Tin tức
on Wednesday 15-05-2024 2:25am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Đỗ Lê Đình Thiện - IVFMD Phú Nhuận
Béo phì ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Theo Cơ quan giám sát dinh dưỡng và bệnh mãn tính Trung Quốc (2015-2019), 16,4% người trưởng thành ở Trung Quốc bị béo phì và 34,3% khác bị thừa cân. Thừa cân và béo phì có liên quan đến vô số tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Một phân tích tổng hợp cập nhật đã chứng minh rõ ràng rằng béo phì ở phụ nữ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ sinh sống sau IVF. Trong một nghiên cứu gần đây, những phụ nữ thừa cân/béo phì có nguy cơ sẩy thai cao hơn sau khi chuyển phôi nguyên bội so với những phụ nữ có cân nặng bình thường.
Phụ nữ thừa cân/béo phì cần liều GnRH và hCG cao hơn để kích thích buồng trứng và kích hoạt rụng trứng. Dược động học của progesterone cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng béo phì, do thể tích phân bố lớn hơn dẫn đến nồng độ trong huyết thanh thấp hơn từ đó phụ nữ thừa cân/béo phì cho thấy nồng độ progesterone thấp trong suốt thời kỳ mang thai. Một nghiên cứu gần đây của Whynott và cộng sự cho thấy rằng việc tăng BMI ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ progesterone trong huyết thanh khi chuyển phôi đông lạnh (FET), nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân béo phì cần bổ sung lượng progesterone cao hơn so với người có cân nặng bình thường.
Việc bổ sung progesterone để hỗ trợ hoàng thể là cần thiết cho quá trình điều trị IVF, đặc biệt trong các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh khi bệnh nhân không có hoàng thể hoạt động và phải dựa vào progesterone thay thế. Tại Trung Quốc vào năm 2016, FET chiếm 40,5% trong tổng số các chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản. Do việc sử dụng phôi đông lạnh tăng đáng kể nên các biện pháp sử dụng progesterone thay thế trong các chu kỳ đang được quan tâm. Mặc dù việc sử dụng progesterone đặt âm đạo đang chiếm phần lớn ở các trung tâm IVF hiện nay, hiệu quả lâm sàng của việc đặt progesterone thay thế qua đường âm đạo và quan điểm cho rằng giá trị progesterone trong huyết thanh không liên quan đến kết quả sinh sản gần đây đã gặp nhiều thách thức. Các kết quả trái ngược đã được báo cáo trong các nghiên cứu so sánh progesterone tiêm bắp với progesterone đặt âm đạo khi thực hiện FET. Hơn nữa, phần lớn nghiên cứu về phác đồ bổ sung progesterone tối ưu để hỗ trợ hoàng thể chỉ tập trung vào hiệu quả đối với nhóm vô sinh nói chung mà không quan tâm đặc biệt đến phụ nữ thừa cân/béo phì.
Dựa trên sự phổ biến của thừa cân/béo phì trên toàn cầu và tỷ lệ chu kỳ chuyển phôi đông lạnh ngày càng tăng, cần có nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa thừa cân/béo phì và kết quả điều trị từ đó sẽ có lợi trong việc đánh giá những bệnh nhân có chỉ số BMI cao, những người có nguy cơ bị ảnh hưởng đến kết quả thai kỳ. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm so sánh sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống ở bệnh nhân sử dụng progesterone đặt âm đạo và progesterone tiêm bắp để hỗ trợ hoàng thể trong các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh và đánh giá xem thừa cân/béo phì có gây tác động làm thay đổi mối liên quan giữa các đường dùng progesterone và tỷ lệ sinh sống hay không.
Thiết kế nghiên cứu:
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với bệnh nhân đã trải qua một lần chuyển phôi nang đông lạnh duy nhất tại một trung tâm từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2021.
Đặc điểm nền:
Bệnh nhân được kích thích buồng trứng bằng phác đồ thay thế hormone (HRT). Chỉ số BMI được tính toán bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m2) và được chia thành 4 nhóm: nhẹ cân (<18,5kg/m2), cân nặng bình thường (18,5-24,9kg/m2), thừa cân (25-29,9kg/m2) và béo phì (≥30kg/m2). Trong nghiên cứu này, phụ nữ có chỉ số BMI dưới 25 được xếp vào nhóm cân nặng bình thường.
Tiêu chuẩn nhận:
Kết quả:
Tổng cộng có 6.905 chu kỳ FET từ 6.251 bệnh nhân được đưa vào phân tích (4.616 chu kỳ bổ sung progesterone bằng đường đặt âm đạo của 4.146 bệnh nhân và 2.289 chu kỳ bổ sung progesterone bằng đường tiêm bắp của 2.105 bệnh nhân). Không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình ở nhóm progesterone đặt âm đạo (30,77 ± 3,90 tuổi) và ở nhóm progesterone tiêm bắp (31,00 ± 4,08 tuổi) (p=0,7). BMI ở những phụ nữ trong nhóm progesterone đặt âm đạo cao hơn một chút so với nhóm progesterone tiêm bắp (22,89 ± 3,48 so với 22,58 ± 3,35), mặc dù sự khác biệt trung bình ở mức 0,4 kg/m2, 20,34% bệnh nhân trong nhóm progesterone đặt âm đạo có chỉ số BMI tương ứng với thừa cân (BMI 25,0-29,9 kg/m2) và 4,08% đối với béo phì (BMI ≥ 30,0 kg/m2), tương tự với nhóm tiêm bắp progesterone lần lượt là 19,35% và 3,28%.
Tỷ lệ sinh sống lần lượt là 46,23% (2134/4616) ở nhóm progesterone đặt âm đạo so với 48,62% (1113/2289) ở nhóm progesterone tiêm bắp (OR 0,91, 95% KTC 0,82-1,01, p=0,06) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. β-hCG dương (69,00% và 67,85%, p=0,33) và thai kỳ lâm sàng (61,59% so với 60,03%, p=0,21) không có sự khác biệt giữa hai nhóm, tỷ lệ sẩy thai (15,34% so với 11,40%, tương ứng) và tỷ lệ sẩy thai toàn bộ là 22,22% ở nhóm đặt âm đạo cao hơn đáng kể so với 18,90% ở nhóm tiêm bắp (OR 1,41 [1,21-1,64] và OR 1,23 [1,08-1,39]).
Ở những phụ nữ có cân nặng bình thường, tỷ lệ sinh sống ở nhóm progesterone đặt âm đạo thấp hơn so với nhóm progesterone tiêm bắp (OR 0,84, 95% KTC 0,75- 0,95). Trong khi đó, ở những phụ nữ thừa cân/béo phì, tỷ lệ sinh sống là tương tự nhau giữa hai nhóm sử dụng progesterone thay thế (OR 1,06, 95% KTC 0,86-1,33). Thử nghiệm tương tác giữa các đường sử dụng progesterone và tình trạng thừa cân/béo phì cho thấy có ý nghĩa thống kê (p=0,03).
Kết luận:
Hỗ trợ hoàng thể bằng progesterone đặt âm đạo làm giảm tỷ lệ sinh sống so với sử dụng progesterone tiêm bắp trong chuyển phôi nang đông lạnh do ảnh hưởng của tình trạng thừa cân/béo phì ở người phụ nữ. Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa các cơ chế này.
Nguồn: Xie, J., Li, N., Bai, H., Shi, J., & Cai, H. (2023). Overweight and obesity affect the efficacy of vaginal vs. intramuscular progesterone for luteal-phase support in vitrified-warmed blastocyst transfer. Fertility and sterility, 119(4), 606–615. https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2022.12.034
Béo phì ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Theo Cơ quan giám sát dinh dưỡng và bệnh mãn tính Trung Quốc (2015-2019), 16,4% người trưởng thành ở Trung Quốc bị béo phì và 34,3% khác bị thừa cân. Thừa cân và béo phì có liên quan đến vô số tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Một phân tích tổng hợp cập nhật đã chứng minh rõ ràng rằng béo phì ở phụ nữ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ sinh sống sau IVF. Trong một nghiên cứu gần đây, những phụ nữ thừa cân/béo phì có nguy cơ sẩy thai cao hơn sau khi chuyển phôi nguyên bội so với những phụ nữ có cân nặng bình thường.
Phụ nữ thừa cân/béo phì cần liều GnRH và hCG cao hơn để kích thích buồng trứng và kích hoạt rụng trứng. Dược động học của progesterone cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng béo phì, do thể tích phân bố lớn hơn dẫn đến nồng độ trong huyết thanh thấp hơn từ đó phụ nữ thừa cân/béo phì cho thấy nồng độ progesterone thấp trong suốt thời kỳ mang thai. Một nghiên cứu gần đây của Whynott và cộng sự cho thấy rằng việc tăng BMI ảnh hưởng tiêu cực đến nồng độ progesterone trong huyết thanh khi chuyển phôi đông lạnh (FET), nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân béo phì cần bổ sung lượng progesterone cao hơn so với người có cân nặng bình thường.
Việc bổ sung progesterone để hỗ trợ hoàng thể là cần thiết cho quá trình điều trị IVF, đặc biệt trong các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh khi bệnh nhân không có hoàng thể hoạt động và phải dựa vào progesterone thay thế. Tại Trung Quốc vào năm 2016, FET chiếm 40,5% trong tổng số các chu kỳ điều trị hỗ trợ sinh sản. Do việc sử dụng phôi đông lạnh tăng đáng kể nên các biện pháp sử dụng progesterone thay thế trong các chu kỳ đang được quan tâm. Mặc dù việc sử dụng progesterone đặt âm đạo đang chiếm phần lớn ở các trung tâm IVF hiện nay, hiệu quả lâm sàng của việc đặt progesterone thay thế qua đường âm đạo và quan điểm cho rằng giá trị progesterone trong huyết thanh không liên quan đến kết quả sinh sản gần đây đã gặp nhiều thách thức. Các kết quả trái ngược đã được báo cáo trong các nghiên cứu so sánh progesterone tiêm bắp với progesterone đặt âm đạo khi thực hiện FET. Hơn nữa, phần lớn nghiên cứu về phác đồ bổ sung progesterone tối ưu để hỗ trợ hoàng thể chỉ tập trung vào hiệu quả đối với nhóm vô sinh nói chung mà không quan tâm đặc biệt đến phụ nữ thừa cân/béo phì.
Dựa trên sự phổ biến của thừa cân/béo phì trên toàn cầu và tỷ lệ chu kỳ chuyển phôi đông lạnh ngày càng tăng, cần có nhiều nghiên cứu về sự liên quan giữa thừa cân/béo phì và kết quả điều trị từ đó sẽ có lợi trong việc đánh giá những bệnh nhân có chỉ số BMI cao, những người có nguy cơ bị ảnh hưởng đến kết quả thai kỳ. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm so sánh sự khác biệt về tỷ lệ sinh sống ở bệnh nhân sử dụng progesterone đặt âm đạo và progesterone tiêm bắp để hỗ trợ hoàng thể trong các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh và đánh giá xem thừa cân/béo phì có gây tác động làm thay đổi mối liên quan giữa các đường dùng progesterone và tỷ lệ sinh sống hay không.
Thiết kế nghiên cứu:
Đây là một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với bệnh nhân đã trải qua một lần chuyển phôi nang đông lạnh duy nhất tại một trung tâm từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2021.
Đặc điểm nền:
Bệnh nhân được kích thích buồng trứng bằng phác đồ thay thế hormone (HRT). Chỉ số BMI được tính toán bằng cách lấy cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m2) và được chia thành 4 nhóm: nhẹ cân (<18,5kg/m2), cân nặng bình thường (18,5-24,9kg/m2), thừa cân (25-29,9kg/m2) và béo phì (≥30kg/m2). Trong nghiên cứu này, phụ nữ có chỉ số BMI dưới 25 được xếp vào nhóm cân nặng bình thường.
Tiêu chuẩn nhận:
- Các bệnh nhân sử dụng hormone ngoại sinh để chuẩn bị nội mạc tử cung cho chu kỳ chuyển phôi.
- Bệnh nhân chuyển phôi nang từ các chu kỳ kích thích buồng trứng trước đó (noãn đông lạnh hoặc noãn hiến tặng)
- Nội mạc tử cung mỏng (<7mm)
- Lòng tử cung ứ dịch
- Bệnh nhân được yêu cầu sử dụng kết hợp progesterone tiêm bắp và đặt âm đạo
- Bệnh nhân thiếu dữ liệu về chỉ số BMI
Kết quả:
Tổng cộng có 6.905 chu kỳ FET từ 6.251 bệnh nhân được đưa vào phân tích (4.616 chu kỳ bổ sung progesterone bằng đường đặt âm đạo của 4.146 bệnh nhân và 2.289 chu kỳ bổ sung progesterone bằng đường tiêm bắp của 2.105 bệnh nhân). Không có sự khác biệt về độ tuổi trung bình ở nhóm progesterone đặt âm đạo (30,77 ± 3,90 tuổi) và ở nhóm progesterone tiêm bắp (31,00 ± 4,08 tuổi) (p=0,7). BMI ở những phụ nữ trong nhóm progesterone đặt âm đạo cao hơn một chút so với nhóm progesterone tiêm bắp (22,89 ± 3,48 so với 22,58 ± 3,35), mặc dù sự khác biệt trung bình ở mức 0,4 kg/m2, 20,34% bệnh nhân trong nhóm progesterone đặt âm đạo có chỉ số BMI tương ứng với thừa cân (BMI 25,0-29,9 kg/m2) và 4,08% đối với béo phì (BMI ≥ 30,0 kg/m2), tương tự với nhóm tiêm bắp progesterone lần lượt là 19,35% và 3,28%.
Tỷ lệ sinh sống lần lượt là 46,23% (2134/4616) ở nhóm progesterone đặt âm đạo so với 48,62% (1113/2289) ở nhóm progesterone tiêm bắp (OR 0,91, 95% KTC 0,82-1,01, p=0,06) sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. β-hCG dương (69,00% và 67,85%, p=0,33) và thai kỳ lâm sàng (61,59% so với 60,03%, p=0,21) không có sự khác biệt giữa hai nhóm, tỷ lệ sẩy thai (15,34% so với 11,40%, tương ứng) và tỷ lệ sẩy thai toàn bộ là 22,22% ở nhóm đặt âm đạo cao hơn đáng kể so với 18,90% ở nhóm tiêm bắp (OR 1,41 [1,21-1,64] và OR 1,23 [1,08-1,39]).
Ở những phụ nữ có cân nặng bình thường, tỷ lệ sinh sống ở nhóm progesterone đặt âm đạo thấp hơn so với nhóm progesterone tiêm bắp (OR 0,84, 95% KTC 0,75- 0,95). Trong khi đó, ở những phụ nữ thừa cân/béo phì, tỷ lệ sinh sống là tương tự nhau giữa hai nhóm sử dụng progesterone thay thế (OR 1,06, 95% KTC 0,86-1,33). Thử nghiệm tương tác giữa các đường sử dụng progesterone và tình trạng thừa cân/béo phì cho thấy có ý nghĩa thống kê (p=0,03).
Kết luận:
Hỗ trợ hoàng thể bằng progesterone đặt âm đạo làm giảm tỷ lệ sinh sống so với sử dụng progesterone tiêm bắp trong chuyển phôi nang đông lạnh do ảnh hưởng của tình trạng thừa cân/béo phì ở người phụ nữ. Cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa các cơ chế này.
Nguồn: Xie, J., Li, N., Bai, H., Shi, J., & Cai, H. (2023). Overweight and obesity affect the efficacy of vaginal vs. intramuscular progesterone for luteal-phase support in vitrified-warmed blastocyst transfer. Fertility and sterility, 119(4), 606–615. https://doi.org/10.1016/j.fertnstert.2022.12.034
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của các yếu tố điều hòa phiên mã lên sự tạo giao tử người - Ngày đăng: 15-05-2024
Ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung đến chức năng buồng trứng - Ngày đăng: 15-05-2024
Chỉ số AMH tối ưu ở người cho noãn: một phân tích dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia - Ngày đăng: 10-05-2024
Đánh giá kết quả lâm sàng sau khi chuyển phôi chất lượng kém và các thông số tiên lượng - Ngày đăng: 10-05-2024
Hiệu quả của các chất chống oxi hóa lên chất lượng tinh trùng và tỉ lệ thai ở đối tượng vô sinh nam chưa rõ nguyên nhân – Một phân tích tổng hợp hệ thống trên các RCT - Ngày đăng: 10-05-2024
Phác đồ kép (dual trigger) hỗ trợ giai đoạn trưởng thành noãn cuối cùng ở bệnh nhân có tỷ lệ thu nhận noãn non cao: một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng - Ngày đăng: 10-05-2024
Các yếu tố dự đoán hội chứng nang trống ở bệnh nhân vô sinh đang tiến hành điều trị công nghệ hỗ trợ sinh sản: Một nghiên cứu hồi cứu và báo cáo tổng quan lý thuyết - Ngày đăng: 10-05-2024
Nên sử dụng phương pháp thủ thuật MESA thay vì TESE trong trường hợp vô tinh do tắc nghẽn - Ngày đăng: 10-05-2024
Mối quan hệ giữa thời gian vô sinh và kết quả lâm sàng của kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở phụ nữ trẻ tuổi - Ngày đăng: 10-05-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK