Tin tức
on Wednesday 29-05-2024 2:51am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Các nghiên cứu đã chỉ ra các cá nhân có nhận thức chưa đầy đủ về khả năng sinh sản và hậu quả của việc trì hoãn sinh con. Tuổi mang thai lần đầu và số lần mang thai tăng đều đặn kể từ những năm 80. Ở Ireland, độ tuổi trung bình của những người lần đầu làm mẹ tăng 7,5 tuổi đối với phụ nữ đã kết hôn và 6,3 tuổi đối với phụ nữ chưa kết hôn từ 1975 đến 2015. Sự chậm trễ này có liên quan đến việc tăng tỉ lệ vô sinh và nhu cầu về điều trị hỗ trợ sinh sản (ART) ngày càng tăng. Tuổi mẹ cao và điều trị ART làm tăng nguy cơ bất lợi cho mẹ và thai nhi hoặc thậm chí mất con vĩnh viễn. Việc trì hoãn sinh con không phải do một yếu tố nào mà là sự kết hợp của các lý do xã hội, kinh tế và cá nhân. Với suy nghĩ này thì việc trì hoãn ngày càng là mối lo ngại sau tác động của COVID-19 đối với việc đi lại, sự nghiệp, gánh nặng tài chính hoặc các mối quan hệ cá nhân. Một cuộc khảo sát toàn cầu với gần 17.500 người nhấn mạnh rằng trình độ kiến thức tổng thể về khả năng sinh sản và sinh học sinh sản còn rất kém. Nhiều phụ nữ tin rằng IVF có thể sử dụng như một giải pháp thay thế nếu họ chờ đợi quá lâu để lập gia đình. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là để đưa ra dữ liệu chính xác về nhận thức của các cá nhân về độ tuổi sinh sản và ART.
Nghiên cứu này gồm 480 người >16 tuổi từ T4-T7/2020; sử dụng bảng khảo sát của Daniluk và cs (2012) – The fertility awareness survey (FAS). Trong 480 người tham gia có 178 là người đến khám và 302 là sinh viên; 70,6% là nữ, 29,4% là nam. Kết quả bảng trả lời cho thấy:
-Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về mức độ kiến thức giữa các nhóm.
-52% cho rằng họ có kiến thức về sinh sản ở một mức độ nào đó trong khi 58% bảo rằng có kiến thức về ART.
-53% nữ giới tin tưởng sai lầm rằng sức khỏe tổng thể và mức độ thể chất là yếu tố quyết định trạng thái sinh sản hiện tại của họ (P=0,016).
-22,3% cho rằng ART cho phép sinh con bằng noãn của chính mình ở mọi lứa tuổi (P=0,020).
-23,7% nghĩ rằng độ tuổi 40 có ít nhất 50% cơ hội sinh con bằng noãn của chính mình (P=0,026).
-Hơn 95% khẳng định chính xác rằng hút thuốc và rượu bia tác động tiêu cực đến khả năng thụ thai.
-Hơn 92% tin rằng cân nặng, chế độ ăn uống ảnh hưởng khả năng sinh sản; 61% người cảm thấy thực phẩm bổ sung có tác dụng hỗ trợ sinh sản.
-Chỉ 29% tin chính xác rằng tuổi nam giới liên quan đến việc tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh; 28% báo cáo đúng về việc trẻ em sinh ra từ những người cha >45 tuổi mắc nguy cơ cao về khả năng học tập hạn chế, tự kỷ, tâm thần phân liệt và một số dạng ung thư.
-Chỉ 23% người ước tính chính xác tổng chi phí của một chu kỳ IVF là <6000 euro.
-70% người được hỏi nghĩ rằng IVF có hiệu quả từ 30-60%.
-48% người nghĩ cần tìm đến tư vấn hiếm muộn nếu sau 1 năm cố gắng thụ thai dưới 35 tuổi và 6 tháng nếu trên 35 tuổi.
-17% người tham gia cho biết họ ưu tiên tìm kiếm thông tin từ chuyên gia y tế.
-Hầu hết sinh viên thiếu nhận thức về yếu tố sinh sản liên quan đến nam giới vì cho rằng nguyên nhân vô sinh đều chủ yếu do yếu tố nữ (P=0,008).
Nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế, hơn 90% người tham gia đang làm việc được trả lương hoặc đi học toàn thời gian và chỉ có 18% cho biết nghề nghiệp của họ là nội trợ. Bằng chứng cho thấy, phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn, đang gặp khó khăn trong việc thụ thai và những người dự định mang thai có mức độ nhận thức về khả năng sinh sản cao hơn. Đồng thời, nhóm này có xu hướng trì hoãn việc sinh con và chiếm tỉ lệ cao trong nhóm điều trị ART. Vì vậy, các chiến dịch y tế công cộng là một biện pháp thường xuyên để giáo dục quốc gia về tác động của hành động đối với sức khỏe của họ. Tóm lại, nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về kiến thức và nhận thức về khả năng sinh sản của người dân Ireland. Thế nhưng, nhiều quan điểm khác nhau về tác động của độ tuổi đối với khả năng sinh sản và điều trị ART cũng như nhiều người đánh giá quá cao khả năng sinh sản của họ; do đó, cần giải quyết tình trạng thiếu kiến thức, cho phép đưa ra quyết định sáng suốt và can thiệp kịp thời nếu cần thiết.
Nguồn: Booth A, Stokes J, Meaney S, Leitao S, Geisler M, McMenamin M. Knowledge on impact of lifestyle and demographic factors on fertility. Official Journal of the Irish Medical Organisation. January 2024.
Các nghiên cứu đã chỉ ra các cá nhân có nhận thức chưa đầy đủ về khả năng sinh sản và hậu quả của việc trì hoãn sinh con. Tuổi mang thai lần đầu và số lần mang thai tăng đều đặn kể từ những năm 80. Ở Ireland, độ tuổi trung bình của những người lần đầu làm mẹ tăng 7,5 tuổi đối với phụ nữ đã kết hôn và 6,3 tuổi đối với phụ nữ chưa kết hôn từ 1975 đến 2015. Sự chậm trễ này có liên quan đến việc tăng tỉ lệ vô sinh và nhu cầu về điều trị hỗ trợ sinh sản (ART) ngày càng tăng. Tuổi mẹ cao và điều trị ART làm tăng nguy cơ bất lợi cho mẹ và thai nhi hoặc thậm chí mất con vĩnh viễn. Việc trì hoãn sinh con không phải do một yếu tố nào mà là sự kết hợp của các lý do xã hội, kinh tế và cá nhân. Với suy nghĩ này thì việc trì hoãn ngày càng là mối lo ngại sau tác động của COVID-19 đối với việc đi lại, sự nghiệp, gánh nặng tài chính hoặc các mối quan hệ cá nhân. Một cuộc khảo sát toàn cầu với gần 17.500 người nhấn mạnh rằng trình độ kiến thức tổng thể về khả năng sinh sản và sinh học sinh sản còn rất kém. Nhiều phụ nữ tin rằng IVF có thể sử dụng như một giải pháp thay thế nếu họ chờ đợi quá lâu để lập gia đình. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là để đưa ra dữ liệu chính xác về nhận thức của các cá nhân về độ tuổi sinh sản và ART.
Nghiên cứu này gồm 480 người >16 tuổi từ T4-T7/2020; sử dụng bảng khảo sát của Daniluk và cs (2012) – The fertility awareness survey (FAS). Trong 480 người tham gia có 178 là người đến khám và 302 là sinh viên; 70,6% là nữ, 29,4% là nam. Kết quả bảng trả lời cho thấy:
-Không có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về mức độ kiến thức giữa các nhóm.
-52% cho rằng họ có kiến thức về sinh sản ở một mức độ nào đó trong khi 58% bảo rằng có kiến thức về ART.
-53% nữ giới tin tưởng sai lầm rằng sức khỏe tổng thể và mức độ thể chất là yếu tố quyết định trạng thái sinh sản hiện tại của họ (P=0,016).
-22,3% cho rằng ART cho phép sinh con bằng noãn của chính mình ở mọi lứa tuổi (P=0,020).
-23,7% nghĩ rằng độ tuổi 40 có ít nhất 50% cơ hội sinh con bằng noãn của chính mình (P=0,026).
-Hơn 95% khẳng định chính xác rằng hút thuốc và rượu bia tác động tiêu cực đến khả năng thụ thai.
-Hơn 92% tin rằng cân nặng, chế độ ăn uống ảnh hưởng khả năng sinh sản; 61% người cảm thấy thực phẩm bổ sung có tác dụng hỗ trợ sinh sản.
-Chỉ 29% tin chính xác rằng tuổi nam giới liên quan đến việc tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh; 28% báo cáo đúng về việc trẻ em sinh ra từ những người cha >45 tuổi mắc nguy cơ cao về khả năng học tập hạn chế, tự kỷ, tâm thần phân liệt và một số dạng ung thư.
-Chỉ 23% người ước tính chính xác tổng chi phí của một chu kỳ IVF là <6000 euro.
-70% người được hỏi nghĩ rằng IVF có hiệu quả từ 30-60%.
-48% người nghĩ cần tìm đến tư vấn hiếm muộn nếu sau 1 năm cố gắng thụ thai dưới 35 tuổi và 6 tháng nếu trên 35 tuổi.
-17% người tham gia cho biết họ ưu tiên tìm kiếm thông tin từ chuyên gia y tế.
-Hầu hết sinh viên thiếu nhận thức về yếu tố sinh sản liên quan đến nam giới vì cho rằng nguyên nhân vô sinh đều chủ yếu do yếu tố nữ (P=0,008).
Nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế, hơn 90% người tham gia đang làm việc được trả lương hoặc đi học toàn thời gian và chỉ có 18% cho biết nghề nghiệp của họ là nội trợ. Bằng chứng cho thấy, phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn, đang gặp khó khăn trong việc thụ thai và những người dự định mang thai có mức độ nhận thức về khả năng sinh sản cao hơn. Đồng thời, nhóm này có xu hướng trì hoãn việc sinh con và chiếm tỉ lệ cao trong nhóm điều trị ART. Vì vậy, các chiến dịch y tế công cộng là một biện pháp thường xuyên để giáo dục quốc gia về tác động của hành động đối với sức khỏe của họ. Tóm lại, nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về kiến thức và nhận thức về khả năng sinh sản của người dân Ireland. Thế nhưng, nhiều quan điểm khác nhau về tác động của độ tuổi đối với khả năng sinh sản và điều trị ART cũng như nhiều người đánh giá quá cao khả năng sinh sản của họ; do đó, cần giải quyết tình trạng thiếu kiến thức, cho phép đưa ra quyết định sáng suốt và can thiệp kịp thời nếu cần thiết.
Nguồn: Booth A, Stokes J, Meaney S, Leitao S, Geisler M, McMenamin M. Knowledge on impact of lifestyle and demographic factors on fertility. Official Journal of the Irish Medical Organisation. January 2024.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cập nhật tổng quan về sự giảm thông số tinh trùng ở thế kỷ 21st: béo phì, lối sống, hay yếu tố môi trường? - Ngày đăng: 27-05-2024
Hiệu quả của việc giảm cân trước khi thụ tinh trong ống nghiệm ở phụ nữ béo phì hoặc thừa cân và vô sinh: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 27-05-2024
Béo phì có cân nặng bình thường có liên quan đến AFC thấp hơn và kết quả IVF bất lợi - Ngày đăng: 27-05-2024
Khảo sát sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống ở thanh thiếu niên ra đời bằng phương pháp ICSI - Ngày đăng: 27-05-2024
Khảo sát sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống ở thanh thiếu niên ra đời bằng phương pháp ICSI - Ngày đăng: 27-05-2024
Tổng quan hệ thống về biểu hiện mRNA trong tế bào noãn người: tìm hiểu các cơ chế phân tử quyết định cho chất lượng noãn - Ngày đăng: 24-05-2024
Tổn thương phôi do nứt gãy cơ học khi dụng cụ đông lạnh bị uốn cong trong quá trình thủy tinh hóa - Ngày đăng: 24-05-2024
Phospholipase C Zeta rất quan trọng cho sự phân chia phôi sớm và có thai ở người và chuột - Ngày đăng: 21-05-2024
Mối liên hệ giữa việc biểu hiện gen RBX1 và BAMBI với sự trưởng thành của noãn ở bệnh nhân PCOS - Ngày đăng: 21-05-2024
Mối tương quan giữa giảm dự trữ buồng trứng và chất lượng noãn kém - Ngày đăng: 19-05-2024
Giang mai trong thai kỳ - Ngày đăng: 19-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK