Tin tức
on Sunday 19-05-2024 12:43pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS Lê Khắc Tiến
Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Một RCT đã phát hiện rằng kích thích buồng trứng bằng HMG có độ tinh khiết cao (hp-HMG) tạo ra nồng độ progesterone huyết thanh trong pha nang noãn thấp hơn so với FSH tái tổ hợp (r-FSH). Sự khác biệt này là do quá trình sản sinh steroid sinh dục ở noãn.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy nồng độ progesterone tăng cao (tăng progesterone sớm) vào cuối pha nang noãn khi kích thích buồng trứng có liên quan đến kết quả thai lâm sàng thấp hơn trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm chuyển phôi tươi. Hai RCT trước đây của tác giả Andersen AN và cộng sự năm 2016 và của tác giả Bosch E và cộng sự năm 2008 đã tình cờ phát hiện ra rằng nồng độ progesterone huyết thanh vào ngày khởi động trưởng thành noãn thấp hơn khi sử dụng hp-HMG để kích thích buồng trứng thay vì sử dụng r-FSH. Tuy vậy, lý do cho sự khác nhau này vẫn chưa được làm rõ. Có phải vì đáp ứng buồng trứng thấp hơn trong chu kỳ sử dụng hp-HMG? Hay là do các phác đồ kích thích buồng trứng khác nhau thúc đẩy các con đường sản sinh steroid sinh dục khác nhau ở nang noãn?
Để tìm ra lý do dẫn đến sự khác biệt kể trên, tác giả Ernesto Bosch và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của hp-HMG và r-FSH đối với nồng độ progesterone và các steroid sinh dục khác trong huyết thanh và nang noãn. Đây là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, nhãn mở, đơn trung tâm, với sự tham gia của 112 người cho noãn đang được kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist sử dụng 225IU/ngày r-FSH hoặc hp-HMG. Các đặc điểm nền giữa hai nhóm như tuổi, BMI và AMH là tương đương nhau.
Đáp ứng buồng trứng tương tự nhau ở cả hai nhóm (số noãn trung bình là 17,5 noãn ở nhóm r-FSH, so với 16,5 noãn ở nhóm hp-HMG). Có sự khác biệt rõ ràng về đặc điểm nội tiết ở nửa sau pha nang noãn của chu kỳ kích thích buồng trứng. Nồng độ progesterone huyết thanh ở nhóm r-FSH cao hơn đáng kể so với nhóm hp-HMG vào ngày khởi động trưởng thành noãn (0,68 ng/ml so với 0,46 ng/ml) và vào ngày 6 và 8 kích thích buồng trứng. Ngoài ra, tỷ lệ progesterone:pregnenolone tăng đáng kể ở nhóm r-FSH vào ngày khởi động trưởng thành noãn và vào ngày thứ 8 của kích thích buồng trứng. Androstenedione huyết thanh ở nhóm hp-HMG cao hơn ở nhóm r-FSH vào ngày khởi động trưởng thành noãn (3,0 ng/ml so với 2,4 ng/ml) và vào ngày thứ 8 kích thích buồng trứng. Và tỷ lệ androstenedione:pregnenolone cũng cao hơn đáng kể ở nhóm hp-HMG vào ngày khởi động trưởng thành noãn và ngày thứ 6 và 8 kích thích buồng trứng.
Nhóm tác giả cũng phân tích nồng độ các steroids sinh dục trong dịch nang sau chọc hút. Kết quả cho thấy oestradiol, FSH, LH, và các sản phẩm chuyển hoá của progesterone là dehydroepiandrosterone, androstenodione và testosterone ở nhóm hp-HMG cũng cao hơn đáng kể so với nhóm r-FSH.
Không có sự khác biệt nào về nồng độ oestrone, 17-OH-progesterone, pregnenolone và progesterone. Các tác giả còn đưa ra giả thuyết rằng lượng progesterone dư thừa được tạo ra trong chu kỳ sử dụng FSH có thể được giải phóng hoặc rò rỉ vào tuần hoàn, thay vì chỉ tồn tại trong các nang noãn.
Nhóm nghiên cứu đưa ra lý giải rằng nồng độ các nội tiết khác nhau xảy ra độc lập với đáp ứng buồng trứng, cho thấy rằng r-FSH và hp-HMG điều hoà quá trình sản sinh steroid ở nang noãn một cách khác nhau. hp-HMG dường như tăng cường chuyển đổi pregnenolone thành androstenedione, dẫn đến nồng độ progesterone huyết thanh thấp hơn vào cuối chu kỳ kích thích buồng trứng. Ngược lại, r-FSH thúc đẩy quá trình chuyển đổi pregnenolone thành progesterone, dẫn đến nồng độ progesterone trong pha nang noãn cao hơn.
Sự khác biệt này được nhóm tác giả lý giải rằng khi không có hoạt động của LH (từ hp-HMG), pregnenolone hầu hết được chuyển đổi thành progesterone mà không được chuyển hóa thêm nữa. hp-hMG có hCG có hoạt tính LH nên có thể khởi động quá trình chuyển hoá progesterone tiếp tục theo con đường Δ4, từ đó giảm nồng độ progesterone huyết thanh trong pha nang noãn.
Cần cân nhắc rằng các xét nghiệm miễn dịch dùng để xác định nồng độ nội tiết sẽ có mức độ dao động nhất định và có thể ảnh hưởng đến kết quả. Thêm vào đó, các phụ nữ tham gia nghiên cứu đều còn trẻ, có BMI và dự trữ buồng trứng bình thường và không hiếm muộn, do đó, kết quả có thể khác ở những quần thể bệnh nhân khác.
Cuối cùng, các tác giả vẫn kết luận rằng mặc dù nồng độ progesterone huyết thanh đo được vào ngày khởi động trưởng thành noãn “sẽ không giúp gợi ý vấn đề liên quan đến lâm sàng”, nhưng phát hiện của họ nên được xem xét khi lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist ở phụ nữ dự định chuyển phôi tươi.
Nguồn: Ernesto Bosch, Pilar Alamá, Josep Lluis Romero, Marta Marí, Elena Labarta, Antonio Pellicer, Serum progesterone is lower in ovarian stimulation with highly purified HMG compared to recombinant FSH owing to a different regulation of follicular steroidogenesis: a randomized controlled trial, Human Reproduction, Volume 39, Issue 2, February 2024, Pages 393–402, https://doi.org/10.1093/humrep/dead251
Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
Một RCT đã phát hiện rằng kích thích buồng trứng bằng HMG có độ tinh khiết cao (hp-HMG) tạo ra nồng độ progesterone huyết thanh trong pha nang noãn thấp hơn so với FSH tái tổ hợp (r-FSH). Sự khác biệt này là do quá trình sản sinh steroid sinh dục ở noãn.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy nồng độ progesterone tăng cao (tăng progesterone sớm) vào cuối pha nang noãn khi kích thích buồng trứng có liên quan đến kết quả thai lâm sàng thấp hơn trong các chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm chuyển phôi tươi. Hai RCT trước đây của tác giả Andersen AN và cộng sự năm 2016 và của tác giả Bosch E và cộng sự năm 2008 đã tình cờ phát hiện ra rằng nồng độ progesterone huyết thanh vào ngày khởi động trưởng thành noãn thấp hơn khi sử dụng hp-HMG để kích thích buồng trứng thay vì sử dụng r-FSH. Tuy vậy, lý do cho sự khác nhau này vẫn chưa được làm rõ. Có phải vì đáp ứng buồng trứng thấp hơn trong chu kỳ sử dụng hp-HMG? Hay là do các phác đồ kích thích buồng trứng khác nhau thúc đẩy các con đường sản sinh steroid sinh dục khác nhau ở nang noãn?
Để tìm ra lý do dẫn đến sự khác biệt kể trên, tác giả Ernesto Bosch và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu so sánh ảnh hưởng của hp-HMG và r-FSH đối với nồng độ progesterone và các steroid sinh dục khác trong huyết thanh và nang noãn. Đây là một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, nhãn mở, đơn trung tâm, với sự tham gia của 112 người cho noãn đang được kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist sử dụng 225IU/ngày r-FSH hoặc hp-HMG. Các đặc điểm nền giữa hai nhóm như tuổi, BMI và AMH là tương đương nhau.
Đáp ứng buồng trứng tương tự nhau ở cả hai nhóm (số noãn trung bình là 17,5 noãn ở nhóm r-FSH, so với 16,5 noãn ở nhóm hp-HMG). Có sự khác biệt rõ ràng về đặc điểm nội tiết ở nửa sau pha nang noãn của chu kỳ kích thích buồng trứng. Nồng độ progesterone huyết thanh ở nhóm r-FSH cao hơn đáng kể so với nhóm hp-HMG vào ngày khởi động trưởng thành noãn (0,68 ng/ml so với 0,46 ng/ml) và vào ngày 6 và 8 kích thích buồng trứng. Ngoài ra, tỷ lệ progesterone:pregnenolone tăng đáng kể ở nhóm r-FSH vào ngày khởi động trưởng thành noãn và vào ngày thứ 8 của kích thích buồng trứng. Androstenedione huyết thanh ở nhóm hp-HMG cao hơn ở nhóm r-FSH vào ngày khởi động trưởng thành noãn (3,0 ng/ml so với 2,4 ng/ml) và vào ngày thứ 8 kích thích buồng trứng. Và tỷ lệ androstenedione:pregnenolone cũng cao hơn đáng kể ở nhóm hp-HMG vào ngày khởi động trưởng thành noãn và ngày thứ 6 và 8 kích thích buồng trứng.
Nhóm tác giả cũng phân tích nồng độ các steroids sinh dục trong dịch nang sau chọc hút. Kết quả cho thấy oestradiol, FSH, LH, và các sản phẩm chuyển hoá của progesterone là dehydroepiandrosterone, androstenodione và testosterone ở nhóm hp-HMG cũng cao hơn đáng kể so với nhóm r-FSH.
Không có sự khác biệt nào về nồng độ oestrone, 17-OH-progesterone, pregnenolone và progesterone. Các tác giả còn đưa ra giả thuyết rằng lượng progesterone dư thừa được tạo ra trong chu kỳ sử dụng FSH có thể được giải phóng hoặc rò rỉ vào tuần hoàn, thay vì chỉ tồn tại trong các nang noãn.
Nhóm nghiên cứu đưa ra lý giải rằng nồng độ các nội tiết khác nhau xảy ra độc lập với đáp ứng buồng trứng, cho thấy rằng r-FSH và hp-HMG điều hoà quá trình sản sinh steroid ở nang noãn một cách khác nhau. hp-HMG dường như tăng cường chuyển đổi pregnenolone thành androstenedione, dẫn đến nồng độ progesterone huyết thanh thấp hơn vào cuối chu kỳ kích thích buồng trứng. Ngược lại, r-FSH thúc đẩy quá trình chuyển đổi pregnenolone thành progesterone, dẫn đến nồng độ progesterone trong pha nang noãn cao hơn.
Sự khác biệt này được nhóm tác giả lý giải rằng khi không có hoạt động của LH (từ hp-HMG), pregnenolone hầu hết được chuyển đổi thành progesterone mà không được chuyển hóa thêm nữa. hp-hMG có hCG có hoạt tính LH nên có thể khởi động quá trình chuyển hoá progesterone tiếp tục theo con đường Δ4, từ đó giảm nồng độ progesterone huyết thanh trong pha nang noãn.
Cần cân nhắc rằng các xét nghiệm miễn dịch dùng để xác định nồng độ nội tiết sẽ có mức độ dao động nhất định và có thể ảnh hưởng đến kết quả. Thêm vào đó, các phụ nữ tham gia nghiên cứu đều còn trẻ, có BMI và dự trữ buồng trứng bình thường và không hiếm muộn, do đó, kết quả có thể khác ở những quần thể bệnh nhân khác.
Cuối cùng, các tác giả vẫn kết luận rằng mặc dù nồng độ progesterone huyết thanh đo được vào ngày khởi động trưởng thành noãn “sẽ không giúp gợi ý vấn đề liên quan đến lâm sàng”, nhưng phát hiện của họ nên được xem xét khi lựa chọn phác đồ kích thích buồng trứng bằng phác đồ GnRH antagonist ở phụ nữ dự định chuyển phôi tươi.
Nguồn: Ernesto Bosch, Pilar Alamá, Josep Lluis Romero, Marta Marí, Elena Labarta, Antonio Pellicer, Serum progesterone is lower in ovarian stimulation with highly purified HMG compared to recombinant FSH owing to a different regulation of follicular steroidogenesis: a randomized controlled trial, Human Reproduction, Volume 39, Issue 2, February 2024, Pages 393–402, https://doi.org/10.1093/humrep/dead251
Các tin khác cùng chuyên mục:
Kết quả lâm sàng từ hệ thống nuôi cấy phôi liên tục, có kết hợp hoặc không kết hợp với thuật toán lựa chọn phôi so với hệ thống nuôi cấy phôi truyền thống: Nghiên cứu thiết kế đa trung tâm, mù đôi và RCT - Ngày đăng: 19-05-2024
Di truyền học của các khiếm khuyết trưởng thành noãn và sự ngừng phát triển phôi sớm - Ngày đăng: 19-05-2024
Ảnh hưởng của béo phì lên chu kỳ kinh nguyệt - Ngày đăng: 19-05-2024
Sự hiện diện của adenomyosis trên siêu âm tác động tiêu cực đến kết quả chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 19-05-2024
Tác động của LNMTC buồng trứng đối với chất lượng phôi trong thụ tinh ống nghiệm: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 19-05-2024
Tổng quan: các cơ chế di truyền trong thất bại thụ tinh và ngừng phát triển phôi sớm (phần II) - Ngày đăng: 17-05-2024
Tổng quan: các cơ chế di truyền trong thất bại thụ tinh và ngừng phát triển phôi sớm (phần I) - Ngày đăng: 17-05-2024
Tác động của thời gian kiêng xuất tinh đến khả năng thụ tinh và kết quả lâm sàng trong chu kỳ ICSI: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 17-05-2024
Độ tin cậy của thử nghiệm HOS trên mẫu tinh trùng bất động tươi và trữ được thu nhận từ xuất tinh hoặc tinh hoàn: một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 17-05-2024
Nuôi cấy phôi time-lapse – Động học hình thái phôi và độ ổn định môi trường có thể không đủ: Kết quả từ một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 20-08-2024
Dấu hiệu động học hình thái phôi ở phôi khảm và kết cục lâm sàng khi chuyển phôi khảm mức độ thấp - Ngày đăng: 17-05-2024
Tiềm năng phát triển của hợp tử 0PN, 1PN và kết quả lâm sàng trong chu kỳ IVF - Ngày đăng: 16-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK