Tin tức
on Wednesday 24-04-2024 10:27am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Nguyễn Thị Cẩm Nhung – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu
Hiện nay, nhiều bệnh nhân thực hiện IVF/ICSI có xu hướng chuyển hai phôi nhằm tối ưu hóa kết quả sinh sản. Tuy nhiên, việc chuyển hai phôi (DET) sẽ làm tăng nguy cơ đa thai, đồng thời làm gia tăng các biến chứng thai kỳ, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và trẻ sơ sinh. So với sinh một, sinh đôi có nguy cơ tử vong chu sinh cao gấp 4 lần và đối với sinh ba, nguy cơ tăng gấp 6 lần. Các cặp song sinh từ IVF/ICSI có nguy cơ sinh non cao hơn đáng kể, trung bình sớm hơn 3 tuần so với sinh đơn, cân nặng trung bình khi sinh cũng thấp hơn 850 gam. Thai đôi cũng làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa, như gia tăng tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và nhau bong non. Vì vậy, mục đích hiện nay của công nghệ hỗ trợ sinh sản là bệnh nhân có một thai kỳ đơn thai khỏe mạnh, giảm tỷ lệ đa thai nhưng vẫn tối ưu hóa tỷ lệ sinh sống tích lũy.
Một chiến lược để giảm nguy cơ đa thai hiện nay là chuyển đơn phôi có chọn lọc (SET). Hình thái phôi là yếu tố tiên lượng chính cho khả năng làm tổ và sinh sống thành công, được xem là yếu tố đầu tiên để tiến hành chuyển đơn phôi có chọn lọc. Một nghiên cứu trước đây đánh giá phôi giai đoạn phân chia cho thấy, chuyển đơn phôi chất lượng kém (PQE) có tỷ lệ thai diễn tiến thấp hơn đáng kể so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt (GQE). Ngoài chất lượng phôi, các đặc điểm như chu kỳ chỉ có một phôi tốt duy nhất, tuổi mẹ cao hay tiền sử thất bại nhiều chu kỳ đều có liên quan đến tiên lượng thai kỳ kém. Theo một phân tích tổng hợp của Cochrane được công bố gần đây, tỷ lệ sinh sống (LBR) có thể thấp hơn ở những phụ nữ chuyển đơn phôi so với những phụ nữ chuyển hai phôi. Do vậy, mặc dù tỷ lệ đa thai có thể cao, nhưng các bác sĩ thường có xu hướng cân nhắc chuyển thêm một phôi tốt để cân bằng nguy cơ làm giảm tỷ lệ thai lâm sàng khi chất lượng phôi kém hoặc khi bệnh nhân có những đặc điểm liên quan đến tiên lượng thai kỳ không thuận lợi.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào sự khác biệt về kết quả lâm sàng giữa SET và DET nhưng chỉ có một số nghiên cứu so sánh chuyển đơn phôi với GQE và chuyển hai phôi GQE và PQE để giảm nguy cơ đa thai. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nội mạc tử cung có thể phân biệt các tín hiệu từ phôi có khả năng phát triển tốt và phôi phát triển bất thường, đồng thời làm thay đổi khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung để bảo vệ mẹ khỏi nguy cơ mang thai bất thường. Do đó, việc chuyển PQE với GQE có thể gửi tín hiệu bất thường hoặc có hại đến nội mạc tử cung, điều này có thể dẫn đến những kết quả bất lợi. Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo những kết quả trái ngược nhau khi so sánh giữa SET và DET trong chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ. Trong khi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chuyển thêm một phôi PQE với một phôi GQE dẫn đến tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai diễn tiến thấp hơn đáng kể, những nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc chuyển PQE cùng với GQE không làm giảm tỷ lệ sinh sống. Tuy nhiên các yếu tố gây nhiễu như tuổi tác, dự trữ buồng trứng, các phác đồ kích thích buồng trứng và phương pháp thụ tinh có thể dẫn đến kết quả không nhất quán giữa các nghiên cứu.
Vì vậy mục đích của nghiên cứu này là xác định tác động của chất lượng và số lượng phôi, đặc biệt là PQE trong DET với GQE, đối với kết quả mang thai và chu sinh ở những bệnh nhân chuyển phôi trữ.
Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu được thực hiện trên 1462 chu kỳ chuyển phôi trữ được tiến hành từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2021. Để so sánh kết quả giữa chuyển đơn phôi chất lượng tốt (SET-GQE) và chuyển hai phôi với một phôi tốt, một phôi kém (DET - GQE + PQE), phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) được áp dụng để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn và mô hình hồi quy GEE đã được sử dụng để xác định mối liên hệ giữa tác động của việc chuyển thêm phôi chất lượng kém và kết quả lâm sàng. Phân tích phân tầng được thực hiện theo độ tuổi.
Kết quả: DET - GQE + PQE không làm thay đổi đáng kể LBR so với SET-GQE khi chuyển phôi giai đoạn phân chia nhưng làm tăng tỷ lệ đa thai. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân chuyển phôi nang, việc chuyển thêm PQE đã làm tăng tỷ lệ sinh sống lên 7,8% và tỷ lệ đa thai lên 19,6%, dẫn đến những kết quả bất lợi chu sinh. Đối với những bệnh nhân chuyển phôi giai đoạn phân chia, việc chuyển PQE cùng với GQE làm tăng đáng kể tỷ lệ đa thai ở nhóm dưới 35 tuổi nhưng tỷ lệ trẻ sinh sống lại không có sự khác biệt. Sự gia tăng tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ đa thai đối với DET-GQE + PQE so với SET-GQE ở nhóm trên 35 tuổi không có ý nghĩa thống kê. Đối với những bệnh nhân chuyển phôi giai đoạn phôi nang, DET-GQE + PQE có LBR, MBR và sinh non cao hơn với SET-GQE ở phụ nữ dưới 35 tuổi, trong khi phụ nữ trên 35 tuổi thì không có tác động đáng kể đến LBR hoặc MBR (0% so với 8,3%).
Kết luận: Việc chuyển thêm một phôi chất lượng kém không làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống nhưng làm tăng đáng kể tỷ lệ đa thai ở nhóm bệnh nhân chuyển phôi trữ giai đoạn phân chia. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân chuyển phôi nang, chuyển hai phôi, một phôi tốt + một phôi kém, dẫn đến tăng tỷ lệ trẻ sinh sống đồng thời tăng tỷ lệ đa thai, điều này có thể dẫn đến kết quả bất lợi chu sinh. Vì vậy, lợi ích và rủi ro của việc chuyển hai phôi giai đoạn phôi nang cần được cân nhắc. Ở nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi, chuyển đơn phôi chất lượng tốt cho tỷ lệ sinh sống ổn định ở cả giai đoạn phôi phân chia và phôi nang, trong khi chuyển hai phôi, một phôi tốt + một phôi kém, dẫn đến tỷ lệ đa thai tăng đáng kể.
Nguồn: Zeng, C., Lu, R. H., Li, X., Wang, S., Kuai, Y. R., & Xue, Q. (2024). Effect of frozen-thawed embryo transfer with a poor-quality embryo and a good-quality embryo on pregnancy and neonatal outcomes. Reproductive Biology and Endocrinology, 22(1), 26.
Giới thiệu
Hiện nay, nhiều bệnh nhân thực hiện IVF/ICSI có xu hướng chuyển hai phôi nhằm tối ưu hóa kết quả sinh sản. Tuy nhiên, việc chuyển hai phôi (DET) sẽ làm tăng nguy cơ đa thai, đồng thời làm gia tăng các biến chứng thai kỳ, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và trẻ sơ sinh. So với sinh một, sinh đôi có nguy cơ tử vong chu sinh cao gấp 4 lần và đối với sinh ba, nguy cơ tăng gấp 6 lần. Các cặp song sinh từ IVF/ICSI có nguy cơ sinh non cao hơn đáng kể, trung bình sớm hơn 3 tuần so với sinh đơn, cân nặng trung bình khi sinh cũng thấp hơn 850 gam. Thai đôi cũng làm tăng nguy cơ biến chứng sản khoa, như gia tăng tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ, tiền sản giật và nhau bong non. Vì vậy, mục đích hiện nay của công nghệ hỗ trợ sinh sản là bệnh nhân có một thai kỳ đơn thai khỏe mạnh, giảm tỷ lệ đa thai nhưng vẫn tối ưu hóa tỷ lệ sinh sống tích lũy.
Một chiến lược để giảm nguy cơ đa thai hiện nay là chuyển đơn phôi có chọn lọc (SET). Hình thái phôi là yếu tố tiên lượng chính cho khả năng làm tổ và sinh sống thành công, được xem là yếu tố đầu tiên để tiến hành chuyển đơn phôi có chọn lọc. Một nghiên cứu trước đây đánh giá phôi giai đoạn phân chia cho thấy, chuyển đơn phôi chất lượng kém (PQE) có tỷ lệ thai diễn tiến thấp hơn đáng kể so với chuyển đơn phôi chất lượng tốt (GQE). Ngoài chất lượng phôi, các đặc điểm như chu kỳ chỉ có một phôi tốt duy nhất, tuổi mẹ cao hay tiền sử thất bại nhiều chu kỳ đều có liên quan đến tiên lượng thai kỳ kém. Theo một phân tích tổng hợp của Cochrane được công bố gần đây, tỷ lệ sinh sống (LBR) có thể thấp hơn ở những phụ nữ chuyển đơn phôi so với những phụ nữ chuyển hai phôi. Do vậy, mặc dù tỷ lệ đa thai có thể cao, nhưng các bác sĩ thường có xu hướng cân nhắc chuyển thêm một phôi tốt để cân bằng nguy cơ làm giảm tỷ lệ thai lâm sàng khi chất lượng phôi kém hoặc khi bệnh nhân có những đặc điểm liên quan đến tiên lượng thai kỳ không thuận lợi.
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào sự khác biệt về kết quả lâm sàng giữa SET và DET nhưng chỉ có một số nghiên cứu so sánh chuyển đơn phôi với GQE và chuyển hai phôi GQE và PQE để giảm nguy cơ đa thai. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nội mạc tử cung có thể phân biệt các tín hiệu từ phôi có khả năng phát triển tốt và phôi phát triển bất thường, đồng thời làm thay đổi khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung để bảo vệ mẹ khỏi nguy cơ mang thai bất thường. Do đó, việc chuyển PQE với GQE có thể gửi tín hiệu bất thường hoặc có hại đến nội mạc tử cung, điều này có thể dẫn đến những kết quả bất lợi. Các nghiên cứu trước đây đã báo cáo những kết quả trái ngược nhau khi so sánh giữa SET và DET trong chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ. Trong khi một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chuyển thêm một phôi PQE với một phôi GQE dẫn đến tỷ lệ làm tổ và tỷ lệ thai diễn tiến thấp hơn đáng kể, những nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng việc chuyển PQE cùng với GQE không làm giảm tỷ lệ sinh sống. Tuy nhiên các yếu tố gây nhiễu như tuổi tác, dự trữ buồng trứng, các phác đồ kích thích buồng trứng và phương pháp thụ tinh có thể dẫn đến kết quả không nhất quán giữa các nghiên cứu.
Vì vậy mục đích của nghiên cứu này là xác định tác động của chất lượng và số lượng phôi, đặc biệt là PQE trong DET với GQE, đối với kết quả mang thai và chu sinh ở những bệnh nhân chuyển phôi trữ.
Thiết kế nghiên cứu: Đây là nghiên cứu được thực hiện trên 1462 chu kỳ chuyển phôi trữ được tiến hành từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2021. Để so sánh kết quả giữa chuyển đơn phôi chất lượng tốt (SET-GQE) và chuyển hai phôi với một phôi tốt, một phôi kém (DET - GQE + PQE), phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) được áp dụng để kiểm soát các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn và mô hình hồi quy GEE đã được sử dụng để xác định mối liên hệ giữa tác động của việc chuyển thêm phôi chất lượng kém và kết quả lâm sàng. Phân tích phân tầng được thực hiện theo độ tuổi.
Kết quả: DET - GQE + PQE không làm thay đổi đáng kể LBR so với SET-GQE khi chuyển phôi giai đoạn phân chia nhưng làm tăng tỷ lệ đa thai. Tuy nhiên, ở những bệnh nhân chuyển phôi nang, việc chuyển thêm PQE đã làm tăng tỷ lệ sinh sống lên 7,8% và tỷ lệ đa thai lên 19,6%, dẫn đến những kết quả bất lợi chu sinh. Đối với những bệnh nhân chuyển phôi giai đoạn phân chia, việc chuyển PQE cùng với GQE làm tăng đáng kể tỷ lệ đa thai ở nhóm dưới 35 tuổi nhưng tỷ lệ trẻ sinh sống lại không có sự khác biệt. Sự gia tăng tỷ lệ sinh sống và tỷ lệ đa thai đối với DET-GQE + PQE so với SET-GQE ở nhóm trên 35 tuổi không có ý nghĩa thống kê. Đối với những bệnh nhân chuyển phôi giai đoạn phôi nang, DET-GQE + PQE có LBR, MBR và sinh non cao hơn với SET-GQE ở phụ nữ dưới 35 tuổi, trong khi phụ nữ trên 35 tuổi thì không có tác động đáng kể đến LBR hoặc MBR (0% so với 8,3%).
Kết luận: Việc chuyển thêm một phôi chất lượng kém không làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống nhưng làm tăng đáng kể tỷ lệ đa thai ở nhóm bệnh nhân chuyển phôi trữ giai đoạn phân chia. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân chuyển phôi nang, chuyển hai phôi, một phôi tốt + một phôi kém, dẫn đến tăng tỷ lệ trẻ sinh sống đồng thời tăng tỷ lệ đa thai, điều này có thể dẫn đến kết quả bất lợi chu sinh. Vì vậy, lợi ích và rủi ro của việc chuyển hai phôi giai đoạn phôi nang cần được cân nhắc. Ở nhóm bệnh nhân dưới 35 tuổi, chuyển đơn phôi chất lượng tốt cho tỷ lệ sinh sống ổn định ở cả giai đoạn phôi phân chia và phôi nang, trong khi chuyển hai phôi, một phôi tốt + một phôi kém, dẫn đến tỷ lệ đa thai tăng đáng kể.
Nguồn: Zeng, C., Lu, R. H., Li, X., Wang, S., Kuai, Y. R., & Xue, Q. (2024). Effect of frozen-thawed embryo transfer with a poor-quality embryo and a good-quality embryo on pregnancy and neonatal outcomes. Reproductive Biology and Endocrinology, 22(1), 26.
Các tin khác cùng chuyên mục:
miR-6881-3p góp phần làm giảm dự trữ buồng trứng bằng cách điều chỉnh quá trình apoptosis của tế bào hạt thông qua việc nhắm trúng đích gene SMAD4 - Ngày đăng: 22-04-2024
Phác đồ kích thích buồng trứng sử dụng mồi Progestin (PPOS) mang lại tỷ lệ phôi nguyên bội thấp hơn ở những bệnh nhân lớn tuổi đang điều trị IVF - Ngày đăng: 22-04-2024
Mối liên quan giữa sự lệch bội của phôi và tổn thương DNA tinh trùng ở bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần không rõ nguyên nhân theo thực hiện PGT-A dựa trên NGS - Ngày đăng: 22-04-2024
Tác động của thể lệch bội giảm phân có nguồn gốc từ mẹ đến sự phát triển phôi sớm trong ống nghiệm - Ngày đăng: 22-04-2024
Diện tích noãn người có liên quan đến sự phát triển phôi sớm và phôi tiền làm tổ hữu dụng: Đoàn hệ tiến cứu Rotterdam - Ngày đăng: 22-04-2024
Tỷ lệ trẻ sinh sống cộng dồn và kết quả sơ sinh sau rescue ICSI sớm: một phân tích đối sánh điểm xu hướng - Ngày đăng: 22-04-2024
Tác động của LNMTC buồng trứng và phẫu thuật đối với kết quả sinh sản: nghiên cứu đoàn hệ ở một trung tâm Tây Ban Nha - Ngày đăng: 22-04-2024
PGT-A có liên quan đến giảm tỷ lệ sinh sống tích lũy trong chu kỳ IVF được báo cáo đầu tiên ở độ tuổi ≤ 40: phân tích 133.494 chu kỳ tự thân được báo cáo bởi SART CORS - Ngày đăng: 22-04-2024
Tần suất lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ hiếm muộn được chẩn đoán chưa rõ nguyên nhân: Một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 22-04-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK