Tin tức
on Friday 10-05-2024 9:31am
Danh mục: Tin quốc tế
KS CNSH. Nông Thị Hoài
Nguồn: Hatsuki Hibi, Megumi Sonohara, Miho Sugie, Noritaka Fukunaga và Yoshimasa Asada, 2023. “Microscopic epididymal sperm aspiration (MESA) should be employed over testicular sperm extraction (TESE) sperm retrieval surgery for obstructive azoospermia (OA)”. doi: 10.7759/cureus.40659
Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Thu nhận tinh trùng bằng thủ thuật mổ tinh hoàn (TESE) đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị vô tinh, ngay cả đối với vô tinh do tắc nghẽn (OA) vì không đòi hỏi kỹ năng. Tuy nhiên, có những vấn đề như đau sau phẫu thuật, teo tinh hoàn và giảm nồng độ testosterone khi sử dụng phương pháp TESE. Việc xử lý mẫu TESE rất phức tạp và ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng công việc của các phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu này xem xét lợi ích của kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu (MESA) đối với trường hợp vô tinh do tắc nghẽn (OA).
Nghiên cứu được thực hiện trên 108 bệnh nhân được chẩn đoán mắc vô tinh do tắc nghẽn (OA) và được điều trị bằng kỹ thuật MESA trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 12 năm 2021.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tinh trùng di động được thu nhận ở tất cả các trường hợp (108 trường hợp). Trong đó, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) sử dụng tinh trùng đông lạnh đã rã đông được thực hiện ở 101 trường hợp và tỷ lệ thụ tinh là 76,2%. Tổng cộng có 436 chu kỳ chuyển phôi được thực hiện sau MESA-ICSI, với 67 lần chuyển phôi tươi (15,4%) và 369 lần chuyển phôi đông lạnh (84,6%). Trong số này, 5 trường hợp chuyển phôi tươi và 26 trường hợp chuyển phôi đông lạnh không xác định được kết quả mang thai (9 trường hợp không xác định được kết quả mang thai). Tỷ lệ làm tổ trên mỗi chu kỳ chuyển phôi là 47,9%, tỷ lệ có thai lâm sàng là 41,0% và tỷ lệ sinh sống là 23,7%. Tỷ lệ sinh sống mỗi trường hợp là 84,8%.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật MESA-ICSI có tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống tốt. Hơn nữa, cơn đau sau thủ thuật của bệnh nhân ít hơn, số lượng tinh trùng thu nhận được nhiều hơn, chuyên viên phôi học xử lý tinh trùng thu nhận được đơn giản hơn và có thể dễ dàng sử dụng cho ICSI sau khi tinh trùng được rã đông. Tuy nhiên cũng có một số lý do cần thận trọng, một số nghiên cứu đã báo cáo rằng do mẫu MESA chứa tinh trùng bị phân mảnh DNA khi so sánh với mẫu TESE, do đó khi ICSI dẫn đến tỷ lệ thụ tinh và mang thai kém hơn đây là vấn đề cần nghiên cứu thêm. Tuy nhiên với những lợi ích của kỹ thuật MESA vừa kể trên, MESA có tiềm năng để thay thế TESE cho các đối tượng vô tinh do tắc nghẽn.
Thu nhận tinh trùng bằng thủ thuật mổ tinh hoàn (TESE) đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị vô tinh, ngay cả đối với vô tinh do tắc nghẽn (OA) vì không đòi hỏi kỹ năng. Tuy nhiên, có những vấn đề như đau sau phẫu thuật, teo tinh hoàn và giảm nồng độ testosterone khi sử dụng phương pháp TESE. Việc xử lý mẫu TESE rất phức tạp và ảnh hưởng đáng kể đến khối lượng công việc của các phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu này xem xét lợi ích của kỹ thuật lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu (MESA) đối với trường hợp vô tinh do tắc nghẽn (OA).
Nghiên cứu được thực hiện trên 108 bệnh nhân được chẩn đoán mắc vô tinh do tắc nghẽn (OA) và được điều trị bằng kỹ thuật MESA trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 2004 đến tháng 12 năm 2021.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tinh trùng di động được thu nhận ở tất cả các trường hợp (108 trường hợp). Trong đó, tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) sử dụng tinh trùng đông lạnh đã rã đông được thực hiện ở 101 trường hợp và tỷ lệ thụ tinh là 76,2%. Tổng cộng có 436 chu kỳ chuyển phôi được thực hiện sau MESA-ICSI, với 67 lần chuyển phôi tươi (15,4%) và 369 lần chuyển phôi đông lạnh (84,6%). Trong số này, 5 trường hợp chuyển phôi tươi và 26 trường hợp chuyển phôi đông lạnh không xác định được kết quả mang thai (9 trường hợp không xác định được kết quả mang thai). Tỷ lệ làm tổ trên mỗi chu kỳ chuyển phôi là 47,9%, tỷ lệ có thai lâm sàng là 41,0% và tỷ lệ sinh sống là 23,7%. Tỷ lệ sinh sống mỗi trường hợp là 84,8%.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy kỹ thuật MESA-ICSI có tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống tốt. Hơn nữa, cơn đau sau thủ thuật của bệnh nhân ít hơn, số lượng tinh trùng thu nhận được nhiều hơn, chuyên viên phôi học xử lý tinh trùng thu nhận được đơn giản hơn và có thể dễ dàng sử dụng cho ICSI sau khi tinh trùng được rã đông. Tuy nhiên cũng có một số lý do cần thận trọng, một số nghiên cứu đã báo cáo rằng do mẫu MESA chứa tinh trùng bị phân mảnh DNA khi so sánh với mẫu TESE, do đó khi ICSI dẫn đến tỷ lệ thụ tinh và mang thai kém hơn đây là vấn đề cần nghiên cứu thêm. Tuy nhiên với những lợi ích của kỹ thuật MESA vừa kể trên, MESA có tiềm năng để thay thế TESE cho các đối tượng vô tinh do tắc nghẽn.
Nguồn: Hatsuki Hibi, Megumi Sonohara, Miho Sugie, Noritaka Fukunaga và Yoshimasa Asada, 2023. “Microscopic epididymal sperm aspiration (MESA) should be employed over testicular sperm extraction (TESE) sperm retrieval surgery for obstructive azoospermia (OA)”. doi: 10.7759/cureus.40659
Các tin khác cùng chuyên mục:
Mối quan hệ giữa thời gian vô sinh và kết quả lâm sàng của kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung ở phụ nữ trẻ tuổi - Ngày đăng: 10-05-2024
So sánh kết cục IVF và IVM trên cùng bệnh nhân điều trị bằng IVM hCG bổ sung melatonin: nghiên cứu pilot - Ngày đăng: 10-05-2024
Mối tương quan giữa số lượng noãn thu được và tỷ lệ trẻ sinh sống tích lũy ở các nhóm tuổi phụ nữ khác nhau - Ngày đăng: 09-05-2024
Ung thư bàng quang: những điều cần biết - Ngày đăng: 08-05-2024
Tổng quan tài liệu về tiến trình điều trị Cryptozoospermia bằng Tây Y và y học cổ truyền Trung Quốc - Ngày đăng: 08-05-2024
Chăm sóc sức khỏe sinh sản ở thanh thiếu niên mắc chứng tự kỷ và các khuyết tật phát triển khác - Ngày đăng: 08-05-2024
Homocysteine nang noãn – marker đánh giá chất lượng noãn ở bệnh nhân PCOS - Ngày đăng: 06-05-2024
Sự phát triển của trẻ sinh đơn từ chuyển phôi đông lạnh cho đến tuổi dậy thì: Một nghiên cứu trên dân số Phần Lan - Ngày đăng: 06-05-2024
Đánh giá mô hình trí tuệ nhân tạo và hệ thống chú thích động học hình thái thủ công như là phương pháp phân loại phôi để dự đoán khả năng sinh sống thành công: một nghiên cứu hồi cứu đơn trung tâm - Ngày đăng: 06-05-2024
Nuôi cấy dài ngày có liên quan đến biểu hiện trí thông minh kém của trẻ sinh ra sau chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 06-05-2024
Cải thiện tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ thoái hóa và chất lượng phôi bằng PIEZO-ICSI so với ICSI thông thường–Một thử nghiệm chia noãn đa trung tâm - Ngày đăng: 29-04-2024
PGT-HLA – Phương pháp cứu chữa cho anh chị em trong gia đình: các chiến lược lâm sàng - Ngày đăng: 28-04-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK