Tin tức
on Sunday 28-04-2024 3:23pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Cẩm Nhung - IVFMD Tân Bình
Giới thiệu
Các quan điểm hiện tại đã đồng ý rằng tuổi mẹ có mối tương quan nghịch với sự phát triển của phôi và kết quả mang thai. Trong khi đó, mặc dù tinh trùng đóng góp một nửa vật liệu di truyền, có vai trò quan trọng liên quan đến quá trình phát triển phôi, có thể ảnh hưởng đến kết quả của công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART); tuy nhiên, các nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi bố đến kết quả điều trị ART còn hạn chế và gây tranh cãi.
Một cuộc khảo sát trên 1976 bệnh nhân, có kiểm soát yếu tố tuổi mẹ, cho thấy tỷ lệ mang thai thấp hơn (52,9% so với 76,8%) ở người bố lớn tuổi (>45 tuổi) so với người bố trẻ tuổi (<25 tuổi). Một số nghiên cứu đã đề xuất rằng tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, tỷ lệ mang thai, tỷ lệ sinh sống, và tỷ lệ sẩy thai đều bị ảnh hưởng tiêu cực do tuổi của bố ngày càng cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác không quan sát thấy bất kỳ ảnh hưởng nào của tuổi bố đến tỷ lệ thụ tinh, mang thai, sinh sống, hoặc sẩy thai. Kết quả không thống nhất này có thể là do sử dụng quy trình và quần thể bệnh nhân khác nhau, cũng như các yếu tố gây nhiễu không được kiểm soát trong các nghiên cứu này.
Vì vậy, mục đích của nhóm nghiên cứu là điều tra tác động tiềm ẩn của tuổi bố đối với sự phát triển của phôi và kết quả lâm sàng của các chu kỳ IVF tại Trung tâm Y học Sinh sản, Bệnh viện Trung Sơn, Đại học Fudan (Thượng Hải, Trung Quốc).
Thiết kế nghiên cứu:
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019. Tiêu chí nhận: tuổi mẹ dưới 35 tuổi có dự trữ buồng trứng bình thường (FSH <10 mIU/ml, AFC >8 và AMH > 1,1 ng/ml), chu kỳ IVF cổ điển có chỉ định do yếu tố nữ bao gồm tắc hai ống dẫn trứng hoặc bất sản hai ống dẫn trứng; BMI từ 18,5 đến 25 kg/m2; chuyển phôi trữ. Bệnh nhân được chia thành ba nhóm theo tuổi bố bao gồm <35 tuổi, 35–39 tuổi và ≥40 tuổi. IVF cổ điển được thực hiện cho các cặp vợ chồng mà các thông số tinh dịch thoả: thể tích xuất tinh ≥1,5 ml; mật độ tinh trùng ≥15.106 ; tổng số tinh trùng ≥ 39.106; phần trăm di động ≥40%; tinh trùng di động tiến tới ≥20% (độ A); hình dạng bình thường ≥4%; và tỷ lệ sống ≥58% theo WHO 2010. Các trường hợp sử dụng tinh trùng hiến tặng bị loại khỏi nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại bao gồm chu kỳ PGT, bệnh nhân bị dị tật tử cung, nhiễm trùng, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tự miễn dịch, bệnh nội tiết hoặc bệnh chuyển hóa. Đàn ông có BMI >30 kg/m2 hoặc có thói quen sinh hoạt bao gồm hút thuốc, uống rượu và căng thẳng tâm lý đều bị loại trừ.
Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ phôi tốt không có sự khác biệt đáng kể (tất cả đều P > 0,05). Tỷ lệ thai không khác biệt đáng kể ở nhóm < 35 tuổi và nhóm 35–39 tuổi, nhưng thấp hơn đáng kể ở nhóm ≥40 tuổi. Tương tự, tỷ lệ làm tổ giảm đáng kể ở nhóm ≥40 tuổi (18,8%) so với nhóm <35 tuổi (31,1%) và nhóm 35–39 tuổi (30,0%). Tỷ lệ sinh sống (30,6%, 21,7% và 19,6%) không khác biệt giữa ba nhóm tuổi (lần lượt là <35 tuổi, 35–39 tuổi và ≥40 tuổi), nhưng có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ sẩy thai tăng ở nhóm 35–39 tuổi (44,8%) so với nhóm <35 tuổi (21,0%; P < 0,05). Không tìm thấy bất thường về cân nặng của bé khi sinh ở cả 3 nhóm tuổi.
Thảo luận:
Cho đến nay, tài liệu về bố lớn tuổi liên quan đến chất lượng phôi trong chu kỳ IVF vẫn còn khan hiếm.Van Opstal và cộng sự (2021) cho thấy bố lớn tuổi ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phôi phát triển đến giai đoạn 8 tế bào. Ngược lại, trong nghiên cứu này lại không tìm thấy ảnh hưởng của tuổi bố đến kết quả phôi và thậm chí ở nhóm nam ≥ 40 tuổi với các thông số tinh dịch bình thường không ảnh hưởng đến tốc độ hình thành phôi nang. Trái ngược với kết quả của nhóm nghiên cứu, một nghiên cứu khác đã chứng minh bố lớn tuổi không ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi phân chia nhưng đã làm giảm đáng kể sự hình thành phôi nang.
Trong nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ mang thai và làm tổ thấp hơn đáng kể ở nhóm bố ≥ 40 tuổi. Một nghiên cứu hồi cứu về các chu kỳ IVF cổ điển năm 1938 cho thấy tuổi bố có ảnh hưởng bất lợi đến tỷ lệ thai ở những trường hợp bố > 40 tuổi và mẹ >35 tuổi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này không phân tích nhóm phụ nữ trên 35 tuổi. Ngoài ra, vào năm 2016, một nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia của Cơ quan HFEA đã chứng minh rằng không có bằng chứng nào cho thấy việc sinh sống và sảy thai bị ảnh hưởng bởi người hiến tinh trùng có tuổi 41– 45 (cả P < 0,05). Trong một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên 71.937 cặp vợ chồng, không tìm thấy mối liên quan nào giữa tuổi bố và nguy cơ dị tật bẩm sinh. Hai nghiên cứu trên 5121 cặp vợ chồng và 17.000 chu kỳ điều trị IUI cho thấy tỷ lệ sẩy thai ở nhóm tuổi bố trên 35 tuổi tăng đáng kể so với nhóm dưới 35 tuổi khi kiểm soát yếu tố tuổi mẹ. Nghiên cứu hiện tại cho thấy tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi của người cha từ 35–39 tuổi cao hơn đáng kể (P < 0,05) so với tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi của người cha <35 tuổi và không có bất thường nào về cân nặng khi sinh của trẻ sơ sinh ở các độ tuổi khác nhau. Mặc dù tỷ lệ sinh sống có xu hướng giảm nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm.
Cơ chế làm giảm tỷ lệ thai và tỷ lệ làm tổ cũng như tăng tỷ lệ sẩy thai do bố lớn tuổi vẫn chưa được giải thích. Những thay đổi di truyền ở nam giới trong tế bào mầm của bố lớn tuổi có thể là một nguyên nhân. Tuy nhiên ảnh hưởng của tuổi bố đến tình trạng lệch bội vẫn còn nhiều tranh cãi. Kết quả phân tích từ 11.535 trường hợp mang thai ở chu kỳ IUI sử dụng tinh trùng hiến cho thấy nguy cơ trisomy 21 đối với thai nhi tăng lên khi người hiến 38 tuổi. Các nghiên cứu trước đây cũng báo cáo rằng nam giới lớn tuổi có thể góp phần làm tăng tỷ lệ phôi lệch bội, điều này cũng có thể giải thích tỷ lệ sẩy thai tự nhiên tăng lên ở người bố lớn tuổi. Hơn nữa, sự phân mảnh DNA trong tinh trùng tăng cũng có liên quan đến tỷ lệ mang thai lâm sàng thấp hơn, chất lượng phôi thấp, và nguy cơ sảy thai cao hơn. Phân mảnh DNA tinh trùng đã được chứng minh là tăng cao ở nam giới lớn tuổi. Tỷ lệ tinh trùng bị bất thường số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể đã được ghi nhận khi tuổi bố cao. Phân tích di truyền tế bào của các mẫu tinh dịch hiến đã chứng minh nguy cơ sai lệch về số lượng và cấu trúc ở nam giới từ 59–74 tuổi cao hơn so với nam giới từ 23–39 tuổi.
Kết luận: Mặc dù tuổi bố không ảnh hưởng đến sự phát triển phôi, nhưng bố trên 40 tuổi là yếu tố rủi ro gây ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của chu kỳ hỗ trợ sinh sản ngay cả khi các thông số tinh dịch bình thường.
Nguồn: Lu, X. M., Liu, Y. B., Zhang, D. D., Cao, X., Zhang, T. C., Liu, M., ... & Liu, S. Y. (2023). Effect of advanced paternal age on reproductive outcomes in IVF cycles of non-male-factor infertility: a retrospective cohort study. Asian Journal of Andrology, 25(2), 245-251.
Giới thiệu
Các quan điểm hiện tại đã đồng ý rằng tuổi mẹ có mối tương quan nghịch với sự phát triển của phôi và kết quả mang thai. Trong khi đó, mặc dù tinh trùng đóng góp một nửa vật liệu di truyền, có vai trò quan trọng liên quan đến quá trình phát triển phôi, có thể ảnh hưởng đến kết quả của công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART); tuy nhiên, các nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi bố đến kết quả điều trị ART còn hạn chế và gây tranh cãi.
Một cuộc khảo sát trên 1976 bệnh nhân, có kiểm soát yếu tố tuổi mẹ, cho thấy tỷ lệ mang thai thấp hơn (52,9% so với 76,8%) ở người bố lớn tuổi (>45 tuổi) so với người bố trẻ tuổi (<25 tuổi). Một số nghiên cứu đã đề xuất rằng tỷ lệ thụ tinh, chất lượng phôi, tỷ lệ mang thai, tỷ lệ sinh sống, và tỷ lệ sẩy thai đều bị ảnh hưởng tiêu cực do tuổi của bố ngày càng cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác không quan sát thấy bất kỳ ảnh hưởng nào của tuổi bố đến tỷ lệ thụ tinh, mang thai, sinh sống, hoặc sẩy thai. Kết quả không thống nhất này có thể là do sử dụng quy trình và quần thể bệnh nhân khác nhau, cũng như các yếu tố gây nhiễu không được kiểm soát trong các nghiên cứu này.
Vì vậy, mục đích của nhóm nghiên cứu là điều tra tác động tiềm ẩn của tuổi bố đối với sự phát triển của phôi và kết quả lâm sàng của các chu kỳ IVF tại Trung tâm Y học Sinh sản, Bệnh viện Trung Sơn, Đại học Fudan (Thượng Hải, Trung Quốc).
Thiết kế nghiên cứu:
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 12 năm 2019. Tiêu chí nhận: tuổi mẹ dưới 35 tuổi có dự trữ buồng trứng bình thường (FSH <10 mIU/ml, AFC >8 và AMH > 1,1 ng/ml), chu kỳ IVF cổ điển có chỉ định do yếu tố nữ bao gồm tắc hai ống dẫn trứng hoặc bất sản hai ống dẫn trứng; BMI từ 18,5 đến 25 kg/m2; chuyển phôi trữ. Bệnh nhân được chia thành ba nhóm theo tuổi bố bao gồm <35 tuổi, 35–39 tuổi và ≥40 tuổi. IVF cổ điển được thực hiện cho các cặp vợ chồng mà các thông số tinh dịch thoả: thể tích xuất tinh ≥1,5 ml; mật độ tinh trùng ≥15.106 ; tổng số tinh trùng ≥ 39.106; phần trăm di động ≥40%; tinh trùng di động tiến tới ≥20% (độ A); hình dạng bình thường ≥4%; và tỷ lệ sống ≥58% theo WHO 2010. Các trường hợp sử dụng tinh trùng hiến tặng bị loại khỏi nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại bao gồm chu kỳ PGT, bệnh nhân bị dị tật tử cung, nhiễm trùng, lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang, bệnh tự miễn dịch, bệnh nội tiết hoặc bệnh chuyển hóa. Đàn ông có BMI >30 kg/m2 hoặc có thói quen sinh hoạt bao gồm hút thuốc, uống rượu và căng thẳng tâm lý đều bị loại trừ.
Kết quả: Kết quả cho thấy tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ phôi tốt không có sự khác biệt đáng kể (tất cả đều P > 0,05). Tỷ lệ thai không khác biệt đáng kể ở nhóm < 35 tuổi và nhóm 35–39 tuổi, nhưng thấp hơn đáng kể ở nhóm ≥40 tuổi. Tương tự, tỷ lệ làm tổ giảm đáng kể ở nhóm ≥40 tuổi (18,8%) so với nhóm <35 tuổi (31,1%) và nhóm 35–39 tuổi (30,0%). Tỷ lệ sinh sống (30,6%, 21,7% và 19,6%) không khác biệt giữa ba nhóm tuổi (lần lượt là <35 tuổi, 35–39 tuổi và ≥40 tuổi), nhưng có xu hướng giảm dần. Tỷ lệ sẩy thai tăng ở nhóm 35–39 tuổi (44,8%) so với nhóm <35 tuổi (21,0%; P < 0,05). Không tìm thấy bất thường về cân nặng của bé khi sinh ở cả 3 nhóm tuổi.
Thảo luận:
Cho đến nay, tài liệu về bố lớn tuổi liên quan đến chất lượng phôi trong chu kỳ IVF vẫn còn khan hiếm.Van Opstal và cộng sự (2021) cho thấy bố lớn tuổi ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phôi phát triển đến giai đoạn 8 tế bào. Ngược lại, trong nghiên cứu này lại không tìm thấy ảnh hưởng của tuổi bố đến kết quả phôi và thậm chí ở nhóm nam ≥ 40 tuổi với các thông số tinh dịch bình thường không ảnh hưởng đến tốc độ hình thành phôi nang. Trái ngược với kết quả của nhóm nghiên cứu, một nghiên cứu khác đã chứng minh bố lớn tuổi không ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi phân chia nhưng đã làm giảm đáng kể sự hình thành phôi nang.
Trong nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ mang thai và làm tổ thấp hơn đáng kể ở nhóm bố ≥ 40 tuổi. Một nghiên cứu hồi cứu về các chu kỳ IVF cổ điển năm 1938 cho thấy tuổi bố có ảnh hưởng bất lợi đến tỷ lệ thai ở những trường hợp bố > 40 tuổi và mẹ >35 tuổi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này không phân tích nhóm phụ nữ trên 35 tuổi. Ngoài ra, vào năm 2016, một nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia của Cơ quan HFEA đã chứng minh rằng không có bằng chứng nào cho thấy việc sinh sống và sảy thai bị ảnh hưởng bởi người hiến tinh trùng có tuổi 41– 45 (cả P < 0,05). Trong một nghiên cứu đoàn hệ dựa trên 71.937 cặp vợ chồng, không tìm thấy mối liên quan nào giữa tuổi bố và nguy cơ dị tật bẩm sinh. Hai nghiên cứu trên 5121 cặp vợ chồng và 17.000 chu kỳ điều trị IUI cho thấy tỷ lệ sẩy thai ở nhóm tuổi bố trên 35 tuổi tăng đáng kể so với nhóm dưới 35 tuổi khi kiểm soát yếu tố tuổi mẹ. Nghiên cứu hiện tại cho thấy tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi của người cha từ 35–39 tuổi cao hơn đáng kể (P < 0,05) so với tỷ lệ sảy thai ở độ tuổi của người cha <35 tuổi và không có bất thường nào về cân nặng khi sinh của trẻ sơ sinh ở các độ tuổi khác nhau. Mặc dù tỷ lệ sinh sống có xu hướng giảm nhưng không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm.
Cơ chế làm giảm tỷ lệ thai và tỷ lệ làm tổ cũng như tăng tỷ lệ sẩy thai do bố lớn tuổi vẫn chưa được giải thích. Những thay đổi di truyền ở nam giới trong tế bào mầm của bố lớn tuổi có thể là một nguyên nhân. Tuy nhiên ảnh hưởng của tuổi bố đến tình trạng lệch bội vẫn còn nhiều tranh cãi. Kết quả phân tích từ 11.535 trường hợp mang thai ở chu kỳ IUI sử dụng tinh trùng hiến cho thấy nguy cơ trisomy 21 đối với thai nhi tăng lên khi người hiến 38 tuổi. Các nghiên cứu trước đây cũng báo cáo rằng nam giới lớn tuổi có thể góp phần làm tăng tỷ lệ phôi lệch bội, điều này cũng có thể giải thích tỷ lệ sẩy thai tự nhiên tăng lên ở người bố lớn tuổi. Hơn nữa, sự phân mảnh DNA trong tinh trùng tăng cũng có liên quan đến tỷ lệ mang thai lâm sàng thấp hơn, chất lượng phôi thấp, và nguy cơ sảy thai cao hơn. Phân mảnh DNA tinh trùng đã được chứng minh là tăng cao ở nam giới lớn tuổi. Tỷ lệ tinh trùng bị bất thường số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể đã được ghi nhận khi tuổi bố cao. Phân tích di truyền tế bào của các mẫu tinh dịch hiến đã chứng minh nguy cơ sai lệch về số lượng và cấu trúc ở nam giới từ 59–74 tuổi cao hơn so với nam giới từ 23–39 tuổi.
Kết luận: Mặc dù tuổi bố không ảnh hưởng đến sự phát triển phôi, nhưng bố trên 40 tuổi là yếu tố rủi ro gây ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của chu kỳ hỗ trợ sinh sản ngay cả khi các thông số tinh dịch bình thường.
Nguồn: Lu, X. M., Liu, Y. B., Zhang, D. D., Cao, X., Zhang, T. C., Liu, M., ... & Liu, S. Y. (2023). Effect of advanced paternal age on reproductive outcomes in IVF cycles of non-male-factor infertility: a retrospective cohort study. Asian Journal of Andrology, 25(2), 245-251.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian bảo quản đến tính toàn vẹn DNA sau khi đông khô tinh trùng trên đối tượng có chỉ số tinh dịch đồ bình thường - Ngày đăng: 28-04-2024
So sánh kết quả lâm sàng giữa kỹ thuật IVM với kỹ thuật kích thích buồng trứng thông thường ở những trường hợp được dự đoán có khả năng đáp ứng quá mức - Ngày đăng: 28-04-2024
Rối loạn tình dục nam trong bệnh cảnh hiếm muộn - Ngày đăng: 28-04-2024
Ảnh hưởng của việc hút thuốc lá ở nam giới đến kết quả thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và các thông số động học hình thái phôi - Ngày đăng: 28-04-2024
Lựa chọn tinh trùng ICSI bằng phương pháp gắn lên màng trong suốt giúp cải thiện động học hình thái phôi và kết quả lâm sàng - Ngày đăng: 27-04-2024
Độc tính tích luỹ từ các vật tư tiêu hao dùng một lần sử dụng trong các quy trình IVF thường quy - Ngày đăng: 27-04-2024
Chỉ số phân mảnh DNA tinh trùng ảnh hưởng đến kết quả mang thai và sự an toàn của con cái trong hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 27-04-2024
Mối liên quan giữa sự phát triển phôi và kết quả phân tích nhiễm sắc thể từ PGT – A ở phụ nữ lớn tuổi: Một nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu - Ngày đăng: 27-04-2024
Phôi phân chia bất thường đến ngày 3 nhưng phát triển thành phôi nang hoàn chỉnh không ảnh hưởng đến kết quả sinh sống và sơ sinh khi : một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 27-04-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK