Tin tức
on Monday 06-05-2024 3:44am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Khổng Tiết Mây Như – IVFMD
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) rất quan trọng đối với cặp vợ chồng hiếm muộn, cụ thể là số trẻ sinh ra sau ART đã tăng đến 10 triệu. Tỉ lệ chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer – FET) tăng đột biến trong những năm gần đây vì giúp giảm nguy cơ quá kích buồng trứng so với chuyển phôi tươi (fresh embryo transfer – ET) và có tỉ lệ trẻ sinh sống (live birth rate – LBR) cao hơn ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome – PCOS). Tuy nhiên, quá trình đông lạnh phôi có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi gene và biến đổi biểu sinh, chủ yếu ở các tổn thưởng DNA, giảm phiên mã và quá trình methyl hóa DNA.Việc tái lập trình biểu sinh của phôi đặc biệt liên quan đến việc điều chỉnh chức năng nhau thai, sự phát triển nhiều mặt về não bộ, hành vi sau sinh của trẻ như béo phì, lo lắng và suy giảm trí nhớ. Mặt khác, một số nghiên cứu khác lại không nhận thấy sự khác biệt đáng kể về điểm kiểm tra ở trường, nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ giữa nhưng đứa trẻ sinh ra từ FET và ET. Hiện tại, những dữ liệu nghiên cứu về tác động của con cái FET đối với sự phát triển thần kinh là không nhất quán.
Trong thực hành lâm sàng, hầu hết bệnh nhân chuyển phôi phân chia ở chu kỳ ET và phôi nang ở chu kỳ FET. Việc nuôi cấy phôi dài ngày đến giai đoạn phôi nang được cho là có thể làm tăng các chất chuyển hóa của phôi và sự phân hủy của môi trường nuôi cấy; từ đó, ảnh hưởng việc tái lập trình biểu sinh, tác động bất lợi đến sự phát triển của phôi dẫn đến ảnh hưởng sự phát triển, tăng trưởng và hành vi của thai nhi sau này. Nghiên cứu trước đây cho thấy nguy cơ xảy ra các kết quả sản khoa và chu sinh bất lợi đã tăng lên ở phụ nữ đang trải qua quá trình chuyển phôi nang như phôi lớn so với tuổi thai. Cân nặng khi sinh của thai nhi có tác động trực tiếp đến tỉ lệ đẻ mắc vai (shoulder dystocia). Nếu tình trạng thiếu oxy trong thời gian dài và cường độ thiếu oxy nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều không tập trung vào tuổi phôi khi nó có thể là một yếu tố gây nhiễu quan trọng, không đánh giá sự khác biệt về trí thông minh của con cái sau chuyển phôi giai đoạn phân chia (cleavage-stage embryo transfer - CST) và phôi nang (blastocyst-stage embryo transfer - BST). Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá trí thông minh của trẻ sinh ra sau ET và FET; đồng thời, khám phá thêm về các tác động bất lợi tiềm ẩn của việc nuôi cấy dài ngày đến giai đoạn phôi nang với biểu hiện trí thông minh của trẻ.
Đây là nghiên cứu hồi cứu phân tích trên 10.398 trẻ sinh ra sau ART từ tháng 1/2013- tháng12/2020 và có 3407 trẻ đủ tiêu chuẩn theo dõi. Về đặc điểm nền bệnh nhân, tỉ lệ vô sinh do bất thường ống dẫn trứng ở BST đông lạnh cao hơn (p=0,002); nhưng tỉ lệ sử dụng folic acid trong thai kỳ thấp hơn (p=0,002). Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh nhân chuyển phôi nang sau FET cao hơn khi so với ET lần lượt là 66,1% và 1,5% (P<0,001). Tuổi thai tại thời điểm sinh ở cả 2 nhóm đều là 37-42 tuần. Cân nặng của trẻ sau FET dao động từ 3200-3900g cao hơn so với ET là 3150 – 3700g (P=0,004).
Theo mô hình ước tính tổng quát cho thấy trẻ sinh ra sau FET có khả năng so sánh (p=0,01); hiểu biết (p=0,01), xếp khối (p<0,001), tư duy ma trận (p=0,001), nhớ dãy số (p<0,001), mã hóa (p<0,001), thông hiểu lời nói (p=0,02) và trí tuệ chung (p=0,002) thấp hơn trẻ sinh ra sau ET. Không có sự khác biệt ở khả năng suy luận tri giác giữa 2 nhóm (p=0,26).
Đối với tuổi phôi, trẻ sinh ra sau BST đông lạnh biểu hiện khả năng xếp khối, nhớ dãy số, mã hóa và chỉ số trí tuệ chung đều thấp hơn trẻ sinh ra sau CST (p<0,001). Cả 2 nhóm trẻ đều không nhận thấy có sự khác biệt về khả năng so sánh (p=0,05), hiểu biết (p=0,60), tư duy ma trận (p=0,12), thông hiểu lời nói (p=0,26) và suy luận tri giác (p=0,29).
Đối với trẻ sinh ra sau CST ở chu kỳ FET, trong khi khả năng tư duy ma trận (p=0,03), nhớ dãy số (p=0,01) thấp hơn chu kỳ ET thì những chỉ số khác không có sự khác biệt như khả năng so sánh (p=0,35), hiểu biết (p=0,08), xếp khối (p=0,06), thông hiểu lời nói (p=0,70) và trí tuệ chung (p=0,57).
Nhìn chung, trắc nghiệm đánh giá trí tuệ Wechsler cho trẻ em (Wechsler Intelligene Scale for Children – WISC-IV) được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lâm sàng để phát hiện sự khác biệt trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ em và thanh thiếu niên. Kết quả so sánh cho thấy khả năng nhớ dãy số thấp hơn đáng kể ở những trẻ sinh ra sau BST đông lạnh; nghĩa là có thể có nguy cơ mắc chứng khó đọc cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng mã hóa ở những trẻ này cũng thấp hơn cho thấy các em gặp khó khăn về trí nhớ ngắn hạn, khả năng tập trung, khả năng học ngôn ngữ, sử dụng các khái niệm lời nói, hiệu quả học tập và tiếp thu kiến thức. Kết quả của khả năng thông hiểu lời nói ở cả 2 nhóm trẻ sinh ra sau BST và CST đông lạnh cho thấy trẻ có khả năng học ngôn ngữ, sử dụng các khái niệm bằng lời nói, kỹ năng lý luận và năng lực thị giác là tương đương nhau.
Việc nuôi cấy in vitro có thể ảnh hưởng biểu hiện gene, tái lập trình biểu sinh và chất lượng của phôi, sau đó ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng và hành vi sau này của trẻ. Sự biểu hiện mRNA của một số gene in dấu bị ảnh hưởng đáng kể trong phôi nang được nuôi cấy trong môi trường có bổ sung huyết thanh. Hơn nữa, Amonium trong môi trường nuôi cấy có tác động đáng kể đến việc dẫn đến tăng trưởng quá mức ở người trưởng thành cũng như thay đổi về tim mạch và hành vi.
Nhìn chung, nghiên cứu này là một thiết kế đoàn hệ với các thông tin chi tiết về đặc điểm trẻ, cha mẹ và người chăm sóc; do đó, bao gồm nhiều yếu tố gây nhiễu như tình trạng kinh tế xã hội, trình độ học vấn của cha mẹ và nguyên nhân vô sinh trong mô hình.
Tóm lại, các tác giả nhận thấy rằng những trẻ sinh ra sau BST đông lạnh có chỉ số hoạt động của bộ nhớ, tốc độ xử lý, thông hiểu lời nói và chỉ số trí tuệ chung thấp hơn so với trẻ sinh ra sau CST đông lạnh. Tuy nhiên, sự chênh lệch về điểm số giữa các chỉ số được so sánh trong nghiên cứu tương đối nhỏ mặc dù đã điều chỉnh một số yếu tố gây nhiễu nhưng hiệu ứng gây nhiễu có thể không được loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy, những phát hiện cũng cần được xác minh trong tương lai với quy mô và bằng chứng mạnh hơn. Ngoài việc xem xét các tác động bất lợi của nuôi cấy phôi dài ngày đối với sự phát triển tâm thần kinh của trẻ cũng nên chú ý đến sức khỏe lâu dài của chúng vì ngày càng có nhiều trẻ em được sinh ra từ phôi nang đông lạnh.
Nguồn: Li J.C, Zhou W, Gao S.Z, Chen X.J, Cui L.L, Chen Z.J. Extended culture may contribute to poor intellectual performance of children born after frozen embryo transfer. 2023 Dec 15.
Công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) rất quan trọng đối với cặp vợ chồng hiếm muộn, cụ thể là số trẻ sinh ra sau ART đã tăng đến 10 triệu. Tỉ lệ chuyển phôi đông lạnh (frozen embryo transfer – FET) tăng đột biến trong những năm gần đây vì giúp giảm nguy cơ quá kích buồng trứng so với chuyển phôi tươi (fresh embryo transfer – ET) và có tỉ lệ trẻ sinh sống (live birth rate – LBR) cao hơn ở phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome – PCOS). Tuy nhiên, quá trình đông lạnh phôi có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi gene và biến đổi biểu sinh, chủ yếu ở các tổn thưởng DNA, giảm phiên mã và quá trình methyl hóa DNA.Việc tái lập trình biểu sinh của phôi đặc biệt liên quan đến việc điều chỉnh chức năng nhau thai, sự phát triển nhiều mặt về não bộ, hành vi sau sinh của trẻ như béo phì, lo lắng và suy giảm trí nhớ. Mặt khác, một số nghiên cứu khác lại không nhận thấy sự khác biệt đáng kể về điểm kiểm tra ở trường, nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ và chậm phát triển trí tuệ giữa nhưng đứa trẻ sinh ra từ FET và ET. Hiện tại, những dữ liệu nghiên cứu về tác động của con cái FET đối với sự phát triển thần kinh là không nhất quán.
Trong thực hành lâm sàng, hầu hết bệnh nhân chuyển phôi phân chia ở chu kỳ ET và phôi nang ở chu kỳ FET. Việc nuôi cấy phôi dài ngày đến giai đoạn phôi nang được cho là có thể làm tăng các chất chuyển hóa của phôi và sự phân hủy của môi trường nuôi cấy; từ đó, ảnh hưởng việc tái lập trình biểu sinh, tác động bất lợi đến sự phát triển của phôi dẫn đến ảnh hưởng sự phát triển, tăng trưởng và hành vi của thai nhi sau này. Nghiên cứu trước đây cho thấy nguy cơ xảy ra các kết quả sản khoa và chu sinh bất lợi đã tăng lên ở phụ nữ đang trải qua quá trình chuyển phôi nang như phôi lớn so với tuổi thai. Cân nặng khi sinh của thai nhi có tác động trực tiếp đến tỉ lệ đẻ mắc vai (shoulder dystocia). Nếu tình trạng thiếu oxy trong thời gian dài và cường độ thiếu oxy nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều không tập trung vào tuổi phôi khi nó có thể là một yếu tố gây nhiễu quan trọng, không đánh giá sự khác biệt về trí thông minh của con cái sau chuyển phôi giai đoạn phân chia (cleavage-stage embryo transfer - CST) và phôi nang (blastocyst-stage embryo transfer - BST). Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá trí thông minh của trẻ sinh ra sau ET và FET; đồng thời, khám phá thêm về các tác động bất lợi tiềm ẩn của việc nuôi cấy dài ngày đến giai đoạn phôi nang với biểu hiện trí thông minh của trẻ.
Đây là nghiên cứu hồi cứu phân tích trên 10.398 trẻ sinh ra sau ART từ tháng 1/2013- tháng12/2020 và có 3407 trẻ đủ tiêu chuẩn theo dõi. Về đặc điểm nền bệnh nhân, tỉ lệ vô sinh do bất thường ống dẫn trứng ở BST đông lạnh cao hơn (p=0,002); nhưng tỉ lệ sử dụng folic acid trong thai kỳ thấp hơn (p=0,002). Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh nhân chuyển phôi nang sau FET cao hơn khi so với ET lần lượt là 66,1% và 1,5% (P<0,001). Tuổi thai tại thời điểm sinh ở cả 2 nhóm đều là 37-42 tuần. Cân nặng của trẻ sau FET dao động từ 3200-3900g cao hơn so với ET là 3150 – 3700g (P=0,004).
Theo mô hình ước tính tổng quát cho thấy trẻ sinh ra sau FET có khả năng so sánh (p=0,01); hiểu biết (p=0,01), xếp khối (p<0,001), tư duy ma trận (p=0,001), nhớ dãy số (p<0,001), mã hóa (p<0,001), thông hiểu lời nói (p=0,02) và trí tuệ chung (p=0,002) thấp hơn trẻ sinh ra sau ET. Không có sự khác biệt ở khả năng suy luận tri giác giữa 2 nhóm (p=0,26).
Đối với tuổi phôi, trẻ sinh ra sau BST đông lạnh biểu hiện khả năng xếp khối, nhớ dãy số, mã hóa và chỉ số trí tuệ chung đều thấp hơn trẻ sinh ra sau CST (p<0,001). Cả 2 nhóm trẻ đều không nhận thấy có sự khác biệt về khả năng so sánh (p=0,05), hiểu biết (p=0,60), tư duy ma trận (p=0,12), thông hiểu lời nói (p=0,26) và suy luận tri giác (p=0,29).
Đối với trẻ sinh ra sau CST ở chu kỳ FET, trong khi khả năng tư duy ma trận (p=0,03), nhớ dãy số (p=0,01) thấp hơn chu kỳ ET thì những chỉ số khác không có sự khác biệt như khả năng so sánh (p=0,35), hiểu biết (p=0,08), xếp khối (p=0,06), thông hiểu lời nói (p=0,70) và trí tuệ chung (p=0,57).
Nhìn chung, trắc nghiệm đánh giá trí tuệ Wechsler cho trẻ em (Wechsler Intelligene Scale for Children – WISC-IV) được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu lâm sàng để phát hiện sự khác biệt trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ em và thanh thiếu niên. Kết quả so sánh cho thấy khả năng nhớ dãy số thấp hơn đáng kể ở những trẻ sinh ra sau BST đông lạnh; nghĩa là có thể có nguy cơ mắc chứng khó đọc cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng mã hóa ở những trẻ này cũng thấp hơn cho thấy các em gặp khó khăn về trí nhớ ngắn hạn, khả năng tập trung, khả năng học ngôn ngữ, sử dụng các khái niệm lời nói, hiệu quả học tập và tiếp thu kiến thức. Kết quả của khả năng thông hiểu lời nói ở cả 2 nhóm trẻ sinh ra sau BST và CST đông lạnh cho thấy trẻ có khả năng học ngôn ngữ, sử dụng các khái niệm bằng lời nói, kỹ năng lý luận và năng lực thị giác là tương đương nhau.
Việc nuôi cấy in vitro có thể ảnh hưởng biểu hiện gene, tái lập trình biểu sinh và chất lượng của phôi, sau đó ảnh hưởng đến sự phát triển, tăng trưởng và hành vi sau này của trẻ. Sự biểu hiện mRNA của một số gene in dấu bị ảnh hưởng đáng kể trong phôi nang được nuôi cấy trong môi trường có bổ sung huyết thanh. Hơn nữa, Amonium trong môi trường nuôi cấy có tác động đáng kể đến việc dẫn đến tăng trưởng quá mức ở người trưởng thành cũng như thay đổi về tim mạch và hành vi.
Nhìn chung, nghiên cứu này là một thiết kế đoàn hệ với các thông tin chi tiết về đặc điểm trẻ, cha mẹ và người chăm sóc; do đó, bao gồm nhiều yếu tố gây nhiễu như tình trạng kinh tế xã hội, trình độ học vấn của cha mẹ và nguyên nhân vô sinh trong mô hình.
Tóm lại, các tác giả nhận thấy rằng những trẻ sinh ra sau BST đông lạnh có chỉ số hoạt động của bộ nhớ, tốc độ xử lý, thông hiểu lời nói và chỉ số trí tuệ chung thấp hơn so với trẻ sinh ra sau CST đông lạnh. Tuy nhiên, sự chênh lệch về điểm số giữa các chỉ số được so sánh trong nghiên cứu tương đối nhỏ mặc dù đã điều chỉnh một số yếu tố gây nhiễu nhưng hiệu ứng gây nhiễu có thể không được loại bỏ hoàn toàn. Vì vậy, những phát hiện cũng cần được xác minh trong tương lai với quy mô và bằng chứng mạnh hơn. Ngoài việc xem xét các tác động bất lợi của nuôi cấy phôi dài ngày đối với sự phát triển tâm thần kinh của trẻ cũng nên chú ý đến sức khỏe lâu dài của chúng vì ngày càng có nhiều trẻ em được sinh ra từ phôi nang đông lạnh.
Nguồn: Li J.C, Zhou W, Gao S.Z, Chen X.J, Cui L.L, Chen Z.J. Extended culture may contribute to poor intellectual performance of children born after frozen embryo transfer. 2023 Dec 15.
Từ khóa: nuôi cấy dài ngày, chuyển phôi đông lạnh, trẻ sinh ra, sự phát triển trí thông minh, chỉ số trí tuệ
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cải thiện tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ thoái hóa và chất lượng phôi bằng PIEZO-ICSI so với ICSI thông thường–Một thử nghiệm chia noãn đa trung tâm - Ngày đăng: 29-04-2024
PGT-HLA – Phương pháp cứu chữa cho anh chị em trong gia đình: các chiến lược lâm sàng - Ngày đăng: 28-04-2024
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ cho bệnh u hạt mãn tính liên kết với nhiễm sắc thể giới tính X: báo cáo đơn ca - Ngày đăng: 28-04-2024
Ảnh hưởng của tuổi người bố lớn đến kết quả sinh sản trong chu kỳ ivf ở các cặp vợ chồng vô sinh không do yếu tố nam: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 28-04-2024
Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian bảo quản đến tính toàn vẹn DNA sau khi đông khô tinh trùng trên đối tượng có chỉ số tinh dịch đồ bình thường - Ngày đăng: 28-04-2024
So sánh kết quả lâm sàng giữa kỹ thuật IVM với kỹ thuật kích thích buồng trứng thông thường ở những trường hợp được dự đoán có khả năng đáp ứng quá mức - Ngày đăng: 28-04-2024
Rối loạn tình dục nam trong bệnh cảnh hiếm muộn - Ngày đăng: 28-04-2024
Ảnh hưởng của việc hút thuốc lá ở nam giới đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và các thông số động học hình thái phôi - Ngày đăng: 28-04-2024
Lựa chọn tinh trùng ICSI bằng phương pháp gắn lên màng trong suốt giúp cải thiện động học hình thái phôi và kết quả lâm sàng - Ngày đăng: 27-04-2024
Độc tính tích luỹ từ các vật tư tiêu hao dùng một lần sử dụng trong các quy trình IVF thường quy - Ngày đăng: 27-04-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK