Tin tức
on Wednesday 13-03-2024 4:10pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Trần Như Uyên - IVFVH
1. Giới thiệu
Việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản (artificial reproductive technologies – ART) đã giúp sinh ra hơn 10 triệu trẻ em. Ban đầu, ART được phát triển ở những trường hợp vô sinh do tắc ống dẫn trứng và được mở rộng cho bệnh nhân vô sinh chưa rõ nguyên nhân, độ tuổi và vô sinh do yếu tố nam. Vào năm 1992, kỹ thuật ICSI đã giải quyết được những trường hợp do vô sinh nam nặng. Bên cạnh đó, IVM cũng được sử dụng phổ biến trong lâm sàng mặc dù có những khác biệt về quy trình so với mô hình trên động vật.
Mô hình Nguồn gốc Phát triển Sức khỏe và Bệnh tật (Developmental Origins of Health and Diseases – DOHaD) chỉ ra rằng có những giai đoạn phát triển quan trọng như chuẩn bị thụ thai, quá trình tái biểu sinh khi bị rối loạn sẽ khiến trẻ sau khi trưởng thành mắc các bệnh về tim mạch và chuyển hóa. Những thay đổi trong quá trình chuẩn bị thụ thai còn ảnh hưởng đến sự trưởng thành của giao tử và sự phát triển tiền làm tổ của phôi.
Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng trẻ sinh ra bằng ART cho cân nặng sau sinh thấp, huyết áp cao và đường huyết lúc đói cao hơn so với trẻ được thụ thai in vivo. Mặc dù bằng chứng về sự phát triển nhận thức sau khi thực hiện ART còn những hạn chế nhưng theo nhiều báo cáo cho rằng ICSI có thể là một yếu tố quyết định kết quả phát triển của trẻ. Ngoài ra, tỷ lệ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ cũng tăng lên ở trẻ được sinh ra bằng ART.
Những nghiên cứu dịch tễ học về kết quả sau điều trị ART gặp khó khăn, rất khó để xác định được những ảnh hưởng này có phải do ART tác động hay không. Vì không thể phân ngẫu nhiên các cặp vợ chồng vô sinh vào nhóm thụ thai tự nhiên hoặc phân ngẫu nhiên các cặp vợ chồng không vô sinh vào nhóm ART do cân nhắc về mặt đạo đức. Do đó, nghiên cứu trên động vật đóng vai trò quan trọng để nghiên cứu tác động của ART đối với sự phát triển của phôi và sinh lý sau sinh. Ưu điểm của mô hình trên động vật là có thể chủ động sàng lọc những động vật có khả năng sinh sản bình thường, loại bỏ được các yếu tố gây nhiễu. Các quần thể thống nhất về mặt di truyền hơn so với quần thể người.
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá các nghiên cứu trên động vật, đo lường kết quả sinh lý sau thụ tinh ống nghiệm (IVF, IVM hoặc ICSI) so với thụ tinh tự nhiên từ đó cung cấp cái nhìn tổng quan hơn.
2. Phương pháp
Tài liệu được tìm kiếm thông qua PubMed, Embase và Commonwealth Agricultural Bureaux (CAB) từ khi bắt đầu đến 27 tháng 8 năm 2021. Các nghiên cứu phải đáp ứng tất cả các tiêu chí sau: (i) được thực hiện trên mô hình động vật có vú; (ii) bao gồm động vật được thụ thai bằng ART, được thực hiện IVF/ ICSI, có hoặc không có IVM; (iii) bao gồm các động vật được thực hiện theo nhóm đối chứng liên quan đến quy trình thụ tinh trong cơ thể: giao phối (NC), thụ tinh nhân tạo (artificial insemination – AI), NC hoặc AI sau đó có chuyển phôi; (iv) đã báo cáo ít nhất một kết quả được quan tâm.
Kết quả chính được quan tâm là cân nặng khi sinh, thời gian mang thai, huyết áp, trao đổi chất, đo lường hành vi và tuổi thọ.
3. Kết quả
3.1. Kết quả tìm kiếm: Thu được 5192 bài báo, trong đó 61 nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí đưa vào sau khi xem xét toàn văn. Trong 61 nghiên cứu đã báo cáo về 5 loài khác nhau (bò, ngựa, chuột, cừu và linh trưởng) được công bố từ năm 1995 đến 2021.
3.2. Cân nặng sau sinh: Có 49 nghiên cứu báo cáo cân nặng khi sinh (bò, n=32; chuột, n=9; cừu, n=5; ngựa, n=1; linh trưởng, n=2)
- Phân tích tổng hợp về cân nặng khi sinh ở bò bao gồm 30 nghiên cứu và cho thấy cân nặng khi sinh ở nhóm IVF và IVM đều cao hơn so với nhóm đối chứng in vivo (IVF: 1 nghiên cứu, 3810 mẫu, chênh lệch trung bình (MD) 0,9 kg, KTC 95% 0,25 đến 1,55; IVM: 29 nghiên cứu, 18240 mẫu, MD 3,2kg, KTC 95% 2,21 đến 4,21). Hai nghiên cứu còn lại về bò không được đưa vào phân tích tổng hợp vì dữ liệu chi tiết không thể trích xuất được. Cả hai đều báo cáo sự khác biệt không đáng kể về cân nặng khi sinh.
- Chín nghiên cứu đã được phân tích tổng hợp về cân nặng khi sinh ở chuột. So với nhóm đối chứng, ICSI cho thấy tăng nhẹ cân nặng khi sinh (1 nghiên cứu, 42 con chuột, MD 0,37kg, KTC 95% 0,29 đến 0,46). Trong khi bằng chứng về sự khác biệt giữa IVF và nhóm đối chứng là không có kết luận (8 nghiên cứu, 689 con chuột, MD 0,12g, KTC 95% 0,03 đến 0,27). Nhóm IVF cho thấy có sự giảm nhẹ hoặc không giảm cân nặng khi sinh so với nhóm in vivo (MD 0,1g, KTC 95% 0,22 đến 0,02). Ngoài ra, 1 nghiên cứu không được đưa vào phân tích vì dữ liệu phương sai không giải thích được.
- Hai nghiên cứu đã báo cáo cân nặng khi sinh ở linh trưởng. Các phân tích tổng hợp không cho thấy sự khác biệt đáng kể về ICSI hoặc IVF so với nhóm đối chứng (2 nghiên cứu, 109 mẫu, MD 10,27 g, KTC 95% 43,61 đến 23,08).
- Năm nghiên cứu đã báo cáo cân nặng khi sinh ở cừu và một nghiên cứu trên ngựa. Bốn nghiên cứu trên cừu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về cân nặng giữa nhóm ART so với nhóm thụ tinh in vivo và một nghiên cứu cho thấy cân nặng của cừu sau khi sinh nặng hơn ở nhóm IVM. Không có sự khác biệt đáng kể về cân nặng khi sinh ở ngựa.
3.3. Thời gian mang thai: Có 27 nghiên cứu được đưa vào phân tích tổng hợp dữ liệu về bò.
- Nhìn chung, phân tích tổng hợp cho thấy không có sự khác biệt về thời gian mang thai ở nhóm IVF so với nhóm đối chứng (1 nghiên cứu, 3810 mẫu, MD 0,20 ngày, KTC 95% 0,47 đến 0,84) và thời gian thai kỳ dài hơn ở nhóm IVM so với nhóm đối chứng.
- Hai nghiên cứu đã báo cáo thời gian mang thai ở linh trưởng, một nghiên cứu trên ngựa, một nghiên cứu chuột và một nghiên cứu khác trên cừu. Phân tích tổng hợp các nghiên cứu trên mô hình linh trưởng cho thấy cả IVF và ICSI đều có thời gian mang thai ngắn hơn một chút so với nhóm AI nhưng không thấy sự khác biệt khi so sánh với nhóm NC. Không có sự khác biệt giữa thời gian mang thai trong các nghiên cứu ở ngựa, chuột hoặc cừu bằng ART.
3.4. Huyết áp: Có 7 nghiên cứu trên chuột
- Trong đó có 4 nghiên cứu báo cáo huyết áp tâm thu/ tâm trương và huyết áp trung bình của con cái ổn định từ 9 đến 52 tuần tuổi. Hai nghiên cứu ghi nhận huyết áp động mạch ở 12 con chuột đực 12-14 tuần tuổi tại một thời điểm cố định cao hơn đáng kể ở những con chuột được thụ thai bằng IVF. Một nghiên cứu đã báo cáo huyết áp ở chuột cái 1,5 tuổi sinh ra từ kỹ thuật IVM cho huyết áp tâm thu cao hơn so với nhóm đối chứng, nhưng không xảy ra ở chuột đực hoặc chuột được thụ thai thông qua IVF hoặc ICSI.
3.5. Trao đổi chất: Không có nghiên cứu nào báo cáo sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm.
3.6. Tuổi thọ: Tuổi thọ của chuột IVF ngắn hơn so với chuột ở nhóm in vivo, nhưng sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê khi chúng được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo. Thời gian sống trung bình lần lượt là 582 ngày (n=42) so với 787 ngày (n=53) ở nhóm ART và in vivo.
3.7. Hành vi: 9 nghiên cứu đánh giá hành vi ở động vật được đưa vào phân tích
- Không có sự khác biệt về sự phát triển nhận thức tổng ở con non giữa các nhóm.
- Không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ học tập giữa nhóm IVF so với nhóm in vivo 6-7 tuần tuổi. Tuy nhiên, trong một phân tích hành vi ở chuột, chuột cái ở nhóm in vivo quá trình tiếp thu tốt hơn so với chuột cái được sinh ra bằng ICSI.
- Không có sự khác biệt về các đặc điểm hành vi của chuột như thời gian đứng, thời gian bú và suy hô hấp ở nhóm IVM so với nhóm in vivo.
Kết luận
Có sự khác biệt đáng chú ý về sinh lý con non được sinh ra bằng phương pháp ART trên động vật.
Việc sử dụng ART trong quần thể người tiếp tục tăng theo số chu kỳ mỗi năm trên toàn cầu. Hiệu quả được cải thiện và khả năng tiếp cận điều trị đã đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, dựa trên bằng chứng trong các nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy trẻ sinh ra bằng ART có thể biểu hiện sự khác biệt về sinh lý so với những trẻ được thụ thai in vivo, cần phải thận trọng khi áp dụng và nghiên cứu khoa học sâu hơn. Đặc biệt là việc ra quyết định rõ ràng hơn về ứng dụng lâm sàng của các công nghệ này.
Nguồn: Kiri H. Beilby, Ezra Kneebone, Tessa J.Roseboom, et al, Offspring physiology following the use of IVM, IVF and ICSI: a systematic review and meta-analysis of animal studies. Vol.29, No.3, pp. 272-290, 2023.
1. Giới thiệu
Việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ sinh sản (artificial reproductive technologies – ART) đã giúp sinh ra hơn 10 triệu trẻ em. Ban đầu, ART được phát triển ở những trường hợp vô sinh do tắc ống dẫn trứng và được mở rộng cho bệnh nhân vô sinh chưa rõ nguyên nhân, độ tuổi và vô sinh do yếu tố nam. Vào năm 1992, kỹ thuật ICSI đã giải quyết được những trường hợp do vô sinh nam nặng. Bên cạnh đó, IVM cũng được sử dụng phổ biến trong lâm sàng mặc dù có những khác biệt về quy trình so với mô hình trên động vật.
Mô hình Nguồn gốc Phát triển Sức khỏe và Bệnh tật (Developmental Origins of Health and Diseases – DOHaD) chỉ ra rằng có những giai đoạn phát triển quan trọng như chuẩn bị thụ thai, quá trình tái biểu sinh khi bị rối loạn sẽ khiến trẻ sau khi trưởng thành mắc các bệnh về tim mạch và chuyển hóa. Những thay đổi trong quá trình chuẩn bị thụ thai còn ảnh hưởng đến sự trưởng thành của giao tử và sự phát triển tiền làm tổ của phôi.
Các nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra rằng trẻ sinh ra bằng ART cho cân nặng sau sinh thấp, huyết áp cao và đường huyết lúc đói cao hơn so với trẻ được thụ thai in vivo. Mặc dù bằng chứng về sự phát triển nhận thức sau khi thực hiện ART còn những hạn chế nhưng theo nhiều báo cáo cho rằng ICSI có thể là một yếu tố quyết định kết quả phát triển của trẻ. Ngoài ra, tỷ lệ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ cũng tăng lên ở trẻ được sinh ra bằng ART.
Những nghiên cứu dịch tễ học về kết quả sau điều trị ART gặp khó khăn, rất khó để xác định được những ảnh hưởng này có phải do ART tác động hay không. Vì không thể phân ngẫu nhiên các cặp vợ chồng vô sinh vào nhóm thụ thai tự nhiên hoặc phân ngẫu nhiên các cặp vợ chồng không vô sinh vào nhóm ART do cân nhắc về mặt đạo đức. Do đó, nghiên cứu trên động vật đóng vai trò quan trọng để nghiên cứu tác động của ART đối với sự phát triển của phôi và sinh lý sau sinh. Ưu điểm của mô hình trên động vật là có thể chủ động sàng lọc những động vật có khả năng sinh sản bình thường, loại bỏ được các yếu tố gây nhiễu. Các quần thể thống nhất về mặt di truyền hơn so với quần thể người.
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá các nghiên cứu trên động vật, đo lường kết quả sinh lý sau thụ tinh ống nghiệm (IVF, IVM hoặc ICSI) so với thụ tinh tự nhiên từ đó cung cấp cái nhìn tổng quan hơn.
2. Phương pháp
Tài liệu được tìm kiếm thông qua PubMed, Embase và Commonwealth Agricultural Bureaux (CAB) từ khi bắt đầu đến 27 tháng 8 năm 2021. Các nghiên cứu phải đáp ứng tất cả các tiêu chí sau: (i) được thực hiện trên mô hình động vật có vú; (ii) bao gồm động vật được thụ thai bằng ART, được thực hiện IVF/ ICSI, có hoặc không có IVM; (iii) bao gồm các động vật được thực hiện theo nhóm đối chứng liên quan đến quy trình thụ tinh trong cơ thể: giao phối (NC), thụ tinh nhân tạo (artificial insemination – AI), NC hoặc AI sau đó có chuyển phôi; (iv) đã báo cáo ít nhất một kết quả được quan tâm.
Kết quả chính được quan tâm là cân nặng khi sinh, thời gian mang thai, huyết áp, trao đổi chất, đo lường hành vi và tuổi thọ.
3. Kết quả
3.1. Kết quả tìm kiếm: Thu được 5192 bài báo, trong đó 61 nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí đưa vào sau khi xem xét toàn văn. Trong 61 nghiên cứu đã báo cáo về 5 loài khác nhau (bò, ngựa, chuột, cừu và linh trưởng) được công bố từ năm 1995 đến 2021.
3.2. Cân nặng sau sinh: Có 49 nghiên cứu báo cáo cân nặng khi sinh (bò, n=32; chuột, n=9; cừu, n=5; ngựa, n=1; linh trưởng, n=2)
- Phân tích tổng hợp về cân nặng khi sinh ở bò bao gồm 30 nghiên cứu và cho thấy cân nặng khi sinh ở nhóm IVF và IVM đều cao hơn so với nhóm đối chứng in vivo (IVF: 1 nghiên cứu, 3810 mẫu, chênh lệch trung bình (MD) 0,9 kg, KTC 95% 0,25 đến 1,55; IVM: 29 nghiên cứu, 18240 mẫu, MD 3,2kg, KTC 95% 2,21 đến 4,21). Hai nghiên cứu còn lại về bò không được đưa vào phân tích tổng hợp vì dữ liệu chi tiết không thể trích xuất được. Cả hai đều báo cáo sự khác biệt không đáng kể về cân nặng khi sinh.
- Chín nghiên cứu đã được phân tích tổng hợp về cân nặng khi sinh ở chuột. So với nhóm đối chứng, ICSI cho thấy tăng nhẹ cân nặng khi sinh (1 nghiên cứu, 42 con chuột, MD 0,37kg, KTC 95% 0,29 đến 0,46). Trong khi bằng chứng về sự khác biệt giữa IVF và nhóm đối chứng là không có kết luận (8 nghiên cứu, 689 con chuột, MD 0,12g, KTC 95% 0,03 đến 0,27). Nhóm IVF cho thấy có sự giảm nhẹ hoặc không giảm cân nặng khi sinh so với nhóm in vivo (MD 0,1g, KTC 95% 0,22 đến 0,02). Ngoài ra, 1 nghiên cứu không được đưa vào phân tích vì dữ liệu phương sai không giải thích được.
- Hai nghiên cứu đã báo cáo cân nặng khi sinh ở linh trưởng. Các phân tích tổng hợp không cho thấy sự khác biệt đáng kể về ICSI hoặc IVF so với nhóm đối chứng (2 nghiên cứu, 109 mẫu, MD 10,27 g, KTC 95% 43,61 đến 23,08).
- Năm nghiên cứu đã báo cáo cân nặng khi sinh ở cừu và một nghiên cứu trên ngựa. Bốn nghiên cứu trên cừu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về cân nặng giữa nhóm ART so với nhóm thụ tinh in vivo và một nghiên cứu cho thấy cân nặng của cừu sau khi sinh nặng hơn ở nhóm IVM. Không có sự khác biệt đáng kể về cân nặng khi sinh ở ngựa.
3.3. Thời gian mang thai: Có 27 nghiên cứu được đưa vào phân tích tổng hợp dữ liệu về bò.
- Nhìn chung, phân tích tổng hợp cho thấy không có sự khác biệt về thời gian mang thai ở nhóm IVF so với nhóm đối chứng (1 nghiên cứu, 3810 mẫu, MD 0,20 ngày, KTC 95% 0,47 đến 0,84) và thời gian thai kỳ dài hơn ở nhóm IVM so với nhóm đối chứng.
- Hai nghiên cứu đã báo cáo thời gian mang thai ở linh trưởng, một nghiên cứu trên ngựa, một nghiên cứu chuột và một nghiên cứu khác trên cừu. Phân tích tổng hợp các nghiên cứu trên mô hình linh trưởng cho thấy cả IVF và ICSI đều có thời gian mang thai ngắn hơn một chút so với nhóm AI nhưng không thấy sự khác biệt khi so sánh với nhóm NC. Không có sự khác biệt giữa thời gian mang thai trong các nghiên cứu ở ngựa, chuột hoặc cừu bằng ART.
3.4. Huyết áp: Có 7 nghiên cứu trên chuột
- Trong đó có 4 nghiên cứu báo cáo huyết áp tâm thu/ tâm trương và huyết áp trung bình của con cái ổn định từ 9 đến 52 tuần tuổi. Hai nghiên cứu ghi nhận huyết áp động mạch ở 12 con chuột đực 12-14 tuần tuổi tại một thời điểm cố định cao hơn đáng kể ở những con chuột được thụ thai bằng IVF. Một nghiên cứu đã báo cáo huyết áp ở chuột cái 1,5 tuổi sinh ra từ kỹ thuật IVM cho huyết áp tâm thu cao hơn so với nhóm đối chứng, nhưng không xảy ra ở chuột đực hoặc chuột được thụ thai thông qua IVF hoặc ICSI.
3.5. Trao đổi chất: Không có nghiên cứu nào báo cáo sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm.
3.6. Tuổi thọ: Tuổi thọ của chuột IVF ngắn hơn so với chuột ở nhóm in vivo, nhưng sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê khi chúng được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo. Thời gian sống trung bình lần lượt là 582 ngày (n=42) so với 787 ngày (n=53) ở nhóm ART và in vivo.
3.7. Hành vi: 9 nghiên cứu đánh giá hành vi ở động vật được đưa vào phân tích
- Không có sự khác biệt về sự phát triển nhận thức tổng ở con non giữa các nhóm.
- Không có sự khác biệt về khả năng ghi nhớ học tập giữa nhóm IVF so với nhóm in vivo 6-7 tuần tuổi. Tuy nhiên, trong một phân tích hành vi ở chuột, chuột cái ở nhóm in vivo quá trình tiếp thu tốt hơn so với chuột cái được sinh ra bằng ICSI.
- Không có sự khác biệt về các đặc điểm hành vi của chuột như thời gian đứng, thời gian bú và suy hô hấp ở nhóm IVM so với nhóm in vivo.
Kết luận
Có sự khác biệt đáng chú ý về sinh lý con non được sinh ra bằng phương pháp ART trên động vật.
Việc sử dụng ART trong quần thể người tiếp tục tăng theo số chu kỳ mỗi năm trên toàn cầu. Hiệu quả được cải thiện và khả năng tiếp cận điều trị đã đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, dựa trên bằng chứng trong các nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy trẻ sinh ra bằng ART có thể biểu hiện sự khác biệt về sinh lý so với những trẻ được thụ thai in vivo, cần phải thận trọng khi áp dụng và nghiên cứu khoa học sâu hơn. Đặc biệt là việc ra quyết định rõ ràng hơn về ứng dụng lâm sàng của các công nghệ này.
Nguồn: Kiri H. Beilby, Ezra Kneebone, Tessa J.Roseboom, et al, Offspring physiology following the use of IVM, IVF and ICSI: a systematic review and meta-analysis of animal studies. Vol.29, No.3, pp. 272-290, 2023.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Bơm tinh tương vào âm đạo sau chọc hút không làm tăng tỷ lệ trẻ sinh sống sau IVF hoặc ICSI: Nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi có nhóm chứng. - Ngày đăng: 12-03-2024
Mối liên quan giữa chuyển phôi và tỷ lệ đa thai/tỷ lệ sinh sống trong các chu kỳ chuyển phôi đông lạnh: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 07-03-2024
Đánh giá kết quả dự trữ tinh trùng ở nhóm bệnh nhân có bệnh lý ác tính - Ngày đăng: 07-03-2024
Độ dày nội mạc tử cung tối ưu trong các chu kỳ chuyển phôi tươi và chuyển phôi trữ thụ tinh trong ống nghiệm: Một phân tích tỷ lệ trẻ sinh sinh sống từ 96.000 chu kỳ chuyển phôi tự thân - Ngày đăng: 07-03-2024
Báo cáo đầu tiên về in 3D sinh học tế bào tinh hoàn người in vitro - Ngày đăng: 05-03-2024
Lạc nội mạc tử cung, chất lượng noãn và phôi - Ngày đăng: 05-03-2024
Phân tích chuyển hóa của exosome cho thấy những thay đổi liên quan đến tuổi tác trong dịch nang buồng trứng - Ngày đăng: 05-03-2024
Mối liên quan giữa thời gian nuôi cấy phôi với nguy cơ trẻ sinh ra lớn so với tuổi thai (LGA) trong chu kỳ chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 05-03-2024
Hệ thống nuôi cấy phôi time-lapse được làm ẩm không cải thiện tỷ lệ thai diễn tiến: Một nghiên cứu hồi cứu áp dụng mô hình điểm xu hướng từ 496 chu kỳ ICSI điều trị lần đầu - Ngày đăng: 02-03-2024
Lệch bội ở noãn phụ nữ lớn tuổi: phân tích các nguyên nhân gây sai lệch trong giảm phân và sự tác động đến phát triển phôi - Ngày đăng: 27-02-2024
Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn của catheter với kết quả thai kỳ sau chuyển phôi - Ngày đăng: 21-02-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK