et al. Follitropin delta combined with menotropin in patients at risk for poor ovarian response during in vitro fertilization cycles: a prospective controlled clinical study. Reproductive Biology and Endocrinology (2024) 22:7 https://doi.org/10.1186/s12958-023-01172-9

Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK