Tin tức
on Friday 22-03-2024 12:56pm
Danh mục: Tin quốc tế
Ảnh hưởng của hội chứng lo âu/ trầm cảm ở nam giới đến kết quả IVF
1. Giới thiệu
Vô sinh do yếu tố nam được xem là nguyên nhân dẫn đến vô sinh lên đến 50% ở các cặp vợ chồng. Một số yếu tố góp phần gây vô sinh như: hút thuốc, sử dụng rượu, chế độ ăn uống và cân nặng. Ảnh hưởng của căng thẳng tâm lý, chẳng hạn như lo âu và trầm cảm đến với khả năng sinh sản của nam giới ngày càng được chú ý. Các yếu tố căng thẳng trong cuộc sống và công việc làm cho các thông số tinh dịch thấp hơn như: khả năng di động kém, bất thường hình thái và tăng sự phân mảnh DNA của tinh trùng. Ngoài ra, căng thẳng được cho là có tác động xấu đến trục vùng đưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục và góp phần gây ra stress oxy hóa, do đó ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh.
Trầm cảm và lo lắng có ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh dịch. Những bệnh nhân nam có mức điểm 8 trở lên về lo âu (HADS-A) và trầm cảm (HADS-D) cho thấy có mức testosterone thấp hơn, mức FSH cao hơn, số lượng và khả năng di động của tinh trùng thấp hơn so với những người có điểm HADS <8. Mối quan hệ tương tự cũng thấy thang đo trầm cảm của Beck (BDI), vì nam giới có điểm BDI cao hơn có số lượng và khả năng di động của tinh dịch thấp hơn.
Vẫn còn thiếu dữ liệu về việc liệu có mối tương quan trực tiếp giữa sự lo âu hoặc trầm cảm của nam giới đến với kết quả IVF của họ hay không. Do đó, nghiên cứu này đã thực hiện để đánh giá ảnh hưởng lo âu/ trầm cảm ở nam giới đến kết quả IVF của họ. Giả thuyết nghiên cứu đặt ra những bệnh nhân có điểm HADS-A hoặc HADS-D bất thường sẽ có các thông số tinh dịch và tỷ lệ sinh sống (LBR) thấp hơn so với những bệnh nhân có điểm HADS-A hoặc HADS-D bình thường.
2. Phương pháp
Khảo sát tự nguyện được thực hiện cho các cặp vợ chồng đang thực hiện IVF từ 6/9/2018 đến 27/12/2022. Cuộc khảo sát bao gồm bảng câu hỏi Thang đo lo âu và trầm cảm của bệnh viện. Loại bỏ các trường hợp bệnh nhân sử dụng tinh trùng trữ lạnh, hiến tặng, tiếp xúc với hóa trị hoặc phóng xạ trước đó. Các trường hợp thắt ống dẫn tinh hoặc sử dụng tinh trùng thủ thuật (PESA, TESE).
Có 660 bệnh nhân được tiếp cận, trong đó 414 người đồng ý thực hiện khảo sát. Có 240 bệnh nhân hoàn thành bảng câu hỏi HADS-A/ HADS-D, có 18 trường hợp bị loại còn lại 222 trường hợp được đưa vào nghiên cứu:
Dựa vào thang điểm đánh giá HADS-A/ HADS-B được chia thành hai nhóm nhỏ (1) HADS-A ³ 8 (n=49), (2) HADS-A <8 (n= 169); HADS-D ³ 8 (n=14), (2) HADS-D < 8 (n=201).
Kết quả chính là tỉ lệ LBR giữa nam giới có HADS-A/ HADS-D ³8 (bất thường) so với những bệnh nhân có điểm HADS-A/ HADS-D bình thường. Kết quả phụ bao gồm đánh giá các thông số tinh dịch tại thời điểm thu nhân noãn (thể tích, mật độ, độ di động và tổng số tinh trùng di động trước và sau lọc rửa).
3. Kết quả
Kết quả thông số tinh dịch:
- Đối với nhóm bệnh nhân có HADS-A ³8 cho thấy mật độ (18,73 mol/ml) và tổng số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa (11,8%) thấp hơn so với nhóm HADS-A <8 là 22,10 mol/ml và (20,08%) có ý nghĩa thống kê.
Kết quả của chu kỳ điều trị:
- Không có sự khác biệt về số lượng noãn trưởng thành (MII), tỉ lệ 2PN và số lượng phôi nang sinh thiết ở nhóm HADS-A/ HADS-D ³8.
Tỷ lệ sinh sống (LBR):
- Có 316 chu kỳ chuyển phôi ở bệnh nhân HADS-A và không có sự khác biệt về LBR trên mỗi lần chuyển phôi trong nhóm HADS-A (45,11% <8 điểm so với 43,21% ³8 điểm, KTC 95%: 0,65, 1,06). Do cỡ mẫu ở nhóm HADS-D nhỏ, nghiên cứu hồi quy không thực hiện được tuy nhiên tỉ lệ LBR ở nhóm HADS-D ³ 8 và HADS-D <8 lần lượt là 45,36% và 46,67%.
4. Kết luận
Tóm lại, những bệnh nhân nam mắc chứng lo âu/ trầm cảm có mật độ và tổng tinh trùng di động sau lọc rửa thấp hơn so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỉ lệ LBR khi thực hiện IVF.
Nguồn: Zachary Walker, John Ermandez, Andrea Lanes et al, The effects of male anxiety and depression on IVF outcome; September 10, 2023.
Từ khóa: sự lo âu, trầm cảm, HADS, IVF, tỉ lệ sinh sống, thông số tinh dịch.
CNSH. Trần Như Uyên - IVFVH
1. Giới thiệu
Vô sinh do yếu tố nam được xem là nguyên nhân dẫn đến vô sinh lên đến 50% ở các cặp vợ chồng. Một số yếu tố góp phần gây vô sinh như: hút thuốc, sử dụng rượu, chế độ ăn uống và cân nặng. Ảnh hưởng của căng thẳng tâm lý, chẳng hạn như lo âu và trầm cảm đến với khả năng sinh sản của nam giới ngày càng được chú ý. Các yếu tố căng thẳng trong cuộc sống và công việc làm cho các thông số tinh dịch thấp hơn như: khả năng di động kém, bất thường hình thái và tăng sự phân mảnh DNA của tinh trùng. Ngoài ra, căng thẳng được cho là có tác động xấu đến trục vùng đưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục và góp phần gây ra stress oxy hóa, do đó ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh.
Trầm cảm và lo lắng có ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh dịch. Những bệnh nhân nam có mức điểm 8 trở lên về lo âu (HADS-A) và trầm cảm (HADS-D) cho thấy có mức testosterone thấp hơn, mức FSH cao hơn, số lượng và khả năng di động của tinh trùng thấp hơn so với những người có điểm HADS <8. Mối quan hệ tương tự cũng thấy thang đo trầm cảm của Beck (BDI), vì nam giới có điểm BDI cao hơn có số lượng và khả năng di động của tinh dịch thấp hơn.
Vẫn còn thiếu dữ liệu về việc liệu có mối tương quan trực tiếp giữa sự lo âu hoặc trầm cảm của nam giới đến với kết quả IVF của họ hay không. Do đó, nghiên cứu này đã thực hiện để đánh giá ảnh hưởng lo âu/ trầm cảm ở nam giới đến kết quả IVF của họ. Giả thuyết nghiên cứu đặt ra những bệnh nhân có điểm HADS-A hoặc HADS-D bất thường sẽ có các thông số tinh dịch và tỷ lệ sinh sống (LBR) thấp hơn so với những bệnh nhân có điểm HADS-A hoặc HADS-D bình thường.
2. Phương pháp
Khảo sát tự nguyện được thực hiện cho các cặp vợ chồng đang thực hiện IVF từ 6/9/2018 đến 27/12/2022. Cuộc khảo sát bao gồm bảng câu hỏi Thang đo lo âu và trầm cảm của bệnh viện. Loại bỏ các trường hợp bệnh nhân sử dụng tinh trùng trữ lạnh, hiến tặng, tiếp xúc với hóa trị hoặc phóng xạ trước đó. Các trường hợp thắt ống dẫn tinh hoặc sử dụng tinh trùng thủ thuật (PESA, TESE).
Có 660 bệnh nhân được tiếp cận, trong đó 414 người đồng ý thực hiện khảo sát. Có 240 bệnh nhân hoàn thành bảng câu hỏi HADS-A/ HADS-D, có 18 trường hợp bị loại còn lại 222 trường hợp được đưa vào nghiên cứu:
Dựa vào thang điểm đánh giá HADS-A/ HADS-B được chia thành hai nhóm nhỏ (1) HADS-A ³ 8 (n=49), (2) HADS-A <8 (n= 169); HADS-D ³ 8 (n=14), (2) HADS-D < 8 (n=201).
Kết quả chính là tỉ lệ LBR giữa nam giới có HADS-A/ HADS-D ³8 (bất thường) so với những bệnh nhân có điểm HADS-A/ HADS-D bình thường. Kết quả phụ bao gồm đánh giá các thông số tinh dịch tại thời điểm thu nhân noãn (thể tích, mật độ, độ di động và tổng số tinh trùng di động trước và sau lọc rửa).
3. Kết quả
Kết quả thông số tinh dịch:
- Đối với nhóm bệnh nhân có HADS-A ³8 cho thấy mật độ (18,73 mol/ml) và tổng số lượng tinh trùng di động sau lọc rửa (11,8%) thấp hơn so với nhóm HADS-A <8 là 22,10 mol/ml và (20,08%) có ý nghĩa thống kê.
Kết quả của chu kỳ điều trị:
- Không có sự khác biệt về số lượng noãn trưởng thành (MII), tỉ lệ 2PN và số lượng phôi nang sinh thiết ở nhóm HADS-A/ HADS-D ³8.
Tỷ lệ sinh sống (LBR):
- Có 316 chu kỳ chuyển phôi ở bệnh nhân HADS-A và không có sự khác biệt về LBR trên mỗi lần chuyển phôi trong nhóm HADS-A (45,11% <8 điểm so với 43,21% ³8 điểm, KTC 95%: 0,65, 1,06). Do cỡ mẫu ở nhóm HADS-D nhỏ, nghiên cứu hồi quy không thực hiện được tuy nhiên tỉ lệ LBR ở nhóm HADS-D ³ 8 và HADS-D <8 lần lượt là 45,36% và 46,67%.
4. Kết luận
Tóm lại, những bệnh nhân nam mắc chứng lo âu/ trầm cảm có mật độ và tổng tinh trùng di động sau lọc rửa thấp hơn so với nhóm đối chứng. Tuy nhiên không có sự khác biệt về tỉ lệ LBR khi thực hiện IVF.
Từ khóa: sự lo âu, trầm cảm, HADS, IVF, tỉ lệ sinh sống, thông số tinh dịch.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu về sự ảnh hưởng của số lần điều trị IVF đến chất lượng cuộc sống và trạng thái cảm xúc của phụ nữ - Ngày đăng: 22-03-2024
Liệu pháp Gonadotropin tái tổ hợp giúp cải thiện sự sinh tinh trùng ở bệnh nhân vô tinh không do tắc nghẽn - Ngày đăng: 22-03-2024
Phát hiện gen ZEB1 trong các tế bào hạt ở phụ nữ đang điều trị IVF - Ngày đăng: 18-03-2024
Tác động của tuổi cha đến kết quả hỗ trợ sinh sản và sức khỏe con cái: một nghiên cứu tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 18-03-2024
Tác động của sinh thiết tế bào lá nuôi phôi trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ đến kết quả sản khoa và sơ sinh: một phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 18-03-2024
So sánh chất lượng phôi và kết cục mang thai của bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp trong các chu kỳ tự nhiên và chu kỳ kích thích nhẹ: Một nghiên cứu đoàn hệ - Ngày đăng: 18-03-2024
Tác động của lạc nội mạc tử cung giai đoạn trung bình và nặng đến tỷ lệ sinh sống tích lũy ivf: nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu có đối chứng - Ngày đăng: 17-03-2024
Canxi ionophore cải thiện sự phát triển của phôi và kết quả mang thai ở những bệnh nhân gặp vấn đề về sự phát triển của phôi ở chu kỳ ICSI trước đó - Ngày đăng: 14-03-2024
Kết quả sinh lý của thế hệ con được sinh ra bằng phương pháp IVF, IVM và ICSI: một tổng quan hệ thống và phân tích gộp các nghiên cứu trên động vật - Ngày đăng: 13-03-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK