Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh TPHCM
HOSREM - Ho Chi Minh City Society for Reproductive Medicine

Tin tức
on Monday 25-03-2024 2:34pm
Viết bởi: Khoa Pham
Danh mục: Tin quốc tế
ThS. Đào Hữu Nghị - IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận
 

Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (intracytoplasmic sperm injection – ICSI) là phương pháp được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, đặc biệt trong các trường hợp vô sinh do yếu tố nam. Mặc dù tỷ lệ thụ tinh được báo cáo trong chu kỳ ICSI cao hơn so với IVF nhưng thất bại thụ tinh ngoài dự kiến ​​(unexpected fertilization failure – UFF) hoặc tỷ lệ thụ tinh thấp ngoài dự kiến (unexpected low fertilization – ULF) vẫn là một rủi ro đối với ICSI. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt hoạt hóa noãn (oocyte activation deficiency – OAD) cũng là nguyên nhân chính gây ra thất bại thụ tinh trong các chu kỳ điều trị. Trước đây, có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt hóa noãn nhân tạo (artificial oocyte activation – AOA) giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh nhưng hầu hết các nghiên cứu này đều được thực hiện trong các chu kỳ sau khi thất bại thụ tinh. Do đó, cũng có một số nghiên cứu đã cố gắng thực hiện AOA trong chu kỳ đang điều trị để giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh trên những noãn không thụ tinh vào thời điểm 18 giờ hoặc 68 giờ sau ICSI, nhưng kết quả cho thấy sự phát triển của phôi rất kém. Gần đây, có nghiên cứu đã báo cáo rằng rescue AOA vào lúc 2,5 – 6 giờ sau ICSI có tỷ lệ hình thành phôi nang 48,9% và tỷ lệ làm tổ tương tự như các chu kỳ ICSI thông thường. Những kết quả này cho thấy rằng việc rescue AOA sớm (early rescue oocyte activation – EROA) có thể là một chiến lược để cải thiện tỷ lệ thụ tinh. Tuy nhiên, hiệu quả lâm sàng của EROA đối với các chu kỳ UFF và ULF trong ICSI vẫn chưa được làm rõ. Do đó, nghiên cứu này được thực nhằm mục đích khảo sát mối quan hệ giữa sự xuất hiện thể cực thứ hai (second polar body – Pb2) sau ICSI với sự thụ tinh thông qua hệ thống nuôi cấy quan sát hình ảnh phôi liên tục (timelapse), đồng thời đánh giá sự phát triển của phôi để xây dựng một chỉ số dự đoán sự thất bại thụ tinh, từ đó tạo cơ sở cho thực hiện EROA trên những noãn không có sự xuất hiện Pb2 sau ICSI để theo dõi sự thụ tinh, sự phát triển của phôi và kết quả lâm sàng trong các chu kỳ UFF và ULF.
 
Đây là nghiên cứu hồi cứu bao gồm hai phần:
(1) – Phân tích dữ liệu nuôi timelapse từ 01/2017 đến 05/2019 trên 278 chu kỳ ICSI để khảo sát mối quan hệ giữa sự xuất hiện Pb2 với sự thụ tinh và sự phát triển của phôi để xác định thời gian tối ưu thực hiện EROA.
 
(2) – Thu thập các chu kỳ UFF và ULF từ 06/2019 đến 07/2023, gồm: 14 UFF và 20 ULF được thực hiện EROA trên những noãn không xuất hiện Pb2 sau ICSI để theo dõi sự thụ tinh, sự phát triển phôi và kết quả lâm sàng, thỏa các tiêu chí sau: Điều trị bằng ICSI và nuôi timelapse; UFF được xác định là tất cả noãn không xuất hiện Pb2 vào lúc 5 giờ sau ICSI, còn ULF được xác định là 50% số noãn không xuất hiện Pb2 sau khi tham khảo các nghiên cứu trước đó. Tất cả các noãn không xuất hiện Pb2 đều trải qua EROA lúc 5 giờ sau ICSI và các noãn xuất hiện Pb2 được sử dụng làm nhóm đối chứng. Những bệnh nhân trải qua AOA sau ICSI do thất bại thụ tinh trước đó hoặc các lý do khác đã bị loại trừ. 
 
Tổng cộng có 2480 noãn MII từ 278 chu kỳ ICSI đã được sàng lọc để phân tích hiệu quả dự đoán thụ tinh. Tổng cộng, 74 noãn thoái hóa sau ICSI đã bị loại trừ và 2406 noãn MII cuối cùng được theo dõi timelapse. Tổng cộng có 1949 noãn MII (81,01%) xuất hiện Pb2 và 457 noãn MII (18,99%) không xuất hiện Pb2. Kết quả phân tích dữ liệu timelapse cho thấy thời gian trung bình xuất hiện Pb2 sau ICSI là 3,03 ± 1,21h, tỷ lệ noãn theo thời gian xuất hiện Pb2 như sau: 0 – 2h (15,75%), >2 – 3h (40,69%), >3 – 4h (29,91%), > 4 – 5h (9,18%) và >5h (4,46%). Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm đối với dự đoán thụ tinh bằng phương pháp xuất hiện Pb2 lần lượt là 99,59%, 99,78%, 99,95% 98,25%. Kết quả cho thấy, thời gian xuất hiện Pb2 có tương quan với kết quả hình thành phôi nang. Trong đó, tỷ lệ hình thành phôi nang ngày 6 (7,14%) và tỷ lệ hình thành phôi nang chất lượng tốt (3,57%) ở nhóm >5h thấp hơn đáng kể so với nhóm 0 – 3h (65,97% và 40,34%) và >3 – 5h (54,01% và 28,18%).

Kết quả về sự phát triển phôi và kết quả lâm sàng tại thời điểm xuất hiện Pb2 lúc 5 giờ sau ICSI ở nhóm UFF thấp hơn đáng kể so với nhóm ULF (0,00% so với 32,21%, p <0,001). Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ thụ tinh 2PN ở nhóm UFF đều thấp hơn so với nhóm ULF nhưng sự khác biệt không đáng kể (71,74% so với 77,88%, p= 0,305; 58,70% so với 64,42%, p= 0,366). Tỷ lệ noãn được thụ tinh hoặc 2PN có nguồn gốc từ EROA đều cao hơn đáng kể ở nhóm UFF so với nhóm ULF (100% so với 61,73%, p<0,001; 100% so với 58,21%, p<0,001). Không có sự khác biệt đáng kể về sự phát triển phôi hoặc các kết quả lâm sàng giữa hai nhóm. Ngoài ra, Kết quả thai lâm sàng của 14 chu kỳ UFF và 20 chu kỳ ULF sau khi điều trị EROA là 40,00% (4/10) và 57,14% (8/14).
 
Các thông số thụ tinh và phôi học thu được từ quá trình xuất hiện Pb2 hoặc noãn EROA được so sánh giữa 34 chu kỳ cho thấy tất cả các noãn MII có xuất hiện Pb2 đều có nguồn gốc từ chu kỳ ULF. Kết quả cho thấy tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ thụ tinh 2PN và tỷ lệ noãn hữu dụng của noãn có nguồn gốc từ EROA trong chu kỳ UFF (75,00% so với 92,54%, p=0,005; 61,36% so với 83,58%, p=0,003; 36,36% so với 50,22%, p=0,023) và ULF (72,99% so với 92,54%, p=0,001; 56,93% so với 83,58%, p<0,001; 27,74% so với 50,22%, p<0,001) thấp hơn đáng kể so với các chu kỳ của noãn xuất hiện Pb2. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về chất lượng phôi ngày thứ 3 hoặc các thông số hình thành phôi nang và các kết quả lâm sàng giữa cả ba nhóm (p>0,05).
 
 Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự xuất hiện Pb2 được theo dõi timelapse có giá trị dự đoán sớm quá trình thụ tinh với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 99,59% và 99,78%, điều này để tạo cơ sở cho thực hiện EROA; và thời điểm 5h sau ICSI là thích hợp thực hiện EROA để có thể giúp kích hoạt lại các noãn chưa được thụ tinh để đạt được kết quả thụ tinh chấp nhận được, và kết quả về phát triển của phôi và kết quả lâm sàng cho thấy không khác biệt so với noãn có xuất hiện Pb2 ở cả chu kỳ UFF và ULF. Do đó, những dữ liệu này chỉ ra rằng EROA có lợi trong việc duy trì tiềm năng phát triển và làm tổ của noãn được rescue AOA.
 
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng có một số hạn chế: (1) – Dữ liệu của nghiên cứu từ một trung tâm và một hệ thống nuôi cấy duy nhất; (2) – Không thực hiện xét nghiệm di truyền cho các cặp vợ chồng; (3) – Chỉ định ICSI trong nghiên cứu này chủ yếu là do yếu tố nam.
 
Tóm lại, nghiên cứu này chứng minh rằng việc theo dõi sự xuất hiện Pb2 bằng timelaspe có thể dự đoán chính xác kết quả thụ tinh, cho thấy rằng việc thực hiện EROA vào thời điểm 5 giờ sau ICSI là một chiến lược hiệu quả để tránh thất bại thụ tinh và khả năng thụ tinh thấp ngoài dự kiến trong chu kỳ ICSI.
 
Nguồn: XUE, Lintao, et al. Early rescue oocyte activation at 5 h post-ICSI is a useful strategy for avoiding unexpected fertilization failure and low fertilization in ICSI cycles. Frontiers in Endocrinology, 2024, 14: 1301505.
 
Link bào báo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10794723/


Các tin khác cùng chuyên mục:
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020

Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025

Năm 2020
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ

Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...

Hội viên liên kết Bạch kim 2024
Hội viên liên kết Vàng 2024
Hội viên liên kết Bạc 2024
FACEBOOK