Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Saturday 08-06-2024 8:09am
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
CVPH. Trịnh Thị Thùy Trang – IVF Vạn Hạnh

Vô sinh ảnh hưởng đến khoảng 15% các cặp vợ chồng và đặc biệt phổ biến ở các nước đang phát triển gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau đến từ cả nam và nữ. Bài viết này nhằm mục đích đưa ra những kiến thức mới về tác động của suy giảm chức năng tuyến giáp đối với khả năng sinh sản của nam và nữ, từ quá trình mang thai tự nhiên đến sự can thiệp của công nghệ hỗ trợ sinh sản (Assisted reproduction technologies - ART).

Bài tổng quan này đề cập đến 2 vấn đề chính được trình bày thành 2 phần:
Chức năng tuyến giáp có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng sinh sản ở nữ giới, quá trình mang thai và rối loạn chức năng tuyến giáp ảnh hưởng đến kết quả sản khoa và thai nhi.
Tác động của chức năng tuyến giáp đến tế bào Sertoli và Leydig cũng như sự sinh tinh trùng đã được đề cập gần đây để đánh giá vai trò của tuyến giáp lên hệ thống sinh sản nam giới. Các khuyến cáo điều trị từ hướng dẫn mới nhất cũng sẽ được đề cập trong phần này.

Tuyến giáp và khả năng sinh sản của nữ giới
Bệnh lý
Nhiễm độc giáp

Nhiễm độc giáp là một hội chứng lâm sàng dẫn đến phơi nhiễm quá mức hormone tuyến giáp, ở độ tuổi sinh sản thường gây ra do bệnh Graves tự miễn (Graves’ disease - GD), trong đó bệnh lý liên quan thường gặp là cường giáp. GD xảy ra ở 0,4–1,0% phụ nữ trước khi mang thai và khoảng 0,2% khi mang thai. Các nguyên nhân khác, chẳng hạn như bướu cổ đa nhân độc và u tuyến độc, cũng như viêm tuyến giáp bán cấp ít phổ biến hơn và những nguyên nhân còn lại rất hiếm như đột biến gen thụ thể TSH gây mẫn cảm với hCG khi mang thai.

Ảnh hưởng đến việc thụ thai tự nhiên
Nhiễm độc giáp dẫn đến tăng nồng độ hormone giới tính gắn globulin (sex hormone binding globulin - SHBG) trong huyết thanh do tăng nồng độ estradiol và giảm tốc độ thanh thải chuyển hóa của estradiol. Ở phụ nữ bị cường giáp, những thay đổi nội tiết tố này dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên hơn 2,5 lần so với bình thường.
Ở bệnh nhân GD, bài tiết LH tăng lên so với bệnh nhân bình giáp.
Liệu pháp iốt phóng xạ (radioiodine ablation - RAI) dùng để chữa trị cho bệnh nhân nhiễm độc giáp có những tác động tiêu cực lên dự trữ buồng trứng đã được báo cáo.
Tác động đến kết quả điều trị ART
Cho đến nay, chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của bệnh cường giáp đến kết quả IVF do bệnh nhân cường giáp nên thực hiện kỹ thuật IVF sau khi chức năng tuyến giáp đã bình thường trở lại.

Ảnh hưởng đến thai kỳ và kết quả sản khoa
Nhiễm độc giáp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng ở mẹ bao gồm sẩy thai, nhau bong non, sinh non, suy tim sung huyết ở mẹ và tiền sản giật. Một số nghiên cứu cho thấy thai nhi tiếp xúc với lượng hormone tuyến giáp quá mức của người mẹ sẽ dẫn đến nhẹ cân, hạn chế tăng trưởng trong tử cung và thai chết lưu; hơn nữa, tình trạng này có thể liên quan đến chứng động kinh và rối loạn hành vi thần kinh ở con cái.

Suy giáp
Tỷ lệ mắc bệnh suy giáp lâm sàng và cận lâm sàng lần lượt là khoảng 0,3–0,4% và 4,3–8,5%, chủ yếu là do bệnh tự miễn, phẫu thuật tuyến giáp và ảnh hưởng của bức xạ hoặc thuốc. Tỷ lệ mắc bệnh trong thai kỳ được ước tính lần lượt là 0,3–0,5% và 2–3% (hoặc thậm chí lên đến 5%) với nguyên nhân chủ yếu là thiếu iốt cục bộ và viêm tuyến giáp tự miễn mãn tính. Những ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và thai kỳ của bệnh suy giáp cận lâm sàng vẫn đang có nhiều tranh cãi.

Ảnh hưởng đến việc thụ thai tự nhiên
Bệnh nhân suy giáp có sự thay đổi nội tiết tố androgen và estrogen, dẫn đến độ thanh thải trao đổi chất của androstenedione và estrone thấp hơn. Khoảng 80% phụ nữ bị suy giáp có rối loạn kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều. Dự trữ buồng trứng kém được nhận thấy khi tăng TSH.
Tác động đến kết quả điều trị ART
Không có nghiên cứu nào đưa ra để đánh giá tác động của bệnh suy giáp lâm sàng đến kết quả IVF, vì tất cả bệnh nhân đều được điều trị đầy đủ trước đó. Đối với bệnh suy giáp cận lâm sàng, có sự không đồng nhất giữa các nghiên cứu hiện tại, cộng với nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến kết quả như: tùy thuộc vào mức TSH khi xác định suy giáp cận lâm sàng, có điều trị bằng levothyroxin không, thiếu và thiết kế nghiên cứu cũng rất khác nhau. Các yếu tố góp phần như tuổi bệnh nhân, chỉ số khối cơ thể, các lần thử IVF trước đó, nguyên nhân vô sinh, đều có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả.

Ảnh hưởng đến thai kỳ và kết quả sản khoa
Suy giáp có liên quan đến việc tăng nguy cơ tăng huyết áp và tiền sản giật, nhau bong non, sẩy thai, sinh non, xuất huyết sau sinh, nhẹ cân, suy hô hấp ở trẻ sơ sinh và thai chết lưu. Trong trường hợp không được điều trị đầy đủ chứng suy giáp biểu hiện lâm sàng, ước tính có khoảng 60% xảy ra nguy cơ sẩy thai, thai chậm phát triển trong tử cung và suy giảm nhẹ về phát triển thần kinh. Khi xảy ra ở giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể xảy ra những thay đổi trong hành vi, giảm khả năng nhận thức, cũng như chậm phát triển tâm thần vận động và suy giảm sự phát triển trí tuệ ở con cái.
Bệnh lý suy giáp cận lâm sàng đã được báo cáo trong một số nghiên cứu, có liên quan đến việc tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non, tiền sản giật, tăng tỷ lệ tử vong của thai nhi và suy giảm các xét nghiệm tâm lý thần kinh và thị lực của trẻ em.
Bệnh tự miễn tuyến giáp (Thyroid autoimmunity - TAI)

Ảnh hưởng đến việc thụ thai tự nhiên
Ba giả thuyết được đề cập để làm rõ mối liên hệ giữa TAI và suy giảm khả năng sinh sản: đầu tiên TAI làm tăng độc tính tế bào tự nhiên; thứ hai là TAI ảnh hưởng trực tiếp đến mô buồng trứng; thứ ba chỉ ra rằng TAI gây suy giảm chức năng tuyến giáp dẫn đến suy giáp, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Trong quá trình TAI tiến triển, phản ứng tuyến giáp bị suy giảm đối với kích thích hCG. Trên thực tế, TAI có liên quan đến tình trạng vô sinh không rõ nguyên nhân và giảm dự trữ buồng trứng.
Tác động đến kết quả điều trị ART
Kết quả đánh giá có hệ thống tập trung phân tích mối quan hệ giữa kết quả TAI và ART; tuy nhiên, kết quả đang gây tranh cãi. Một phân tích tổng hợp được thực hiện trên 1.098 phụ nữ hiếm muộn trải qua IVF (141 có kết quả TAI và 957 không có) cho thấy TAI có liên quan đến nguy cơ sẩy thai cao gấp đôi, không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ mang thai lâm sàng và sinh con, các báo cáo phân tích tổng hợp gần đây cũng cho thấy tỷ lệ sinh non tăng và tỷ lệ sinh sống giảm. Thông tin cụ thể về tác động của chức năng tuyến giáp lên quá trình KTBT có kiểm soát còn hạn chế, chủ yếu là do thiếu các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng.

Ảnh hưởng đến thai kỳ và kết quả sản khoa
Stagnaro-Green lần đầu tiên cho thấy mối liên quan giữa sẩy thai và khả năng tự miễn dịch của tuyến giáp, do đó những bệnh nhân có kết quả TAI dương (TAI+) đã chứng minh nguy cơ sẩy thai tăng gấp đôi. Phụ nữ có chức năng tuyến giáp bình thường có TPOAb+ hoặc TgAb+ dường như cũng có nguy cơ sinh non cao hơn đáng kể. Tuy nhiên, ba nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu lớn gần đây cho thấy không có mối liên hệ đáng kể nào giữa TAI và nguy cơ sinh non. Nguy cơ gia tăng các biến chứng khác ở bệnh nhân có TAI+ đã được báo cáo, chẳng hạn như tử vong chu sinh, nhau bong non và trầm cảm sau sinh.
Sự phát triển trí tuệ, vận động kém hơn và mất thính lực thần kinh giác quan ở trẻ em của những phụ nữ TAI+ đã được ghi nhận. Williams và cộng sự báo cáo về hiệu suất nhận thức và điểm vận động thấp hơn ở trẻ được thụ thai bởi các bà mẹ có TgAb+, và điểm hiệu suất nhận thức thấp hơn ở trẻ có máu dây rốn dương tính với TgAb.

Kết luận
Vô sinh nữ chiếm khoảng 50% trong tổng số các nguyên nhân vô sinh và hệ thống nội tiết đóng một vai trò trong tình trạng này. Rối loạn chức năng tuyến giáp không chỉ ảnh hưởng đến khả năng có thai tự nhiên, quá trình mang thai, sinh con mà còn gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị ART ở nữ giới.
 
TLTK: Bài nghiên cứu: Mazzilli, R., Medenica, S., Di Tommaso, A.M. et al. The role of thyroid function in female and male infertility: a narrative review. J Endocrinol Invest 46, 15–26 (2023).
 
XEM TIẾP PHẦN 2 TẠI ĐÂY
Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025

Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK