Tin tức
on Monday 15-04-2024 9:10am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Ngọc Đan Thanh
IVFMD – Bệnh viện Mỹ Đức
Sảy thai liên tiếp (Recurrent pregnancy loss - RPL) được định nghĩa ≥ 2 lần sảy thai trước 24 tuần thai chiếm 1% – 3% theo Hiệp hội Sinh sản và Phôi học người ở Châu Âu (ESHRE) năm 2018. Trong đó, sảy thai không rõ nguyên nhân chiếm 50% các trường hợp RPL, trong khi các yếu tố khác như tuổi phụ nữ, dị tật tử cung, rối loạn nội tiết, kháng thể tự miễn, tăng đông máu và sai lệch nhiễm sắc thể cũng là những yếu tố nguy cơ được biết đến đối với RPL. Trong đó, trường hợp bố mẹ mang các cặp nhiễm sắc thể bất thường chiếm 2%–4% trường hợp RPL. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự đồng thuận về sự khác biệt trong kết quả mang thai giữa các cặp vợ chồng mắc RPL có kiểu nhiễm sắc thể bất thường so với bình thường. Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing - PGT) đã được áp dụng cho những bệnh nhân có sai lệch nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy hiệu quả đối với các cặp vợ chồng có RPL và bất thường karyotypes sau khi thực hiện PGT.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tỷ lệ trẻ sinh sống trong lần mang thai đầu tiên (Live birth rate - LBR), LBR tích lũy (accumulated LBR) và tỷ lệ sảy thai ở các cặp vợ chồng RPL có kiểu karyotypes bất thường so với bình thường sau khi chẩn đoán thai kỳ so với thực hiện PGT.
Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu phân tích trên 11 nghiên cứu dựa trên dữ liệu của The EMBASE và PubMed. Có 6301 cặp vợ chồng mắc RPL đã có thai mà không cần can thiệp y tế, tuy nhiên chỉ có 2 nghiên cứu đề cập kết quả của các cặp vợ chồng RPL và kiểu karyotypes bất thường sau khi khám theo dõi (75 trường hợp) và thực hiện PGT (50 trường hợp). Kết quả mang thai ở các cặp vợ chồng mắc RPL có kiểu nhiễm sắc thể bất thường và bình thường trong các nghiên cứu được thu nhận đã được đánh giá.
Kết quả
Cặp vợ chồng mắc RPL có karyotypes bất thường có tỉ lệ trẻ sinh sống khi mang thai lần đầu thấp hơn đáng kể so với nhóm có karyotypes bình thường (58,5% so với 71,9%; [OR], 0,55; 95 % khoảng tin cậy [CI], 0,46–0,65; I² = 27%). LBR trong lần mang thai đầu tiên giảm rõ rệt được tìm thấy ở các cặp vợ chồng có chuyển đoạn (52,9% so với 72,4%; OR, 0,44; 95% CI, 0,31–0,61; I² = 33%) nhưng không xảy ra ở các cặp đảo đoạn. Tuy nhiên, sự khác biệt về LBR tích lũy (81,4% so với 74,8%; OR, 0,96; 95% CI, 0,90–1,03; I² = 0) là không đáng kể, trong khi tỷ lệ sẩy thai cao hơn rõ rệt ở các cặp vợ chồng có RPL và kiểu karyotyes bất thường (53,0 % so với 34,7%; OR, 2,21; KTC 95%, 1,69–2,89; I² = 0). So với những người chọn điều trị theo dõi, sự khác biệt về LBR tích lũy là không đáng kể (60% so với 68%; OR, 0,55; 95% CI, 0,11–2,62; I² = 71%), trong khi tỷ lệ sẩy thai (24% so với 65,3% ; OR, 0,15; 95% CI, 0,04 0,51; I² = 45) thấp rõ rệt ở các cặp vợ chồng có RPL và kiểu karyotypes bất thường đã thực hiện PGT.
Thảo luận
Kết quả hiện tại cho thấy những bất thường nhiễm sắc thể ở bố mẹ làm tăng nguy cơ sẩy thai, đặc biệt đối với những người chuyển đoạn. Kết quả này gợi ý rằng những người mang gen chuyển đoạn có khả năng tạo ra giao tử không cân bằng so với những người mang gen đảo đoạn. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng từng mắc RPL và karyotypes vẫn có cơ hội đạt tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn tương tự nhóm RPL có karyotypes bình thường.
Một số nghiên cứu cho thấy PGT có thể làm tăng kết quả mang thai thành công ở những người mang gen chuyển đoạn qua lựa chọn phôi. Các nghiên cứu khác cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về mối liên quan giữa kết quả thai sau khi thực hiện PGT ở người có kết quả karyotypes bất thường so với kết quả bình thường. Tuy nhiên, trước khi thực hiện điều trị IVF, các biện pháp hỗ trợ lâm sàng cho người bệnh như kiểm soát cân nặng, tập luyện thể thao hợp lý, cũng như quá trình điều chỉnh sự trao đổi chất, nội tiết và miễn dịch là rất quan trọng và có thể cải thiện kết quả điều trị, có trẻ sinh sống thành công. Do đó, tỉ lệ thành công không thể chỉ tính cho PGT mà cần phân tích thêm các quản lý lâm sàng trước đó PGT.
Như vậy, kết quả hiện tại cho thấy tỉ lệ trẻ sinh sống không có khác biệt có ý nghĩa ở nhóm RPL và bất thường nhiễm sắc thể sau khi PGT với phương pháp quản lý thông thường (60% so với 68%). Tỉ lệ sẩy thai có thể giảm khi thực hiện PGT; tuy nhiên, cần lưu ý việc phải huỷ chu kỳ điều trị nếu không có phôi nguyên bội để sử dụng, chi phí cao là những mối lo ngại cần quan tâm. Những lợi ích và hạn chế của PGT cần được cân nhắc dựa theo độ tuổi, tình hình tài chính và các tình trạng bệnh lý khác.
KẾT LUẬN
Kết quả cho thấy các cặp vợ chồng có RPL và kiểu karyotyes bất thường có nguy cơ sảy thai cao hơn so với những cặp có kiểu karyotypes bình thường. Mặc dù LBR của lần mang thai đầu tiên thấp hơn, nhưng các cặp vợ chồng có kiểu nhiễm sắc thể bất thường cuối cùng có thể đạt được LBR tích lũy sau nhiều lần thực hiện. Hơn nữa, sự khác biệt về LBR tích lũy sau khi thực hiện PGT là không đáng kể so với việc sử dụng phương pháp điều trị theo dõi. Đối với các cặp vợ chồng có RPL và kiểu karyotypes bất thường, nguy cơ sảy thai sau PGT thấp hơn so với điều trị theo dõi thông thường.
Nguồn: LI, Shan, et al. Systematic review of subsequent pregnancy outcomes in couples with parental abnormal chromosomal karyotypes and recurrent pregnancy loss. Fertility and Sterility, 2022, 118.5: 906-914.
IVFMD – Bệnh viện Mỹ Đức
Sảy thai liên tiếp (Recurrent pregnancy loss - RPL) được định nghĩa ≥ 2 lần sảy thai trước 24 tuần thai chiếm 1% – 3% theo Hiệp hội Sinh sản và Phôi học người ở Châu Âu (ESHRE) năm 2018. Trong đó, sảy thai không rõ nguyên nhân chiếm 50% các trường hợp RPL, trong khi các yếu tố khác như tuổi phụ nữ, dị tật tử cung, rối loạn nội tiết, kháng thể tự miễn, tăng đông máu và sai lệch nhiễm sắc thể cũng là những yếu tố nguy cơ được biết đến đối với RPL. Trong đó, trường hợp bố mẹ mang các cặp nhiễm sắc thể bất thường chiếm 2%–4% trường hợp RPL. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu sự đồng thuận về sự khác biệt trong kết quả mang thai giữa các cặp vợ chồng mắc RPL có kiểu nhiễm sắc thể bất thường so với bình thường. Chẩn đoán di truyền tiền làm tổ (Preimplantation genetic testing - PGT) đã được áp dụng cho những bệnh nhân có sai lệch nhiễm sắc thể. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy hiệu quả đối với các cặp vợ chồng có RPL và bất thường karyotypes sau khi thực hiện PGT.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá tỷ lệ trẻ sinh sống trong lần mang thai đầu tiên (Live birth rate - LBR), LBR tích lũy (accumulated LBR) và tỷ lệ sảy thai ở các cặp vợ chồng RPL có kiểu karyotypes bất thường so với bình thường sau khi chẩn đoán thai kỳ so với thực hiện PGT.
Thiết kế nghiên cứu
Đây là nghiên cứu phân tích trên 11 nghiên cứu dựa trên dữ liệu của The EMBASE và PubMed. Có 6301 cặp vợ chồng mắc RPL đã có thai mà không cần can thiệp y tế, tuy nhiên chỉ có 2 nghiên cứu đề cập kết quả của các cặp vợ chồng RPL và kiểu karyotypes bất thường sau khi khám theo dõi (75 trường hợp) và thực hiện PGT (50 trường hợp). Kết quả mang thai ở các cặp vợ chồng mắc RPL có kiểu nhiễm sắc thể bất thường và bình thường trong các nghiên cứu được thu nhận đã được đánh giá.
Kết quả
Cặp vợ chồng mắc RPL có karyotypes bất thường có tỉ lệ trẻ sinh sống khi mang thai lần đầu thấp hơn đáng kể so với nhóm có karyotypes bình thường (58,5% so với 71,9%; [OR], 0,55; 95 % khoảng tin cậy [CI], 0,46–0,65; I² = 27%). LBR trong lần mang thai đầu tiên giảm rõ rệt được tìm thấy ở các cặp vợ chồng có chuyển đoạn (52,9% so với 72,4%; OR, 0,44; 95% CI, 0,31–0,61; I² = 33%) nhưng không xảy ra ở các cặp đảo đoạn. Tuy nhiên, sự khác biệt về LBR tích lũy (81,4% so với 74,8%; OR, 0,96; 95% CI, 0,90–1,03; I² = 0) là không đáng kể, trong khi tỷ lệ sẩy thai cao hơn rõ rệt ở các cặp vợ chồng có RPL và kiểu karyotyes bất thường (53,0 % so với 34,7%; OR, 2,21; KTC 95%, 1,69–2,89; I² = 0). So với những người chọn điều trị theo dõi, sự khác biệt về LBR tích lũy là không đáng kể (60% so với 68%; OR, 0,55; 95% CI, 0,11–2,62; I² = 71%), trong khi tỷ lệ sẩy thai (24% so với 65,3% ; OR, 0,15; 95% CI, 0,04 0,51; I² = 45) thấp rõ rệt ở các cặp vợ chồng có RPL và kiểu karyotypes bất thường đã thực hiện PGT.
Thảo luận
Kết quả hiện tại cho thấy những bất thường nhiễm sắc thể ở bố mẹ làm tăng nguy cơ sẩy thai, đặc biệt đối với những người chuyển đoạn. Kết quả này gợi ý rằng những người mang gen chuyển đoạn có khả năng tạo ra giao tử không cân bằng so với những người mang gen đảo đoạn. Tuy nhiên, các cặp vợ chồng từng mắc RPL và karyotypes vẫn có cơ hội đạt tỉ lệ trẻ sinh sống cộng dồn tương tự nhóm RPL có karyotypes bình thường.
Một số nghiên cứu cho thấy PGT có thể làm tăng kết quả mang thai thành công ở những người mang gen chuyển đoạn qua lựa chọn phôi. Các nghiên cứu khác cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về mối liên quan giữa kết quả thai sau khi thực hiện PGT ở người có kết quả karyotypes bất thường so với kết quả bình thường. Tuy nhiên, trước khi thực hiện điều trị IVF, các biện pháp hỗ trợ lâm sàng cho người bệnh như kiểm soát cân nặng, tập luyện thể thao hợp lý, cũng như quá trình điều chỉnh sự trao đổi chất, nội tiết và miễn dịch là rất quan trọng và có thể cải thiện kết quả điều trị, có trẻ sinh sống thành công. Do đó, tỉ lệ thành công không thể chỉ tính cho PGT mà cần phân tích thêm các quản lý lâm sàng trước đó PGT.
Như vậy, kết quả hiện tại cho thấy tỉ lệ trẻ sinh sống không có khác biệt có ý nghĩa ở nhóm RPL và bất thường nhiễm sắc thể sau khi PGT với phương pháp quản lý thông thường (60% so với 68%). Tỉ lệ sẩy thai có thể giảm khi thực hiện PGT; tuy nhiên, cần lưu ý việc phải huỷ chu kỳ điều trị nếu không có phôi nguyên bội để sử dụng, chi phí cao là những mối lo ngại cần quan tâm. Những lợi ích và hạn chế của PGT cần được cân nhắc dựa theo độ tuổi, tình hình tài chính và các tình trạng bệnh lý khác.
KẾT LUẬN
Kết quả cho thấy các cặp vợ chồng có RPL và kiểu karyotyes bất thường có nguy cơ sảy thai cao hơn so với những cặp có kiểu karyotypes bình thường. Mặc dù LBR của lần mang thai đầu tiên thấp hơn, nhưng các cặp vợ chồng có kiểu nhiễm sắc thể bất thường cuối cùng có thể đạt được LBR tích lũy sau nhiều lần thực hiện. Hơn nữa, sự khác biệt về LBR tích lũy sau khi thực hiện PGT là không đáng kể so với việc sử dụng phương pháp điều trị theo dõi. Đối với các cặp vợ chồng có RPL và kiểu karyotypes bất thường, nguy cơ sảy thai sau PGT thấp hơn so với điều trị theo dõi thông thường.
Nguồn: LI, Shan, et al. Systematic review of subsequent pregnancy outcomes in couples with parental abnormal chromosomal karyotypes and recurrent pregnancy loss. Fertility and Sterility, 2022, 118.5: 906-914.
Từ khóa: Sẩy thai liên tiếp, nhiễm sắc thể bất thường, tỷ lệ sinh sống, xét nghiệm di truyền tiền làm tổ.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Ảnh hưởng của tình trạng thừa cân/béo phì ở nam và nữ đến kết quả IVF - Ngày đăng: 15-04-2024
Tác động của độ tuổi người cha đến sức khoẻ con cái - Ngày đăng: 15-04-2024
Hệ thống thủy tinh hóa phôi bán tự động nhỏ gọn, công suất cao dựa trên hydrogel - Ngày đăng: 15-04-2024
Điều hòa chất lượng tinh trùng bằng acid béo: từ khẩu phần ăn đến chất bảo quản và tinh dịch - Ngày đăng: 15-04-2024
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào buồng trứng và kết quả IVF ở những bệnh nhân có đáp ứng kém - Ngày đăng: 09-04-2024
Các yếu tố tiên lượng mới về tỷ lệ trẻ sinh sống ở bệnh nhân vô tinh không do tắc nghẽn không rõ nguyên nhân dựa trên mô hình dự đoán lâm sàng - Ngày đăng: 07-04-2024
Thủy tinh hóa noãn từ kích thích buồng trứng để bảo tồn sinh sản không làm trì hoãn việc bắt đầu hóa trị tân bổ trợ cho bệnh nhân ung thư vú so với IVM - Ngày đăng: 07-04-2024
Tỷ lệ trẻ sinh sống khi chuyển phôi nang nguyên bội không bị ảnh hưởng bởi đông lạnh và rã đông 2 lần ở giai đoạn phôi phân chia hoặc phôi nang - Ngày đăng: 05-04-2024
Phương pháp swim-up vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ để bảo tồn tính toàn vẹn DNA của tinh trùng trong quá trình xử lý tinh trùng - Ngày đăng: 05-04-2024
Tác dụng của Melatonin, GM-CSF, IGF-1 và LIF trong môi trường nuôi cấy đối với sự phát triển của phôi: Lợi ích tiềm năng của việc cá thể hóa - Ngày đăng: 01-04-2024
Khả năng tiết sHLA-G của phôi có ảnh hưởng đến khả năng làm tổ và sự thành công của thai kỳ? - Ngày đăng: 01-04-2024
So sánh hiệu quả của hai loại ionophore được sử dụng phổ biến trong hoạt hoá noãn nhân tạo (AOA) - Ngày đăng: 01-04-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK