Tin tức
on Thursday 16-05-2024 3:20am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phan Thị Thanh Loan - IVFMD Tân Bình
Giới thiệu
Theo định nghĩa của labo thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh thành công được xác định khi có sự xuất hiện của hai tiền nhân (two pronuclei – 2PN) và hai thể cực trong khoảng 16 - 18 giờ sau thụ tinh. Trong lâm sàng, các hợp tử 0PN và 1PN được xem là thất bại thụ tinh hoặc bất thường thụ tinh. Dựa trên khuyến cáo của ESHRE, những phôi phát triển từ hợp tử này không nên lựa chọn để chuyển do nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân không có phôi phát triển từ hợp tử 2PN, chuyển phôi có nguồn gốc từ hợp tử 0PN và 1PN có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường sẽ được theo dõi và cân nhắc sử dụng.
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (Preimplantation Genetic Testing - PGT) là một phương pháp hiệu quả để sàng lọc phôi lưỡng bội. Tùy thuộc vào điều kiện của các trung tâm hỗ trợ sinh sản mà phương pháp này có được thực hiện hay không. Bên cạnh đó, PGT là phương pháp xâm lấn có thể mang rủi ro ảnh hưởng đến khả năng phát triển của phôi. Do đó, với trường hợp bệnh nhân có những hợp tử 0PN hay 1PN, chuyên viên phôi học sẽ lựa chọn nuôi cấy phôi dài ngày để đánh giá tiềm năng phát triển của phôi. Có thể nói, nuôi cấy phôi dài ngày là một phương pháp không xâm lấn, đơn giản và tiết kiệm chi phí trong thực hành lâm sàng. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc chuyển phôi có nguồn gốc từ hợp tử 0PN và 1PN có thể cải thiện cơ hội mang thai cho bệnh nhân. Chất lượng phôi và tiềm năng của các hợp tử này có thể dự đoán thông qua đánh giá hình thái phôi ở giai đoạn phân chia. Hiện nay, chỉ có một vài nghiên cứu hồi cứu báo cáo về rủi ro liên quan đến phôi phát triển từ hợp tử 0PN và 1PN. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu về ý nghĩa lâm sàng của các phôi này để đảm bảo tính an toàn cho việc chuyển phôi. Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng phát triển của hợp tử 0PN, 1PN và 2PN trong chu kỳ IVF và so sánh kết quả lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu ở bệnh nhân có độ tuổi từ 20 - 45 tuổi, với chu kỳ thực hiện IVF từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021. Thời điểm đánh giá thụ tinh từ 16 - 18 giờ sau thụ tinh. Tỷ lệ hình thành phôi nang và kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi được đánh giá ở ba nhóm hợp tử: 0PN, 1PN và 2PN.
Kết quả
Trong nghiên cứu này, tổng cộng 18.734 noãn từ 1.628 chu kỳ IVF của 1.311 bệnh nhân đã được xem xét. Với 10.642 phôi được nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang, gồm 705 phôi 0PN, 412 phôi 1PN và 9.525 phôi 2PN.
Kết luận
Thông qua phân tích dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy hợp tử 0PN và 2PN có tiềm năng phát triển tương đương, trong khi phôi 1PN có tiềm năng phát triển thấp hơn. Mặc dù vậy, kết quả chuyển phôi trữ ở các hợp tử 0PN, 1PN và 2PN tương tự nhau, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tính an toàn.
Tài liệu tham khảo: Zhu, M., Dong, Q., Zhu, Y., Le, Y., Wang, T., Zhou, Y., & Yang, S. (2024). Developmental potential of non-and mono-pronuclear zygotes and associated clinical outcomes in IVF cycles. Frontiers in Endocrinology, 15, 1361734.
Giới thiệu
Theo định nghĩa của labo thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh thành công được xác định khi có sự xuất hiện của hai tiền nhân (two pronuclei – 2PN) và hai thể cực trong khoảng 16 - 18 giờ sau thụ tinh. Trong lâm sàng, các hợp tử 0PN và 1PN được xem là thất bại thụ tinh hoặc bất thường thụ tinh. Dựa trên khuyến cáo của ESHRE, những phôi phát triển từ hợp tử này không nên lựa chọn để chuyển do nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh nhân không có phôi phát triển từ hợp tử 2PN, chuyển phôi có nguồn gốc từ hợp tử 0PN và 1PN có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường sẽ được theo dõi và cân nhắc sử dụng.
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (Preimplantation Genetic Testing - PGT) là một phương pháp hiệu quả để sàng lọc phôi lưỡng bội. Tùy thuộc vào điều kiện của các trung tâm hỗ trợ sinh sản mà phương pháp này có được thực hiện hay không. Bên cạnh đó, PGT là phương pháp xâm lấn có thể mang rủi ro ảnh hưởng đến khả năng phát triển của phôi. Do đó, với trường hợp bệnh nhân có những hợp tử 0PN hay 1PN, chuyên viên phôi học sẽ lựa chọn nuôi cấy phôi dài ngày để đánh giá tiềm năng phát triển của phôi. Có thể nói, nuôi cấy phôi dài ngày là một phương pháp không xâm lấn, đơn giản và tiết kiệm chi phí trong thực hành lâm sàng. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc chuyển phôi có nguồn gốc từ hợp tử 0PN và 1PN có thể cải thiện cơ hội mang thai cho bệnh nhân. Chất lượng phôi và tiềm năng của các hợp tử này có thể dự đoán thông qua đánh giá hình thái phôi ở giai đoạn phân chia. Hiện nay, chỉ có một vài nghiên cứu hồi cứu báo cáo về rủi ro liên quan đến phôi phát triển từ hợp tử 0PN và 1PN. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu về ý nghĩa lâm sàng của các phôi này để đảm bảo tính an toàn cho việc chuyển phôi. Nghiên cứu này đã được thực hiện nhằm đánh giá tiềm năng phát triển của hợp tử 0PN, 1PN và 2PN trong chu kỳ IVF và so sánh kết quả lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu ở bệnh nhân có độ tuổi từ 20 - 45 tuổi, với chu kỳ thực hiện IVF từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021. Thời điểm đánh giá thụ tinh từ 16 - 18 giờ sau thụ tinh. Tỷ lệ hình thành phôi nang và kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi được đánh giá ở ba nhóm hợp tử: 0PN, 1PN và 2PN.
Kết quả
Trong nghiên cứu này, tổng cộng 18.734 noãn từ 1.628 chu kỳ IVF của 1.311 bệnh nhân đã được xem xét. Với 10.642 phôi được nuôi cấy đến giai đoạn phôi nang, gồm 705 phôi 0PN, 412 phôi 1PN và 9.525 phôi 2PN.
- Kết quả phôi học
- Tỷ lệ phôi ngày 3 ở hợp tử 0PN đạt 29,6%; 1PN đạt 17,0%; 2PN đạt 32,1%.
- Tỷ lệ phôi tốt ngày 3 ở hợp tử 0PN đạt 15,3%; 1PN đạt 7,0%; 2PN đạt 17,5%.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ phôi ngày 3 và tỷ lệ phôi tốt ngày 3 giữa các hợp tử ở nhóm phụ nữ trên và dưới 35 tuổi.
- Tỷ lệ phôi ngày 5 ở hợp tử 0PN đạt 21,8%; 1PN đạt 9,7%; 2PN đạt 20,8%.
- Tỷ lệ phôi tốt ngày 5 ở hợp tử 0PN đạt 12,9%; 1PN đạt 5,1%; 2PN đạt 13,6%.
- Tỷ lệ phôi ngày 6 ở hợp tử 0PN đạt 7,8%; 1PN đạt 7,3%; 2PN đạt 11,3%.
- Tỷ lệ phôi tốt ngày 6 ở hợp tử 0PN đạt 2,4%; 1PN đạt 1,9%; 2PN đạt 3,9%.
- Kết quả lâm sàng
- Tỷ lệ mang thai lâm sàng: 0PN đạt 40,0%; 1PN đạt 44,4%; 2PN đạt 49,7%.
- Tỷ lệ mang thai ngoài tử cung: 0PN, 1PN, 2PN đều 0%.
- Tỷ lệ làm tổ: 0PN đạt 37,1%; 1PN đạt 44,4%; 2PN đạt 48,4%.
- Tỷ lệ trẻ sinh sống: 0PN đạt 28,6%; 1PN đạt 38,9%; 2PN đạt 39,2%.
Kết luận
Thông qua phân tích dữ liệu từ nghiên cứu cho thấy hợp tử 0PN và 2PN có tiềm năng phát triển tương đương, trong khi phôi 1PN có tiềm năng phát triển thấp hơn. Mặc dù vậy, kết quả chuyển phôi trữ ở các hợp tử 0PN, 1PN và 2PN tương tự nhau, nhưng vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh tính an toàn.
Tài liệu tham khảo: Zhu, M., Dong, Q., Zhu, Y., Le, Y., Wang, T., Zhou, Y., & Yang, S. (2024). Developmental potential of non-and mono-pronuclear zygotes and associated clinical outcomes in IVF cycles. Frontiers in Endocrinology, 15, 1361734.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lạc nội mạc tử cung và chất lượng noãn: một phân tích trên 13.614 chu kỳ IVF noãn tự thân và xin cho noãn - Ngày đăng: 16-05-2024
Nhiễm SARS-CoV-2 ảnh hưởng đến kết quả thai sau khi chuyển phôi từ IVF/ICSI: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 16-05-2024
Thừa cân và béo phì ảnh hưởng đến hiệu quả của progesterone đặt âm đạo so với tiêm bắp trong việc hỗ trợ giai đoạn hoàng thể trong chuyển phôi nang đông lạnh - Ngày đăng: 15-05-2024
Ảnh hưởng của các yếu tố điều hòa phiên mã lên sự tạo giao tử người - Ngày đăng: 15-05-2024
Ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đến chức năng buồng trứng - Ngày đăng: 15-05-2024
Chỉ số AMH tối ưu ở người cho noãn: một phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia - Ngày đăng: 10-05-2024
Đánh giá kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi chất lượng kém và các thông số tiên lượng - Ngày đăng: 10-05-2024
Hiệu quả của các chất chống oxi hóa lên chất lượng tinh trùng và tỉ lệ thai ở đối tượng vô sinh nam chưa rõ nguyên nhân – Một phân tích tổng hợp hệ thống trên các RCT - Ngày đăng: 10-05-2024
Phác đồ kép (dual trigger) hỗ trợ giai đoạn trưởng thành noãn cuối cùng ở bệnh nhân có tỷ lệ thu nhận noãn non cao: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 10-05-2024
Các yếu tố dự đoán hội chứng nang trống ở bệnh nhân vô sinh đang tiến hành điều trị công nghệ hỗ trợ sinh sản: Một nghiên cứu hồi cứu và báo cáo tổng quan lý thuyết - Ngày đăng: 10-05-2024
Nên sử dụng phương pháp thủ thuật MESA thay vì TESE trong trường hợp vô tinh do tắc nghẽn - Ngày đăng: 10-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK