Tin tức
on Saturday 27-04-2024 7:32am
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thanh Huệ
Bệnh viện đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Lựa chọn phôi là một bước quan trọng trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, việc lựa chọn phôi hợp lý có thể giúp giảm thời gian mang thai, cũng như giảm căng thẳng về mặt tâm lý và chi phí cho bệnh nhân. Việc chuyển sang chuyển đơn phôi đã đạt được sự đồng thuận trên toàn cầu nhằm giảm thiểu tình trạng đa thai. Nhờ vậy giảm thiểu vô số biến chứng bất lợi liên quan đến đa thai như tử vong, bệnh tật, tuổi thai ngắn, trẻ sơ sinh nhẹ cân và kết quả sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, việc lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ bằng các phương pháp không xâm lấn vẫn là một thách thức. Nuôi cấy time-lapse (Time-lapse incubator - TLI) cho phép nuôi cấy không gián đoạn và theo dõi phôi liên tục. Điều này mang đến hứa hẹn có thể lựa chọn phôi tốt hơn so với phương pháp đánh giá hình thái học truyền thống. Ngày nay, có nhiều mô hình tiên lượng tiềm năng làm tổ của phôi dựa vào các thông số định tính và định lượng, đây là những thông số có thể bị bỏ qua khi nuôi cấy thường. Các thông số định lượng bao gồm thời điểm để đạt được một loạt các mốc sinh học như xuất hiện hai tiền nhân, giai đoạn hai tế bào, và bắt đầu hình thành phôi nang. Các đặc điểm định tính bao gồm hình thái từ giai đoạn hình thành tiền nhân, sự sụp khoang tự phát ở giai đoạn phôi nang và các phân chia bất thường (Abnormal cleavage- ABNCL) ở giai đoạn phân chia như phân chia trực tiếp (Direct cleavage – DC), phân chia ngược (Reverse cleavage – RC) và ít hơn 6 điểm tiếp xúc nội bào ở cuối giai đoạn 4 phôi bào (Less than six intracellular contact points – <6ICCP). Các điểm tiếp xúc nội bào rất quan trọng đối với sự phát triển của phôi tiền làm tổ. Trong giai đoạn 4 phôi bào, ngoài sự sắp xếp không gian tứ diện, các phôi bào tiếp xúc với nhau sẽ được ghi nhận điểm tiếp xúc nội bào. Những phôi có ít hơn 6 điểm tiếp xúc nội bào ở cuối giai đoạn 4 phôi bào tức là bất kì hai trong bốn phôi bào không được tiếp xúc với nhau sẽ ghi nhận vào nhóm <6ICCP. Theo ESHRE về time-lapse năm 2020, đặc điểm ABNCL của phôi được ứng dụng vào lâm sàng tương đối rộng rãi hơn so với các thông số định tính khác được sử dụng để lựa chọn phôi trong TLI. ABNCL đã được báo cáo liên quan đến các bất lợi như giảm tỷ lệ hình thành phôi nang, chất lượng phôi nang kém, khả năng làm tổ thấp khi chuyển phôi ở giai đoạn phân chia. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích: tổng hợp tác động của ABNCL đến quá trình hình thành phôi nang hoàn chỉnh theo tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng trên số phôi bào tính đến ngày 3. Ngoài ra nghiên cứu còn đánh giá tỷ lệ sinh sống, kết quả sơ sinh của phôi nang phát triển từ phôi ABNCL.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện từ 1/2017 đến 6/2022 trên 1562 chu kỳ IVF với 6019 phôi ngày 3 được phân tích. Phôi ngày 3 được chia thành các nhóm nghiên cứu bao gồm: phôi không ABNCL, DC, RC và <6ICCP. Trong đó, có 57,2% phôi không ABNCL, 16,2% phôi RC, 13,8% phôi DC, 7,8% phôi <6ICCP và 5,0% phôi hỗn hợp có hai hoặc nhiều hơn một bất thường.
Dựa vào tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng DC hoặc RC trên tổng số phôi bào mỗi phôi phát triển đến ngày 3, các nhóm DC, RC và nhóm hỗn hợp (DC + RC) được chia thành 5 nhóm tỷ lệ 0; 0,25; 0,5; 0,75; 1 (Bảng 1).
Bảng 1: Bảng tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng bởi DC, RC và hỗn hợp cả hai theo số lượng phôi bào.
Nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ nghịch đảo giữa tỷ lệ phôi nang hoàn chỉnh và tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng trên tất cả các phôi bào.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn đánh giá tỷ lệ sinh sống và kết quả sơ sinh của phôi có hoặc không có ABNCL sau khi chuyển đơn phôi nang đông lạnh. Không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ sinh sống, tuổi thai và cân nặng của trẻ sơ sinh giữa các nhóm DC, RC và , <6ICCP so với nhóm không có ABNCL (p>0,05). Tỷ lệ phôi nang hoàn chỉnh ở nhóm phôi ABNCL (DC, RC, <6ICCP) vào ngày 3 đã giảm so với phôi không có ABNCL. Có một mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng bởi ABNCL và tỷ lệ phôi nang hoàn chỉnh ở nhóm DC, RC và hỗn hợp hai hay nhiều hơn ABNCL. Tuy nhiên, đối với những phôi ABNCL phát triển thành công thành phôi nang hoàn chỉnh thì tỷ lệ trẻ sinh sống, tuổi thai và cân nặng sơ sinh không có sự khác biệt so với phôi không có ABNCL. Đồng thời, không có sự khác biệt được ghi nhận về tỷ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi giữa các nhóm có tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng bởi DC, RC (p>0,05).
Tóm lại, nghiên cứu nhấn mạnh khả năng tự điều chỉnh của phôi ABNCL ngày 3. Phôi ABNCL ngày 3 có tỷ lệ hình thành phôi nang thấp hơn. Tuy nhiên, các phôi ABNCL tự điều chỉnh thành công và phát triển thành phôi nang hoàn chỉnh sẽ không ảnh hưởng đến bất kì tỷ lệ sinh sống, tuổi thai hay cân nặng của trẻ được sinh ra.
TLTK: Tammy Lee, Kelli Peirce, Jay Natalwala, Vincent Chapple, Peter J Mark, Katherine Sanders, Yanhe Liu, Abnormal cleavage up to Day 3 does not compromise live birth and neonatal outcomes of embryos that have achieved full blastulation: a retrospective cohort study, Human Reproduction,2024; deae062, https://doi.org/10.1093/humrep/deae062
Bệnh viện đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Lựa chọn phôi là một bước quan trọng trong quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, việc lựa chọn phôi hợp lý có thể giúp giảm thời gian mang thai, cũng như giảm căng thẳng về mặt tâm lý và chi phí cho bệnh nhân. Việc chuyển sang chuyển đơn phôi đã đạt được sự đồng thuận trên toàn cầu nhằm giảm thiểu tình trạng đa thai. Nhờ vậy giảm thiểu vô số biến chứng bất lợi liên quan đến đa thai như tử vong, bệnh tật, tuổi thai ngắn, trẻ sơ sinh nhẹ cân và kết quả sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, việc lựa chọn phôi có tiềm năng làm tổ bằng các phương pháp không xâm lấn vẫn là một thách thức. Nuôi cấy time-lapse (Time-lapse incubator - TLI) cho phép nuôi cấy không gián đoạn và theo dõi phôi liên tục. Điều này mang đến hứa hẹn có thể lựa chọn phôi tốt hơn so với phương pháp đánh giá hình thái học truyền thống. Ngày nay, có nhiều mô hình tiên lượng tiềm năng làm tổ của phôi dựa vào các thông số định tính và định lượng, đây là những thông số có thể bị bỏ qua khi nuôi cấy thường. Các thông số định lượng bao gồm thời điểm để đạt được một loạt các mốc sinh học như xuất hiện hai tiền nhân, giai đoạn hai tế bào, và bắt đầu hình thành phôi nang. Các đặc điểm định tính bao gồm hình thái từ giai đoạn hình thành tiền nhân, sự sụp khoang tự phát ở giai đoạn phôi nang và các phân chia bất thường (Abnormal cleavage- ABNCL) ở giai đoạn phân chia như phân chia trực tiếp (Direct cleavage – DC), phân chia ngược (Reverse cleavage – RC) và ít hơn 6 điểm tiếp xúc nội bào ở cuối giai đoạn 4 phôi bào (Less than six intracellular contact points – <6ICCP). Các điểm tiếp xúc nội bào rất quan trọng đối với sự phát triển của phôi tiền làm tổ. Trong giai đoạn 4 phôi bào, ngoài sự sắp xếp không gian tứ diện, các phôi bào tiếp xúc với nhau sẽ được ghi nhận điểm tiếp xúc nội bào. Những phôi có ít hơn 6 điểm tiếp xúc nội bào ở cuối giai đoạn 4 phôi bào tức là bất kì hai trong bốn phôi bào không được tiếp xúc với nhau sẽ ghi nhận vào nhóm <6ICCP. Theo ESHRE về time-lapse năm 2020, đặc điểm ABNCL của phôi được ứng dụng vào lâm sàng tương đối rộng rãi hơn so với các thông số định tính khác được sử dụng để lựa chọn phôi trong TLI. ABNCL đã được báo cáo liên quan đến các bất lợi như giảm tỷ lệ hình thành phôi nang, chất lượng phôi nang kém, khả năng làm tổ thấp khi chuyển phôi ở giai đoạn phân chia. Do vậy, nghiên cứu này được thực hiện với mục đích: tổng hợp tác động của ABNCL đến quá trình hình thành phôi nang hoàn chỉnh theo tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng trên số phôi bào tính đến ngày 3. Ngoài ra nghiên cứu còn đánh giá tỷ lệ sinh sống, kết quả sơ sinh của phôi nang phát triển từ phôi ABNCL.
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện từ 1/2017 đến 6/2022 trên 1562 chu kỳ IVF với 6019 phôi ngày 3 được phân tích. Phôi ngày 3 được chia thành các nhóm nghiên cứu bao gồm: phôi không ABNCL, DC, RC và <6ICCP. Trong đó, có 57,2% phôi không ABNCL, 16,2% phôi RC, 13,8% phôi DC, 7,8% phôi <6ICCP và 5,0% phôi hỗn hợp có hai hoặc nhiều hơn một bất thường.
Dựa vào tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng DC hoặc RC trên tổng số phôi bào mỗi phôi phát triển đến ngày 3, các nhóm DC, RC và nhóm hỗn hợp (DC + RC) được chia thành 5 nhóm tỷ lệ 0; 0,25; 0,5; 0,75; 1 (Bảng 1).
Bảng 1: Bảng tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng bởi DC, RC và hỗn hợp cả hai theo số lượng phôi bào.
Nghiên cứu cho thấy có một mối quan hệ nghịch đảo giữa tỷ lệ phôi nang hoàn chỉnh và tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng trên tất cả các phôi bào.
- Trong nhóm DC, tỷ lệ phôi nang hoàn chỉnh lần lượt là 61,2%; 38,9%; 19,6%; 0% và 5,4% cho các tỷ lệ 0; 0,25; 0,5; 0,75 và 1.
- Nhóm RC lần lượt là 57,9%; 44,1%; 32,0%; 25,0% và 13,7%.
- Nhóm hỗn hợp lần lượt là 66,2%; 47,0%; 27,4%; 14,5% và 7,7%.
Ngoài ra, nghiên cứu này còn đánh giá tỷ lệ sinh sống và kết quả sơ sinh của phôi có hoặc không có ABNCL sau khi chuyển đơn phôi nang đông lạnh. Không có sự khác biệt về tỷ lệ trẻ sinh sống, tuổi thai và cân nặng của trẻ sơ sinh giữa các nhóm DC, RC và , <6ICCP so với nhóm không có ABNCL (p>0,05). Tỷ lệ phôi nang hoàn chỉnh ở nhóm phôi ABNCL (DC, RC, <6ICCP) vào ngày 3 đã giảm so với phôi không có ABNCL. Có một mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng bởi ABNCL và tỷ lệ phôi nang hoàn chỉnh ở nhóm DC, RC và hỗn hợp hai hay nhiều hơn ABNCL. Tuy nhiên, đối với những phôi ABNCL phát triển thành công thành phôi nang hoàn chỉnh thì tỷ lệ trẻ sinh sống, tuổi thai và cân nặng sơ sinh không có sự khác biệt so với phôi không có ABNCL. Đồng thời, không có sự khác biệt được ghi nhận về tỷ lệ trẻ sinh sống sau khi chuyển đơn phôi giữa các nhóm có tỷ lệ phôi bào bị ảnh hưởng bởi DC, RC (p>0,05).
Tóm lại, nghiên cứu nhấn mạnh khả năng tự điều chỉnh của phôi ABNCL ngày 3. Phôi ABNCL ngày 3 có tỷ lệ hình thành phôi nang thấp hơn. Tuy nhiên, các phôi ABNCL tự điều chỉnh thành công và phát triển thành phôi nang hoàn chỉnh sẽ không ảnh hưởng đến bất kì tỷ lệ sinh sống, tuổi thai hay cân nặng của trẻ được sinh ra.
TLTK: Tammy Lee, Kelli Peirce, Jay Natalwala, Vincent Chapple, Peter J Mark, Katherine Sanders, Yanhe Liu, Abnormal cleavage up to Day 3 does not compromise live birth and neonatal outcomes of embryos that have achieved full blastulation: a retrospective cohort study, Human Reproduction,2024; deae062, https://doi.org/10.1093/humrep/deae062
Các tin khác cùng chuyên mục:
Hoạt hoá noãn nhân tạo bằng Ca2+ Ionophore giúp cải thiện kết quả ở những bệnh nhân tiền căn thất bại thụ tinh và phôi phát triển kém - Ngày đăng: 26-04-2024
Cải thiện mức độ phân mảnh DNA của tinh trùng ở nam giới vô sinh sau thời gian kiêng xuất tinh ngắn từ 3–4 giờ - Ngày đăng: 26-04-2024
Xử lý mô bằng enzyme sau khi sinh thiết tinh hoàn trong trường hợp vô tinh không tắc nghẽn giúp tăng khả năng thu nhận tinh trùng - Ngày đăng: 26-04-2024
Chuẩn bị tinh trùng bằng phương pháp vi dòng chảy có thể cải thiện kết quả tiêm tinh trùng vào bào tương noãn so với phương pháp ly tâm thang nồng độ - Ngày đăng: 26-04-2024
Tác động của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ đến kết quả sản khoa và sơ sinh: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 26-04-2024
Ảnh hưởng của việc chuyển hai phôi chất lượng kém và chất lượng tốt đến kết quả thai kỳ và chu sinh trong chu kỳ chuyển phôi trữ - Ngày đăng: 24-04-2024
miR-6881-3p góp phần làm giảm dự trữ buồng trứng bằng cách điều chỉnh quá trình apoptosis của tế bào hạt thông qua việc nhắm trúng đích gene SMAD4 - Ngày đăng: 22-04-2024
Phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng mồi Progestin (PPOS) mang lại tỷ lệ phôi nguyên bội thấp hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi đang điều trị IVF - Ngày đăng: 22-04-2024
Mối liên quan giữa sự lệch bội của phôi và tổn thương DNA tinh trùng ở bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần không rõ nguyên nhân theo thực hiện PGT-A dựa trên NGS - Ngày đăng: 22-04-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK