Tin tức
on Sunday 19-05-2024 12:32pm
Danh mục: Tin quốc tế
CN. Phan Thị Tùng Phương, Cao Thị Thùy
IVFMD Buôn Ma Thuột- Bệnh Viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên tăng đáng kể ở Hoa kỳ và trên Thế giới kể từ những năm 1970. Các biến chứng của béo phì ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hệ nội tiết, hệ tiêu hóa, hệ cơ xương, ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần như trầm cảm, ... Bên cạnh đó, béo phì ở độ tuổi thanh thiếu niên còn liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt không đều và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), nồng độ Testosterone và Insulin lúc đói cao hơn và định lượng globulin liên kết hormone giới tính thấp. Các nghiên cứu trên những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang giúp giải thich mối liên quan kiểu hình giữa những người béo phì và những người có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Giới thiệu
Béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe bao gồm: kháng insulin, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, tăng lipid máu, gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), tắc nghẽn đường thở khi ngủ (OSA), bệnh lý túi mật, … trong số những người béo phì ở độ tuổi vị thành niên, ảnh hưởng thần kinh nội tiết biểu hiện khi bắt đầu dậy thì sớm, dẫn đến bất thường hoặc không có kinh nguyệt, chảy máu tử cung bất thường và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và có tỷ lệ đau bụng kinh và rối loạn tiền kinh nguyệt cao hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan ảnh hưởng của béo phì lên chu kỳ kinh nguyệt của thanh thiếu niên với một số đánh giá về sinh lý bệnh và ý nghĩa đối với sức khỏe phụ khoa và tâm thần.
Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO) định nghĩa về béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân tới mức ảnh hưởng tới sức khỏe, nhận định bằng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI). Dữ liệu được lấy qua khảo sát kiểm tra sức khỏe dinh dưỡng Quốc Gia Hoa Kỳ đã chứng minh sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên từ độ tuổi 2 đến 9 tuổi trong những thập niên gần đây từ 5,2% trong giai đoạn khảo sát năm 1971-1974 lên 19,3%, tương tự tỷ lệ béo phì ở nhóm tuổi này tăng 1% trong giai đoạn khảo sát năm 1971-1974 lên 6,1% giai đoạn khảo sát năm 2017-2018.
Tác động của béo phì đến thời điểm dậy thì và kinh nguyệt
Sự khởi đầu của thời điểm dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt ở những bé gái được xác định bởi sự kết hợp giữa di truyền và môi trường và một số yếu tố khác. Từ thế kỷ 19, những cải thiện về sức khỏe và dinh dưỡng, địa lý, kinh tế, xã hội dẫn đến xu hướng khởi phát tuổi dậy thì sớm ở nam và nữ. Tuy nhiên kể từ năm 1970 sự gia tăng tỷ lệ béo phì còn tương quan tới sự khới phát sớm hơn của tuổi dậy thì và kinh nguyệt ở nữ giới trên thế giới và nó đã đưa ra giả thuyết thừa cân và béo phì đã trực tiếp góp phần nên điều này.
Sinh lý bệnh
Sự khởi đầu của tuổi dậy thì được đánh dấu bằng nhịp giải phóng hormone gonadotropin (GnRH) từ các tế bào thần kinh vùng dưới đồi, kết quả của một quá trình phức tạp của mạng lưới thần kinh nội tiết bên trong và bên ngoài. GnRH kích thích bài tiết hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) từ thùy trước tuyến yên tác động lên vỏ buồng trứng và các tế bào hạt tương ứng dẫn đến sản xuất Androgen và Estradiol của buồng trứng. Các vòng phản hồi ở vùng dưới đồi tuyến yên buồng trứng dẫn đến sự khởi đầu và duy trì kinh nguyệt.
Cơ chế nội tiết cho giai đoạn bắt đầu tuổi dậy thì và có kinh ở bé gái béo phì bao gồm tăng quá trình thơm hóa Androgen thành Estrogen trong mô mỡ dẫn đến sự phát triển sớm hơn và ảnh hưởng của tăng Insulin máu đến khả năng sinh học của Steroid, cụ thể tình trạng kháng Insulin ở người béo phì dẫn đến tăng Insulin máu bù trừ, làm tăng sinh khả dụng của Steroid bằng cách kích thích sản xuất Androgen ở buồng trứng và tuyến thượng thận làm giảm tổng hợp globulin gắn với hormone giới tính (SHBG) ở gan và làm giảm hoạt động aromatase ở mô mỡ.
Tác động của béo phì đến chu kỳ kinh nguyệt và nguy cơ của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Bắt đầu tuổi dậy thì, béo phì còn liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt không đều, vô kinh, không phóng noãn, PCOS và chảy máu kinh nguyệt nhiều ở độ tuổi thanh thiếu niên và độ tuổi trưởng thành.
Một nghiên cứu trên nhóm người trưởng thành (CDAH) và trên 1247 người từ nghiên cứu tim mạch Hoa Kỳ phát hiện rằng béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra mối liên kết giữa béo phì và PCOS ở độ tuổi trưởng thành đã được chứng minh trong nghiên cứu CDAH. Tương tự, béo phì ở độ tuổi trưởng thành có liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt không đều. Một nghiên cứu trên 726 phụ nữ Úc trong độ tuổi từ 26-36 phát hiện ra rằng chỉ số BMI cao hơn 25kg/m2, chu vi vòng eo >80 cm, tỷ lệ mỡ eo hông cao (biểu hiện của mỡ trung tâm) nó còn ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt không đều. Cụ thể với những người phụ nữ béo phì (BMI >= 30kg/m2) có khả năng chu kỳ kinh nguyệt không đều cao gấp đôi phụ nữ có cân nặng bình thường. Hơn nữa phụ nữ có chu vi vòng eo và tỷ lệ eo - hông cao có nhiều khả năng có chu kỳ kinh nguyệt dài. Điều quan trọng nghiên cứu cho thấy là chỉ số BMI, chu vi vòng eo và tỷ lệ eo - hông có liên quan thuận với nồng độ Insulin, Testosterone lúc đói, chỉ số Androgen tự do. Các chỉ số testosterone, androgen tự do cao, mức SHBG thấp nó có thể liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt dài, không đều, mất kinh.
Ảnh hưởng của béo phì lên chu kỳ kinh nguyệt đối với đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, cường kinh
Béo phì liên quan tới tỷ lệ đau bụng kinh, rối loạn tiền kinh nguyệt, chảy máu kinh cao hơn. Những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt và mối liên quan với BMI dường như là một đường chữ U. Nếu phụ nữ có chỉ số BMI cao thì có thể bị đau bụng kinh cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường. Một nghiên cứu tại Úc trên 9671 phụ nữ trẻ đang theo dõi 13 năm cho thấy những phụ nữ béo phì đau bụng kinh kéo dài dai dẳng và một nghiên cứu cắt ngang trên 217 phụ nữ ở Iran đã chứng minh mối quan hệ giữa BMI, chu vi vòng eo, tỷ lệ eo - hông và đau bụng kinh.
BMI cao có liên quan tới tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt (PMDs). Một nghiên cứu trên 6254 phụ nữ trưởng thành cho thấy BMI cao lúc nhỏ có liên quan tới nguy cơ cao rối loạn kinh nguyệt (PMDs) bao gồm rối loạn tiền kinh nguyệt và các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở độ tuổi trưởng thành. Với phụ nữ có BMI >= 30kg/m2 ở độ tuổi gần 30 có khả năng mắc các hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt so với phụ nữ thiếu cân. Một nghiên cứu bao gồm 1057 phụ nữ trưởng thành rối loạn tiền kinh nguyệt trong 10 năm theo dõi và tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa BMI và rối loạn tiền kinh nguyệt, cụ thể các nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ tăng 1kg/m2 BMI nguy cơ rối loạn kinh nguyệt tăng 3%, với nguy cơ rối loạn tiền kinh nguyệt ở phụ nữ có BMI >= 27,5kg/m2 so với phụ nữ có chỉ số BMI < 20kg/m2.
Các chuyên gia cũng kết luận rằng trọng lượng cơ thể cũng có thể làm thay đổi chức năng của nội mạc tử cung, làm tăng mất máu kinh nguyệt.
Kết luận: Béo phì ở độ tuổi trẻ em và vị thành niên có liên quan tới sự khởi đầu sớm của tuổi dậy thì và kinh nguyệt, tình trạng cường androgen dẫn đến kinh nguyệt không đều, tăng nguy cơ rối loạn tiền kinh nguyệt, đau bụng kinh và chảy máu nhiều ở trẻ gái vị thành niên. Duy trì một cân nặng phù hợp và khỏe mạnh có thể làm giảm các nguy cơ này, bảo vệ và chống lại được các biến chứng phụ khoa ở người béo phì trong độ tuổi trưởng thành.
Tài liệu tham khảo
Khalida Itriyeva. The effects of obesity on the menstrual cycle. Curr Probl Pediatr Adolesc Health Care. 2022 Aug; 52(8): 101241.
IVFMD Buôn Ma Thuột- Bệnh Viện Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột
Tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên tăng đáng kể ở Hoa kỳ và trên Thế giới kể từ những năm 1970. Các biến chứng của béo phì ảnh hưởng đến hệ tim mạch, hệ nội tiết, hệ tiêu hóa, hệ cơ xương, ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần như trầm cảm, ... Bên cạnh đó, béo phì ở độ tuổi thanh thiếu niên còn liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt không đều và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), nồng độ Testosterone và Insulin lúc đói cao hơn và định lượng globulin liên kết hormone giới tính thấp. Các nghiên cứu trên những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang giúp giải thich mối liên quan kiểu hình giữa những người béo phì và những người có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
Giới thiệu
Béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe bao gồm: kháng insulin, đái tháo đường type 2, tăng huyết áp, tăng lipid máu, gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), tắc nghẽn đường thở khi ngủ (OSA), bệnh lý túi mật, … trong số những người béo phì ở độ tuổi vị thành niên, ảnh hưởng thần kinh nội tiết biểu hiện khi bắt đầu dậy thì sớm, dẫn đến bất thường hoặc không có kinh nguyệt, chảy máu tử cung bất thường và hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và có tỷ lệ đau bụng kinh và rối loạn tiền kinh nguyệt cao hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan ảnh hưởng của béo phì lên chu kỳ kinh nguyệt của thanh thiếu niên với một số đánh giá về sinh lý bệnh và ý nghĩa đối với sức khỏe phụ khoa và tâm thần.
Tổ Chức Y Tế Thế giới (WHO) định nghĩa về béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức hoặc không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân tới mức ảnh hưởng tới sức khỏe, nhận định bằng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI). Dữ liệu được lấy qua khảo sát kiểm tra sức khỏe dinh dưỡng Quốc Gia Hoa Kỳ đã chứng minh sự gia tăng tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên từ độ tuổi 2 đến 9 tuổi trong những thập niên gần đây từ 5,2% trong giai đoạn khảo sát năm 1971-1974 lên 19,3%, tương tự tỷ lệ béo phì ở nhóm tuổi này tăng 1% trong giai đoạn khảo sát năm 1971-1974 lên 6,1% giai đoạn khảo sát năm 2017-2018.
Tác động của béo phì đến thời điểm dậy thì và kinh nguyệt
Sự khởi đầu của thời điểm dậy thì và chu kỳ kinh nguyệt ở những bé gái được xác định bởi sự kết hợp giữa di truyền và môi trường và một số yếu tố khác. Từ thế kỷ 19, những cải thiện về sức khỏe và dinh dưỡng, địa lý, kinh tế, xã hội dẫn đến xu hướng khởi phát tuổi dậy thì sớm ở nam và nữ. Tuy nhiên kể từ năm 1970 sự gia tăng tỷ lệ béo phì còn tương quan tới sự khới phát sớm hơn của tuổi dậy thì và kinh nguyệt ở nữ giới trên thế giới và nó đã đưa ra giả thuyết thừa cân và béo phì đã trực tiếp góp phần nên điều này.
Sinh lý bệnh
Sự khởi đầu của tuổi dậy thì được đánh dấu bằng nhịp giải phóng hormone gonadotropin (GnRH) từ các tế bào thần kinh vùng dưới đồi, kết quả của một quá trình phức tạp của mạng lưới thần kinh nội tiết bên trong và bên ngoài. GnRH kích thích bài tiết hormone tạo hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) từ thùy trước tuyến yên tác động lên vỏ buồng trứng và các tế bào hạt tương ứng dẫn đến sản xuất Androgen và Estradiol của buồng trứng. Các vòng phản hồi ở vùng dưới đồi tuyến yên buồng trứng dẫn đến sự khởi đầu và duy trì kinh nguyệt.
Cơ chế nội tiết cho giai đoạn bắt đầu tuổi dậy thì và có kinh ở bé gái béo phì bao gồm tăng quá trình thơm hóa Androgen thành Estrogen trong mô mỡ dẫn đến sự phát triển sớm hơn và ảnh hưởng của tăng Insulin máu đến khả năng sinh học của Steroid, cụ thể tình trạng kháng Insulin ở người béo phì dẫn đến tăng Insulin máu bù trừ, làm tăng sinh khả dụng của Steroid bằng cách kích thích sản xuất Androgen ở buồng trứng và tuyến thượng thận làm giảm tổng hợp globulin gắn với hormone giới tính (SHBG) ở gan và làm giảm hoạt động aromatase ở mô mỡ.
Tác động của béo phì đến chu kỳ kinh nguyệt và nguy cơ của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Bắt đầu tuổi dậy thì, béo phì còn liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt không đều, vô kinh, không phóng noãn, PCOS và chảy máu kinh nguyệt nhiều ở độ tuổi thanh thiếu niên và độ tuổi trưởng thành.
Một nghiên cứu trên nhóm người trưởng thành (CDAH) và trên 1247 người từ nghiên cứu tim mạch Hoa Kỳ phát hiện rằng béo phì có liên quan đến tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra mối liên kết giữa béo phì và PCOS ở độ tuổi trưởng thành đã được chứng minh trong nghiên cứu CDAH. Tương tự, béo phì ở độ tuổi trưởng thành có liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt không đều. Một nghiên cứu trên 726 phụ nữ Úc trong độ tuổi từ 26-36 phát hiện ra rằng chỉ số BMI cao hơn 25kg/m2, chu vi vòng eo >80 cm, tỷ lệ mỡ eo hông cao (biểu hiện của mỡ trung tâm) nó còn ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt không đều. Cụ thể với những người phụ nữ béo phì (BMI >= 30kg/m2) có khả năng chu kỳ kinh nguyệt không đều cao gấp đôi phụ nữ có cân nặng bình thường. Hơn nữa phụ nữ có chu vi vòng eo và tỷ lệ eo - hông cao có nhiều khả năng có chu kỳ kinh nguyệt dài. Điều quan trọng nghiên cứu cho thấy là chỉ số BMI, chu vi vòng eo và tỷ lệ eo - hông có liên quan thuận với nồng độ Insulin, Testosterone lúc đói, chỉ số Androgen tự do. Các chỉ số testosterone, androgen tự do cao, mức SHBG thấp nó có thể liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt dài, không đều, mất kinh.
Ảnh hưởng của béo phì lên chu kỳ kinh nguyệt đối với đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, cường kinh
Béo phì liên quan tới tỷ lệ đau bụng kinh, rối loạn tiền kinh nguyệt, chảy máu kinh cao hơn. Những bất thường về chu kỳ kinh nguyệt và mối liên quan với BMI dường như là một đường chữ U. Nếu phụ nữ có chỉ số BMI cao thì có thể bị đau bụng kinh cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường. Một nghiên cứu tại Úc trên 9671 phụ nữ trẻ đang theo dõi 13 năm cho thấy những phụ nữ béo phì đau bụng kinh kéo dài dai dẳng và một nghiên cứu cắt ngang trên 217 phụ nữ ở Iran đã chứng minh mối quan hệ giữa BMI, chu vi vòng eo, tỷ lệ eo - hông và đau bụng kinh.
BMI cao có liên quan tới tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt (PMDs). Một nghiên cứu trên 6254 phụ nữ trưởng thành cho thấy BMI cao lúc nhỏ có liên quan tới nguy cơ cao rối loạn kinh nguyệt (PMDs) bao gồm rối loạn tiền kinh nguyệt và các triệu chứng tiền kinh nguyệt ở độ tuổi trưởng thành. Với phụ nữ có BMI >= 30kg/m2 ở độ tuổi gần 30 có khả năng mắc các hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt so với phụ nữ thiếu cân. Một nghiên cứu bao gồm 1057 phụ nữ trưởng thành rối loạn tiền kinh nguyệt trong 10 năm theo dõi và tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa BMI và rối loạn tiền kinh nguyệt, cụ thể các nghiên cứu phát hiện ra rằng cứ tăng 1kg/m2 BMI nguy cơ rối loạn kinh nguyệt tăng 3%, với nguy cơ rối loạn tiền kinh nguyệt ở phụ nữ có BMI >= 27,5kg/m2 so với phụ nữ có chỉ số BMI < 20kg/m2.
Các chuyên gia cũng kết luận rằng trọng lượng cơ thể cũng có thể làm thay đổi chức năng của nội mạc tử cung, làm tăng mất máu kinh nguyệt.
Kết luận: Béo phì ở độ tuổi trẻ em và vị thành niên có liên quan tới sự khởi đầu sớm của tuổi dậy thì và kinh nguyệt, tình trạng cường androgen dẫn đến kinh nguyệt không đều, tăng nguy cơ rối loạn tiền kinh nguyệt, đau bụng kinh và chảy máu nhiều ở trẻ gái vị thành niên. Duy trì một cân nặng phù hợp và khỏe mạnh có thể làm giảm các nguy cơ này, bảo vệ và chống lại được các biến chứng phụ khoa ở người béo phì trong độ tuổi trưởng thành.
Tài liệu tham khảo
Khalida Itriyeva. The effects of obesity on the menstrual cycle. Curr Probl Pediatr Adolesc Health Care. 2022 Aug; 52(8): 101241.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Sự hiện diện của adenomyosis trên siêu âm tác động tiêu cực đến kết quả chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 19-05-2024
Tác động của LNMTC buồng trứng đối với chất lượng phôi trong thụ tinh ống nghiệm: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 19-05-2024
Tổng quan: các cơ chế di truyền trong thất bại thụ tinh và ngừng phát triển phôi sớm (phần II) - Ngày đăng: 17-05-2024
Tổng quan: các cơ chế di truyền trong thất bại thụ tinh và ngừng phát triển phôi sớm (phần I) - Ngày đăng: 17-05-2024
Tác động của thời gian kiêng xuất tinh đến khả năng thụ tinh và kết quả lâm sàng trong chu kỳ ICSI: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 17-05-2024
Độ tin cậy của thử nghiệm HOS trên mẫu tinh trùng bất động tươi và trữ được thu nhận từ xuất tinh hoặc tinh hoàn: một nghiên cứu chia noãn - Ngày đăng: 17-05-2024
Nuôi cấy phôi time-lapse – Động học hình thái phôi và độ ổn định môi trường có thể không đủ: Kết quả từ một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 20-08-2024
Dấu hiệu động học hình thái phôi ở phôi khảm và kết cục lâm sàng khi chuyển phôi khảm mức độ thấp - Ngày đăng: 17-05-2024
Tiềm năng phát triển của hợp tử 0PN, 1PN và kết quả lâm sàng trong chu kỳ IVF - Ngày đăng: 16-05-2024
Lạc nội mạc tử cung và chất lượng noãn: một phân tích trên 13.614 chu kỳ IVF noãn tự thân và xin cho noãn - Ngày đăng: 16-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK