Tin tức
on Tuesday 09-04-2024 1:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
BS CKI Nguyễn Tuấn Anh
Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Sài Gòn
Y học sinh sản phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng do phụ nữ lớn tuổi và dự trữ buồng trứng giảm. Dự trữ buồng trứng giảm (POR) dẫn đến nguy cơ giảm đáp ứng buồng trứng trong quá trình kích thích buồng trứng khi điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Và ngay cả đối với phụ nữ trẻ, việc đáp ứng buồng trứng kém với kích thích buồng trứng cũng là một thách thức rất lớn và nó có thể dẫn dến huỷ chu kỳ, số lượng trứng thu được giảm, giảm số lượng lẫn chất lượng trứng và số phôi thu được. Với hy vọng cải thiện được hiệu quả điều trị hỗ trợ sinh sản ở nhóm bệnh nhân POR, suy buồng trứng sớm (POI) hoặc thậm chí là nhóm bệnh nhân tiền mãn kinh, những năm gần đây, phương pháp điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) đã được sử dụng dưới dạng tiêm vào buồng trứng kết hợp với IVF mang lại kết quả gây tranh cãi. Mới đây một nhóm tác giả Tây Ban Nha đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi tiến cứu so sánh đáp ứng của buồng trứng, cả về số lượng và chất lượng trứng, trong các chu kỳ kích thích liên tiếp sau khi sử dụng PRP tự thân so với việc không tiêm PRP.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1đến tháng 12 năm 2021, các bệnh nhân thuộc nhóm III và IV theo tiêu chuẩn POSEIDON. Độ tuổi trung bình từ 18 đến 42 và thời gian vô sinh trung bình là 1,76 năm, bệnh nhân được trải qua 3 chu kỳ kích thích liên tiếp để tích luỹ trứng trong 2 chu kỳ đầu và thực hiện ICSI sau khi chọc hút ở lần thứ ba, các phôi đều được thực hiện PGT-A. Bệnh nhân được sử dụng phác đồ GnRH antagonist, trigger bằng GnRH agonist (Decapeptyl 0,2mg) khi có ít nhất một nang trứng có kích thước trên 18 mm. Chọc hút trứng được tiến hành 36–38 giờ sau khi trigger, sử dụng kim 18-G hai nòng và bơm chân không (Cook Medical Incorporated, Indiana, USA) dưới áp suất 100 mmHg.
Việc chuẩn bị PRP được thực hiện trong giai đoạn nang noãn của quy trình kích thích buồng trứng đầu tiên ngay sau khi lấy mẫu máu. Để chuẩn bị PRP, rút 15 ml máu vào các ống chứa 0,5 ml dung dịch axit citrate (thuốc chống đông máu). Máu được ly tâm ngay sau khi lấy máu hoặc trong vòng tối đa một giờ ở mức 200g trong 20 phút ở 20°C. Máu được tách thành ba thành phần: phần trên là lớp chứa tiểu cầu phân bố theo gradient nồng độ tăng dần. Lớp đệm trên cùng và giữa được chuyển sang các ống vô trùng mới và ly tâm ở tốc độ 3000g trong 15 phút. Huyết tương được ly tâm lần thứ hai ở mức 970g trong 7 phút để tạo điều kiện hình thành các hạt mềm, chủ yếu bao gồm hồng cầu và tiểu cầu, ở đáy ống. Phần huyết tương nổi phía trên được loại bỏ và còn lại được đồng nhất ở phần dưới của huyết tương (5ml) để tạo ra PRP. PRP đã chuẩn bị được bảo quản ở nhiệt độ 4°C cho đến khi thực hiện tiêm vào buồng trứng. Chế phẩm PRP được kích hoạt bằng cách thêm CaCl2 (2 IU mỗi PRP ml) và được tiêm trong quy trình lấy tế bào trứng đầu tiên. Sau khi lấy trứng, bệnh nhân được gây mê, cả hai buồng trứng được tiêm bằng kim 18-G. PRP được tiêm cả trong tủy (2ml) và dưới bao (2ml). Ở các bệnh nhân trong nhóm đối chứng, trong lần lấy tế bào trứng đầu tiên được tiêm 4ml nước muối.
Sử dụng phác đồ nội tiết ngoại sinh để chuẩn bị nội mạc tử cung. Sau chuyển phôi được hỗ trợ hoàng thể bằng progesterone micronized (800 mg/ngày) và nếu có thai sẽ được theo dõi đến lúc sinh.
Kết quả: Với 30 bệnh nhân điều trị PRP và 29 bệnh nhân đối chứng, tuổi trung bình là 37,59 ± 0,41, BMI là 22,91 ± 0,26 kg/m2 và AMH trung bình là 0,70 ± 0,07 ng/ml, tổng lượng gonadotropin sử dụng và thời gian kích thích là tương đương nhau. Số lượng trứng thu được tăng dần ở những lần chọc hút sau: 2.61 ± 0.33 trong lần chọc hút 1 (P1), 3.85 ± 0.42 trong P2, và 4.73 ± 0.44 trong P3. Mức tăng cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân được điều trị bằng PRP. Trong P2, số lượng trứng trưởng thành thu được lần lượt là 3,27 ± 0,61 và 4,18 ± 0,58 đối với nhóm đối chứng và nhóm PRP (P = 0,138). Trong P3, các số liệu tương ứng lần lượt là 4,15 ± 0,45 và 5,27 ± 0,73 đối với nhóm đối chứng và PRP (P = 0,029). Tuy nhiên số lượng phôi nang phát triển và sinh thiết trung bình lần lượt là 2,43 ± 0,60 ở nhóm đối chứng và 1,90 ± 0,32 ở nhóm điều trị (P = 0,449). Tỷ lệ bệnh nhân có phôi nang nguyên bội lần lượt là 53% (16/30) và 43% (13/30) đối với bệnh nhân ở nhóm đối chứng và nhóm điều trị (P = 0,606).
Không có trường hợp đa thai nào. Tỷ lệ có thai trong nghiên cứu là 43% (26 trên 60 bệnh nhân). Mặc dù tỷ lệ mang thai đủ tháng ở nhóm đối chứng cao hơn nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đối chứng và nhóm điều trị về phương pháp sinh và giới tính của trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng số lượng trứng thu được ở những bệnh nhân POR trong các lần lấy trứng liên tiếp bất kể phương pháp điều trị được áp dụng (PRP hay giả dược). Mặc dù mức tăng ở nhóm bệnh nhân có điều trị PRP có phần cao hơn nhưng kết quả của thử nghiệm cho thấy không có sự gia tăng về tỷ lệ phôi đạt đến giai đoạn phôi nang cũng như không cải thiện tỷ lệ nguyên bội của phôi và không cải thiện tỷ lệ mang thai so với nhóm đối chứng.
Đây là thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi đầu tiên đánh giá hiệu quả của việc tiêm PRP vào buồng trứng đối với số lượng trứng trưởng thành được lấy ra và đối với sự phát triển của phôi nang nguyên bội và tỷ lệ mang thai, mặc dù cỡ mẫu nhỏ nhưng vẫn thấy được tiềm năng của trẻ hoá buồng trứng. Vì vậy sẽ cần các nghiên cứu sâu hơn để xác định cơ chế hoạt động chính xác và đánh giá liều lượng và cách chuẩn bị PRP tối ưu.
Nguồn
G Barrenetxea, R Celis, J Barrenetxea, E Martínez, M De Las Heras, O Gómez, O Aguirre. Intraovarian platelet-rich plasma injection and IVF outcomes in patients with poor ovarian response: a double-blind randomized controlled trial. Hum Reprod 2024 Feb 29:deae038. doi: 10.1093/humrep/deae038.
Bệnh viện Hỗ trợ sinh sản và Nam học Sài Gòn
Y học sinh sản phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng do phụ nữ lớn tuổi và dự trữ buồng trứng giảm. Dự trữ buồng trứng giảm (POR) dẫn đến nguy cơ giảm đáp ứng buồng trứng trong quá trình kích thích buồng trứng khi điều trị bằng các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Và ngay cả đối với phụ nữ trẻ, việc đáp ứng buồng trứng kém với kích thích buồng trứng cũng là một thách thức rất lớn và nó có thể dẫn dến huỷ chu kỳ, số lượng trứng thu được giảm, giảm số lượng lẫn chất lượng trứng và số phôi thu được. Với hy vọng cải thiện được hiệu quả điều trị hỗ trợ sinh sản ở nhóm bệnh nhân POR, suy buồng trứng sớm (POI) hoặc thậm chí là nhóm bệnh nhân tiền mãn kinh, những năm gần đây, phương pháp điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) đã được sử dụng dưới dạng tiêm vào buồng trứng kết hợp với IVF mang lại kết quả gây tranh cãi. Mới đây một nhóm tác giả Tây Ban Nha đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên mù đôi tiến cứu so sánh đáp ứng của buồng trứng, cả về số lượng và chất lượng trứng, trong các chu kỳ kích thích liên tiếp sau khi sử dụng PRP tự thân so với việc không tiêm PRP.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1đến tháng 12 năm 2021, các bệnh nhân thuộc nhóm III và IV theo tiêu chuẩn POSEIDON. Độ tuổi trung bình từ 18 đến 42 và thời gian vô sinh trung bình là 1,76 năm, bệnh nhân được trải qua 3 chu kỳ kích thích liên tiếp để tích luỹ trứng trong 2 chu kỳ đầu và thực hiện ICSI sau khi chọc hút ở lần thứ ba, các phôi đều được thực hiện PGT-A. Bệnh nhân được sử dụng phác đồ GnRH antagonist, trigger bằng GnRH agonist (Decapeptyl 0,2mg) khi có ít nhất một nang trứng có kích thước trên 18 mm. Chọc hút trứng được tiến hành 36–38 giờ sau khi trigger, sử dụng kim 18-G hai nòng và bơm chân không (Cook Medical Incorporated, Indiana, USA) dưới áp suất 100 mmHg.
Việc chuẩn bị PRP được thực hiện trong giai đoạn nang noãn của quy trình kích thích buồng trứng đầu tiên ngay sau khi lấy mẫu máu. Để chuẩn bị PRP, rút 15 ml máu vào các ống chứa 0,5 ml dung dịch axit citrate (thuốc chống đông máu). Máu được ly tâm ngay sau khi lấy máu hoặc trong vòng tối đa một giờ ở mức 200g trong 20 phút ở 20°C. Máu được tách thành ba thành phần: phần trên là lớp chứa tiểu cầu phân bố theo gradient nồng độ tăng dần. Lớp đệm trên cùng và giữa được chuyển sang các ống vô trùng mới và ly tâm ở tốc độ 3000g trong 15 phút. Huyết tương được ly tâm lần thứ hai ở mức 970g trong 7 phút để tạo điều kiện hình thành các hạt mềm, chủ yếu bao gồm hồng cầu và tiểu cầu, ở đáy ống. Phần huyết tương nổi phía trên được loại bỏ và còn lại được đồng nhất ở phần dưới của huyết tương (5ml) để tạo ra PRP. PRP đã chuẩn bị được bảo quản ở nhiệt độ 4°C cho đến khi thực hiện tiêm vào buồng trứng. Chế phẩm PRP được kích hoạt bằng cách thêm CaCl2 (2 IU mỗi PRP ml) và được tiêm trong quy trình lấy tế bào trứng đầu tiên. Sau khi lấy trứng, bệnh nhân được gây mê, cả hai buồng trứng được tiêm bằng kim 18-G. PRP được tiêm cả trong tủy (2ml) và dưới bao (2ml). Ở các bệnh nhân trong nhóm đối chứng, trong lần lấy tế bào trứng đầu tiên được tiêm 4ml nước muối.
Sử dụng phác đồ nội tiết ngoại sinh để chuẩn bị nội mạc tử cung. Sau chuyển phôi được hỗ trợ hoàng thể bằng progesterone micronized (800 mg/ngày) và nếu có thai sẽ được theo dõi đến lúc sinh.
Kết quả: Với 30 bệnh nhân điều trị PRP và 29 bệnh nhân đối chứng, tuổi trung bình là 37,59 ± 0,41, BMI là 22,91 ± 0,26 kg/m2 và AMH trung bình là 0,70 ± 0,07 ng/ml, tổng lượng gonadotropin sử dụng và thời gian kích thích là tương đương nhau. Số lượng trứng thu được tăng dần ở những lần chọc hút sau: 2.61 ± 0.33 trong lần chọc hút 1 (P1), 3.85 ± 0.42 trong P2, và 4.73 ± 0.44 trong P3. Mức tăng cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân được điều trị bằng PRP. Trong P2, số lượng trứng trưởng thành thu được lần lượt là 3,27 ± 0,61 và 4,18 ± 0,58 đối với nhóm đối chứng và nhóm PRP (P = 0,138). Trong P3, các số liệu tương ứng lần lượt là 4,15 ± 0,45 và 5,27 ± 0,73 đối với nhóm đối chứng và PRP (P = 0,029). Tuy nhiên số lượng phôi nang phát triển và sinh thiết trung bình lần lượt là 2,43 ± 0,60 ở nhóm đối chứng và 1,90 ± 0,32 ở nhóm điều trị (P = 0,449). Tỷ lệ bệnh nhân có phôi nang nguyên bội lần lượt là 53% (16/30) và 43% (13/30) đối với bệnh nhân ở nhóm đối chứng và nhóm điều trị (P = 0,606).
Không có trường hợp đa thai nào. Tỷ lệ có thai trong nghiên cứu là 43% (26 trên 60 bệnh nhân). Mặc dù tỷ lệ mang thai đủ tháng ở nhóm đối chứng cao hơn nhưng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm đối chứng và nhóm điều trị về phương pháp sinh và giới tính của trẻ sơ sinh.
Nghiên cứu cho thấy sự gia tăng số lượng trứng thu được ở những bệnh nhân POR trong các lần lấy trứng liên tiếp bất kể phương pháp điều trị được áp dụng (PRP hay giả dược). Mặc dù mức tăng ở nhóm bệnh nhân có điều trị PRP có phần cao hơn nhưng kết quả của thử nghiệm cho thấy không có sự gia tăng về tỷ lệ phôi đạt đến giai đoạn phôi nang cũng như không cải thiện tỷ lệ nguyên bội của phôi và không cải thiện tỷ lệ mang thai so với nhóm đối chứng.
Đây là thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi đầu tiên đánh giá hiệu quả của việc tiêm PRP vào buồng trứng đối với số lượng trứng trưởng thành được lấy ra và đối với sự phát triển của phôi nang nguyên bội và tỷ lệ mang thai, mặc dù cỡ mẫu nhỏ nhưng vẫn thấy được tiềm năng của trẻ hoá buồng trứng. Vì vậy sẽ cần các nghiên cứu sâu hơn để xác định cơ chế hoạt động chính xác và đánh giá liều lượng và cách chuẩn bị PRP tối ưu.
Nguồn
G Barrenetxea, R Celis, J Barrenetxea, E Martínez, M De Las Heras, O Gómez, O Aguirre. Intraovarian platelet-rich plasma injection and IVF outcomes in patients with poor ovarian response: a double-blind randomized controlled trial. Hum Reprod 2024 Feb 29:deae038. doi: 10.1093/humrep/deae038.
Từ khóa: Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu vào buồng trứng và kết quả IVF ở những bệnh nhân có đáp ứng kém
Các tin khác cùng chuyên mục:
Các yếu tố tiên lượng mới về tỷ lệ trẻ sinh sống ở bệnh nhân vô tinh không do tắc nghẽn không rõ nguyên nhân dựa trên mô hình dự đoán lâm sàng - Ngày đăng: 07-04-2024
Thủy tinh hóa noãn từ kích thích buồng trứng để bảo tồn sinh sản không làm trì hoãn việc bắt đầu hóa trị tân bổ trợ cho bệnh nhân ung thư vú so với IVM - Ngày đăng: 07-04-2024
Tỷ lệ trẻ sinh sống khi chuyển phôi nang nguyên bội không bị ảnh hưởng bởi đông lạnh và rã đông 2 lần ở giai đoạn phôi phân chia hoặc phôi nang - Ngày đăng: 05-04-2024
Phương pháp swim-up vượt trội hơn so với ly tâm thang nồng độ để bảo tồn tính toàn vẹn DNA của tinh trùng trong quá trình xử lý tinh trùng - Ngày đăng: 05-04-2024
Tác dụng của Melatonin, GM-CSF, IGF-1 và LIF trong môi trường nuôi cấy đối với sự phát triển của phôi: Lợi ích tiềm năng của việc cá thể hóa - Ngày đăng: 01-04-2024
Khả năng tiết sHLA-G của phôi có ảnh hưởng đến khả năng làm tổ và sự thành công của thai kỳ? - Ngày đăng: 01-04-2024
So sánh hiệu quả của hai loại ionophore được sử dụng phổ biến trong hoạt hoá noãn nhân tạo (AOA) - Ngày đăng: 01-04-2024
Sinh thiết phôi giai đoạn phôi phân chia và phôi nang không ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khoẻ của trẻ lúc mới sinh cho đến 2 tuổi - Ngày đăng: 01-04-2024
Liệu pháp gonadotropin cho nam giới suy giảm hormone sinh dục bẩm sinh một phần tại trung quốc - Ngày đăng: 30-03-2024
Giả thuyết mới về hình thành Lạc nội mạc tử cung: do không thích nghi tốt với tiến hoá? - Ngày đăng: 30-03-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK