Tin tức
on Monday 15-04-2024 9:08am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Ngọc Đan Thanh
IVFMD – Bệnh viện Mỹ Đức
Thừa cân/béo phì là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên toàn cầu vì nó không chỉ tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Từ năm 1979 đến 2016, số phụ nữ trưởng thành béo phì trên toàn thế giới tăng từ 69 lên 390 triệu, và số nam giới trưởng thành béo phì tăng từ 31 lên 281 triệu. Với dân số đông và tốc độ tăng trưởng nhanh, Trung Quốc có số người béo phì cao nhất thế giới. Theo “Báo cáo về tình trạng dinh dưỡng và bệnh mãn tính của người dân Trung Quốc (2020)” do Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành vào ngày 23 tháng 12 năm 2020, khoảng 600 triệu người ở Trung Quốc bị thừa cân/béo phì, với tỷ lệ thừa cân là 34,3% và tỷ lệ béo phì là 16,4% ở người trưởng thành.
Thừa cân/béo phì có thể làm tăng tỷ lệ mắc nhiều bệnh, sự khởi phát và tiến triển của chúng có liên quan chặt chẽ với các bệnh nội tiết, là yếu tố nguy cơ gây rối loạn kinh nguyệt và rối loạn phóng noãn ở phụ nữ, làm suy giảm chức năng tinh trùng và làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương ở nam giới, từ đó làm giảm khả năng có thai. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng thừa cân/béo phì ở phụ nữ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technology – ART).
Tuy nhiên, không có kết luận nhất quán về tác động của thừa cân/béo phì lên các thông số phôi thai và kết quả mang thai khi điều trị IVF. Do tỷ lệ mang thai thành công của IVF-ET phụ thuộc vào sức khỏe của cả hai vợ chồng nên cần đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) nam và nữ đến chất lượng phôi và kết quả mang thai của điều trị IVF. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của BMI của cả nam và nữ, riêng lẻ và kết hợp, đối với kết quả IVF.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại Tây Bắc, Trung Quốc thực hiện chu kỳ IVF lần đầu tiên từ 01/2015–12/2020. Tiêu chuẩn nhận là chu kỳ chuyển phôi tươi đầu tiên sử dụng noãn tươi, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, chọc hút thu được ≥4 noãn, 22-36 tuổi, nhiễm sắc thể bình thường, không bị nhiễm trùng đường sinh sản như mycoplasma, chlamydia hoặc lậu trong vòng 3 tháng. Bệnh nhân mắc các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, tăng prolactin máu, tiểu đường, chuyển phôi trữ đầu tiên sẽ bị loại khỏi nghiên. Kết quả IVF của các nhóm được so sánh và phân tích.
Theo tiêu chuẩn BMI của Trung Quốc, các cặp đôi được chia thành bốn nhóm:
Kết quả
Có 11191 cặp vợ chồng đưa vào nghiên cứu, trong 6569 chu kỳ IVF chuyển phôi tươi đầu tiên, so với nhóm cân nặng bình thường, nhóm phụ nữ thừa cân/béo phì và nhóm thừa cân/béo phì kết hợp nam/nữ có số lượng phôi sẵn có và phôi tốt thấp hơn nhiều (p<0,05).
Sau khi loại trừ những trường hợp bệnh nhân có ít hơn 4 noãn trưởng thành, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 4 nhóm về số noãn thu được (p>0,05), cho thấy tình trạng thừa cân/béo phì không ảnh hưởng đến số lượng noãn thu được. Ngoài ra, tỷ lệ thụ tinh (p<0,001) và tỷ lệ thụ tinh bình thường (p<0,001) giảm đáng kể ở nhóm phụ nữ thừa cân/béo phì. Nhóm thừa cân/béo phì cả hai nhóm nam và nữ có sự giảm đáng kể về số lượng phôi (p=0,002), phôi tốt (p=0,010), tỷ lệ thụ tinh (p=0,001) và tỷ lệ thụ tinh bình thường (p<0,001); tuy nhiên, tình trạng thừa cân/béo phì ở nam hay nữ cũng như sự kết hợp của cả hai đều không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống hoặc tỷ lệ sảy thai (p>0,05).
Thảo luận
Đây là nghiên cứu có cỡ mẫu tương đối lớn, xem xét tác động tổng hợp của BMI nam và nữ đối với sự phát triển của phôi và tỷ lệ thai lâm sàng, trẻ sinh sống sau IVF. Kết quả cho thấy tình trạng thừa cân/béo phì làm giảm số lượng phôi và phôi tốt ở các cặp vợ chồng đang điều trị IVF. Nhiều bằng chứng cho thấy béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ vô sinh và kết quả bất lợi khi mang thai. Các nghiên cứu phân tích cho thấy phụ nữ có chỉ số BMI tăng có kết quả IVF kém hơn những phụ nữ có chỉ số BMI bình thường, cụ thể là tỷ lệ huỷ chu kỳ cao hơn, chọc hút ít noãn hơn, ít phôi hơn và tỷ lệ trẻ sinh sống thấp.
Nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như chỉ đo chỉ số BMI của nam và nữ theo đúng tiêu chuẩn BMI của Trung Quốc, nhưng không phân biệt được mức độ béo phì cũng như không so sánh chất lượng của tế bào noãn MII và phôi nang. Cuối cùng, nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể về tình trạng hút thuốc giữa bốn nhóm, nhưng không thể xem xét các yếu tố lối sống khác như việc uống rượu. Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ rượu có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả IVF. Các nghiên cứu trong tương lai nên bao gồm các phép đo hợp lệ và đáng tin cậy về mức tiêu thụ rượu, bên cạnh các yếu tố lối sống gây nhiễu khác, khi đánh giá tác động của BMI đối với kết quả IVF.
Kết luận
Nghiên cứu xác định những tác động tiêu cực của thừa cân/béo phì đến tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi sau điều trị IVF. Ngoài ra còn có sự khác biệt về giới tính. Tuy nhiên, cần có một nghiên cứu lớn hơn, được thiết kế tốt để xác minh kết quả thu được trong nghiên cứu này. Trong tương lai nên thực hiện các nghiên cứu đa trung tâm, bên ngoài khu vực Trung Quốc để đánh giá cơ chế ảnh hưởng của BMI đến chất lượng phôi và tỷ lệ thụ tinh.
Nguồn: LIU, Xiang, et al. The influence of male and female overweight/obesity on IVF outcomes: a cohort study based on registration in Western China. Reproductive Health, 2023, 20.1: 3.
IVFMD – Bệnh viện Mỹ Đức
Thừa cân/béo phì là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên toàn cầu vì nó không chỉ tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Từ năm 1979 đến 2016, số phụ nữ trưởng thành béo phì trên toàn thế giới tăng từ 69 lên 390 triệu, và số nam giới trưởng thành béo phì tăng từ 31 lên 281 triệu. Với dân số đông và tốc độ tăng trưởng nhanh, Trung Quốc có số người béo phì cao nhất thế giới. Theo “Báo cáo về tình trạng dinh dưỡng và bệnh mãn tính của người dân Trung Quốc (2020)” do Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành vào ngày 23 tháng 12 năm 2020, khoảng 600 triệu người ở Trung Quốc bị thừa cân/béo phì, với tỷ lệ thừa cân là 34,3% và tỷ lệ béo phì là 16,4% ở người trưởng thành.
Thừa cân/béo phì có thể làm tăng tỷ lệ mắc nhiều bệnh, sự khởi phát và tiến triển của chúng có liên quan chặt chẽ với các bệnh nội tiết, là yếu tố nguy cơ gây rối loạn kinh nguyệt và rối loạn phóng noãn ở phụ nữ, làm suy giảm chức năng tinh trùng và làm tăng nguy cơ rối loạn cương dương ở nam giới, từ đó làm giảm khả năng có thai. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng thừa cân/béo phì ở phụ nữ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị hỗ trợ sinh sản (Assisted reproductive technology – ART).
Tuy nhiên, không có kết luận nhất quán về tác động của thừa cân/béo phì lên các thông số phôi thai và kết quả mang thai khi điều trị IVF. Do tỷ lệ mang thai thành công của IVF-ET phụ thuộc vào sức khỏe của cả hai vợ chồng nên cần đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của chỉ số khối cơ thể (body mass index – BMI) nam và nữ đến chất lượng phôi và kết quả mang thai của điều trị IVF. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của BMI của cả nam và nữ, riêng lẻ và kết hợp, đối với kết quả IVF.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu hồi cứu được thực hiện tại Tây Bắc, Trung Quốc thực hiện chu kỳ IVF lần đầu tiên từ 01/2015–12/2020. Tiêu chuẩn nhận là chu kỳ chuyển phôi tươi đầu tiên sử dụng noãn tươi, chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, chọc hút thu được ≥4 noãn, 22-36 tuổi, nhiễm sắc thể bình thường, không bị nhiễm trùng đường sinh sản như mycoplasma, chlamydia hoặc lậu trong vòng 3 tháng. Bệnh nhân mắc các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, tăng prolactin máu, tiểu đường, chuyển phôi trữ đầu tiên sẽ bị loại khỏi nghiên. Kết quả IVF của các nhóm được so sánh và phân tích.
Theo tiêu chuẩn BMI của Trung Quốc, các cặp đôi được chia thành bốn nhóm:
- Nhóm nam/nữ BMI đều bình thường: 18,5≤BMI <24 kg/m2)
- Nhóm phụ nữ thừa cân/béo phì: BMI ≥24 kg/m2
- Nhóm nam giới thừa cân/béo phì: BMI ≥24 kg/m2
- Nhóm thừa cân/béo phì kết hợp giữa nam và nữ: ≥24 kg/m2
Kết quả
Có 11191 cặp vợ chồng đưa vào nghiên cứu, trong 6569 chu kỳ IVF chuyển phôi tươi đầu tiên, so với nhóm cân nặng bình thường, nhóm phụ nữ thừa cân/béo phì và nhóm thừa cân/béo phì kết hợp nam/nữ có số lượng phôi sẵn có và phôi tốt thấp hơn nhiều (p<0,05).
Sau khi loại trừ những trường hợp bệnh nhân có ít hơn 4 noãn trưởng thành, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 4 nhóm về số noãn thu được (p>0,05), cho thấy tình trạng thừa cân/béo phì không ảnh hưởng đến số lượng noãn thu được. Ngoài ra, tỷ lệ thụ tinh (p<0,001) và tỷ lệ thụ tinh bình thường (p<0,001) giảm đáng kể ở nhóm phụ nữ thừa cân/béo phì. Nhóm thừa cân/béo phì cả hai nhóm nam và nữ có sự giảm đáng kể về số lượng phôi (p=0,002), phôi tốt (p=0,010), tỷ lệ thụ tinh (p=0,001) và tỷ lệ thụ tinh bình thường (p<0,001); tuy nhiên, tình trạng thừa cân/béo phì ở nam hay nữ cũng như sự kết hợp của cả hai đều không ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ thai lâm sàng, tỷ lệ sinh sống hoặc tỷ lệ sảy thai (p>0,05).
Thảo luận
Đây là nghiên cứu có cỡ mẫu tương đối lớn, xem xét tác động tổng hợp của BMI nam và nữ đối với sự phát triển của phôi và tỷ lệ thai lâm sàng, trẻ sinh sống sau IVF. Kết quả cho thấy tình trạng thừa cân/béo phì làm giảm số lượng phôi và phôi tốt ở các cặp vợ chồng đang điều trị IVF. Nhiều bằng chứng cho thấy béo phì có liên quan đến việc tăng nguy cơ vô sinh và kết quả bất lợi khi mang thai. Các nghiên cứu phân tích cho thấy phụ nữ có chỉ số BMI tăng có kết quả IVF kém hơn những phụ nữ có chỉ số BMI bình thường, cụ thể là tỷ lệ huỷ chu kỳ cao hơn, chọc hút ít noãn hơn, ít phôi hơn và tỷ lệ trẻ sinh sống thấp.
Nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế như chỉ đo chỉ số BMI của nam và nữ theo đúng tiêu chuẩn BMI của Trung Quốc, nhưng không phân biệt được mức độ béo phì cũng như không so sánh chất lượng của tế bào noãn MII và phôi nang. Cuối cùng, nghiên cứu chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể về tình trạng hút thuốc giữa bốn nhóm, nhưng không thể xem xét các yếu tố lối sống khác như việc uống rượu. Một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ rượu có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả IVF. Các nghiên cứu trong tương lai nên bao gồm các phép đo hợp lệ và đáng tin cậy về mức tiêu thụ rượu, bên cạnh các yếu tố lối sống gây nhiễu khác, khi đánh giá tác động của BMI đối với kết quả IVF.
Kết luận
Nghiên cứu xác định những tác động tiêu cực của thừa cân/béo phì đến tỷ lệ thụ tinh và chất lượng phôi sau điều trị IVF. Ngoài ra còn có sự khác biệt về giới tính. Tuy nhiên, cần có một nghiên cứu lớn hơn, được thiết kế tốt để xác minh kết quả thu được trong nghiên cứu này. Trong tương lai nên thực hiện các nghiên cứu đa trung tâm, bên ngoài khu vực Trung Quốc để đánh giá cơ chế ảnh hưởng của BMI đến chất lượng phôi và tỷ lệ thụ tinh.
Nguồn: LIU, Xiang, et al. The influence of male and female overweight/obesity on IVF outcomes: a cohort study based on registration in Western China. Reproductive Health, 2023, 20.1: 3.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Tác động của độ tuổi người cha đến sức khoẻ con cái - Ngày đăng: 15-04-2024
Hệ thống thủy tinh hóa phôi bán tự động nhỏ gọn, công suất cao dựa trên hydrogel - Ngày đăng: 15-04-2024
Điều hòa chất lượng tinh trùng bằng acid béo: từ khẩu phần ăn đến chất bảo quản và tinh dịch - Ngày đăng: 15-04-2024
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào buồng trứng và kết quả IVF ở những bệnh nhân có đáp ứng kém - Ngày đăng: 09-04-2024
Các yếu tố tiên lượng mới về tỷ lệ trẻ sinh sống ở bệnh nhân vô tinh không do tắc nghẽn không rõ nguyên nhân dựa trên mô hình dự đoán lâm sàng - Ngày đăng: 07-04-2024
Thủy tinh hóa noãn từ kích thích buồng trứng để bảo tồn sinh sản không làm trì hoãn việc bắt đầu hóa trị tân bổ trợ cho bệnh nhân ung thư vú so với IVM - Ngày đăng: 07-04-2024
Tỷ lệ trẻ sinh sống khi chuyển phôi nang nguyên bội không bị ảnh hưởng bởi đông lạnh và rã đông 2 lần ở giai đoạn phôi phân chia hoặc phôi nang - Ngày đăng: 05-04-2024
Phương pháp swim-up vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ để bảo tồn tính toàn vẹn DNA của tinh trùng trong quá trình xử lý tinh trùng - Ngày đăng: 05-04-2024
Tác dụng của Melatonin, GM-CSF, IGF-1 và LIF trong môi trường nuôi cấy đối với sự phát triển của phôi: Lợi ích tiềm năng của việc cá thể hóa - Ngày đăng: 01-04-2024
Khả năng tiết sHLA-G của phôi có ảnh hưởng đến khả năng làm tổ và sự thành công của thai kỳ? - Ngày đăng: 01-04-2024
So sánh hiệu quả của hai loại ionophore được sử dụng phổ biến trong hoạt hoá noãn nhân tạo (AOA) - Ngày đăng: 01-04-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK