Tin tức
on Saturday 02-03-2024 10:31pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Liên Mỹ Dinh – Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn
Giới thiệu
Theo một thống kê vào năm 2017 tại Mỹ, gần 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (20–39 tuổi) bị béo phì (body mass index – BMI 30 kg/m2). Phụ nữ béo phì khi mong muốn mang thai sẽ có thời gian thụ thai lâu hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường. Tỷ lệ vô sinh tăng lên thường là do bất thường về rụng trứng, chất lượng noãn, chức năng và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. Khi mang thai, béo phì sẽ tăng nguy cơ sảy thai, rối loạn chức năng tim thai, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và thai lưu.
Hiện nay, có rất ít dẫn chứng liên quan tới tỷ lệ thành công sau PGT-A (preimplantation genetic testing for aneuploidy) mà trong đó có đề cập tới chỉ số BMI của người phụ nữ. Có một số nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng phôi của phụ nữ béo phì và sự liên quan đến giảm tỷ lệ sinh sống; tuy nhiên, những nghiên cứu này bị hạn chế do không kiểm soát mức bội thể của phôi và chủ yếu đánh giá việc chuyển phôi tươi vào ngày thứ 3. Cả hai yếu tố này có thể góp phần vào việc giảm tỷ lệ sinh sống. Các nghiên cứu khác ở bệnh nhân (BN) sử dụng phôi nguyên bội đã chứng minh rằng những phụ nữ thừa cân và béo phì có tỷ lệ sẩy thai tăng và giảm tỷ lệ sinh sống so với nhóm đối chứng có cân nặng bình thường.
Mục đích của bài nghiên cứu này là xác định tác động của béo phì đến kết quả IVF bằng cách sử dụng một đoàn hệ lớn dữ liệu quốc gia. Bài báo đã đánh giá mối liên hệ của việc sinh sống với nhiều chỉ số BMI khác nhau, bao gồm cả các mức cực trị ở cả hai đầu và ở cả chu kỳ noãn tự thân và chu kỳ noãn hiến tặng. Đối tượng của bài nghiên cứu được xác định nghiêm ngặt là chỉ bao gồm các chu kỳ phôi nang đông lạnh – rã đông cho thử nghiệm PGT-A, từ đó, có thể tinh chỉnh mối liên hệ của BMI với kết quả chu kỳ khi tình trạng bội thể của phôi được kiểm soát.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu này bao gồm những BN chuyển phôi nang đông lạnh có nguồn gốc noãn tự thân và noãn hiến tặng đã qua xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) để phát hiện thể lệch bội (PGT-A) và được báo cáo cho cơ sở dữ liệu của Hệ thống báo cáo kết quả lâm sàng của Hiệp hội công nghệ hỗ trợ sinh sản Hoa kỳ (the Society for Assisted Reproductive Technology Clinic Outcome Reporting System – SART CORS) từ năm 2014 đến năm 2017.
Các đặc điểm cơ bản của BN bao gồm tuổi mẹ, chỉ số khối cơ thể (BMI), chủng tộc, loại vô sinh và tình trạng mang thai trước đó đã được đưa vào phân tích. Đối với chu kỳ noãn hiến tặng các đặc điểm trên của người nhận được đưa vào phân tích. Số lượng phôi nang được chuyển trong một lần không được đưa vào đặc điểm phân tích. Trong chu kỳ noãn cho nhận, chỉ phân tích số liệu chỉ số BMI của người nhận mà không lấy chỉ số BMI của người cho. Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được sử dụng để xác định các nhóm BMI như sau: <18,5 kg/m2, nhẹ cân; 18,5–24,9 kg/m2, trọng lượng bình thường; 25–29,9 kg/m2, thừa cân; 30–34,9 kg/m2, béo phì loại I; 35–39,9 kg/m2, béo phì loại II; và ≥ 40 kg/m2, béo phì loại III.
Kết quả
Tổng cộng có 77.018 chu kỳ PGT-A từ 55.888 BN đã được phân tích. Trong số các chu kỳ này, 70.752 sử dụng noãn tự thân và 6.266 là từ noãn hiến tặng. Trong các chu kỳ noãn tự thân, quan sát thấy mối quan hệ phi tuyến tính rõ ràng và có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số BMI và tỷ lệ sinh sống, với tỷ lệ sinh cao nhất được quan sát thấy ở phạm vi BMI là 23–24,99 kg/m2. Khi sử dụng 23–24,99 kg/m2 làm tham chiếu, các phạm vi BMI khác cho thấy xác suất sinh sống và mang thai lâm sàng thấp hơn và tiếp tục giảm khi BMI di chuyển xa hơn khỏi giá trị tham chiếu. Cụ thể là, những BN có chỉ số BMI <18,5 kg/m2 có xác suất sinh con sống thấp hơn 11% và những BN có chỉ số BMI ≥ 40 kg/m2 có xác suất thấp hơn 27% so với giá trị tham khảo. Chu kỳ từ noãn hiến tặng có tỷ lệ sinh sống và mang thai lâm sàng cao hơn ở mức BMI từ 23–24,99 kg/m2, tương tự những BN sử dụng noãn tự thân.
Xét về tuổi mẹ, ở chu kỳ trứng tự thân tỷ lệ sinh sống và mang thai lâm sàng cao hơn ở phụ nữ <35 tuổi và 35–40 tuổi.
Kết luận
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng béo phì có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả IVF bao gồm ít phôi thích hợp để chuyển, giảm tỷ lệ mang thai lâm sàng, tăng nguy cơ sẩy thai và giảm tỷ lệ sinh sống. Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được biết rõ, nhưng tỷ lệ sinh sống giảm sau IVF ở phụ nữ béo phì được cho là do môi trường tử cung bị thay đổi, chất lượng phôi trước làm tổ kém và chất lượng noãn giảm.
Điểm mạnh chính trong nghiên cứu này là quy mô đoàn hệ lớn. Thiết kế nghiên cứu cũng giảm thiểu tác động của các biến số gây nhiễu bằng cách chỉ tập trung vào các chu trình phôi nang rã đông được thử nghiệm PGT-A. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu để tự xác định phạm vi BMI tham chiếu là 23–24,99 kg/m2, thay vì đặt phạm vi BMI ưu tiên theo WHO.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có một vài điểm hạn chế như: giả định rằng tất cả phôi sau PGT-A đều là phôi nguyên bội loại trừ trường hợp có thể là phôi khảm ở mức độ thấp. Ngoài ra, nghiên cứu này không phân biệt liệu các chu kỳ PGT-A này được thực hiện thông qua tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) hay IVF cổ điển.
Tóm lại, phạm vi BMI bình thường (23–24,99 kg/m2) có liên quan đến khả năng mang thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống cao nhất sau khi chuyển phôi nang PGT-A đã đông lạnh – rã đông trong cả chu kỳ phôi tự thân và hiến tặng.
Nguồn: Peterson A, Wu H, Kappy M, Kucherov A, Singh M, Lieman H, Jindal S. Higher live birth rates are associated with a normal body mass index in preimplantation genetic testing for aneuploidy frozen embryo transfer cycles: a Society for Assisted Reproductive Technology Clinic Outcome Reporting System study. Fertil Steril. 2024 Feb;121(2):291-298. doi: 10.1016/j.fertnstert.2023.11.005. Epub 2023 Nov 10. PMID: 37952915.
Giới thiệu
Theo một thống kê vào năm 2017 tại Mỹ, gần 40% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (20–39 tuổi) bị béo phì (body mass index – BMI 30 kg/m2). Phụ nữ béo phì khi mong muốn mang thai sẽ có thời gian thụ thai lâu hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường. Tỷ lệ vô sinh tăng lên thường là do bất thường về rụng trứng, chất lượng noãn, chức năng và khả năng tiếp nhận của nội mạc tử cung. Khi mang thai, béo phì sẽ tăng nguy cơ sảy thai, rối loạn chức năng tim thai, tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật và thai lưu.
Hiện nay, có rất ít dẫn chứng liên quan tới tỷ lệ thành công sau PGT-A (preimplantation genetic testing for aneuploidy) mà trong đó có đề cập tới chỉ số BMI của người phụ nữ. Có một số nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng phôi của phụ nữ béo phì và sự liên quan đến giảm tỷ lệ sinh sống; tuy nhiên, những nghiên cứu này bị hạn chế do không kiểm soát mức bội thể của phôi và chủ yếu đánh giá việc chuyển phôi tươi vào ngày thứ 3. Cả hai yếu tố này có thể góp phần vào việc giảm tỷ lệ sinh sống. Các nghiên cứu khác ở bệnh nhân (BN) sử dụng phôi nguyên bội đã chứng minh rằng những phụ nữ thừa cân và béo phì có tỷ lệ sẩy thai tăng và giảm tỷ lệ sinh sống so với nhóm đối chứng có cân nặng bình thường.
Mục đích của bài nghiên cứu này là xác định tác động của béo phì đến kết quả IVF bằng cách sử dụng một đoàn hệ lớn dữ liệu quốc gia. Bài báo đã đánh giá mối liên hệ của việc sinh sống với nhiều chỉ số BMI khác nhau, bao gồm cả các mức cực trị ở cả hai đầu và ở cả chu kỳ noãn tự thân và chu kỳ noãn hiến tặng. Đối tượng của bài nghiên cứu được xác định nghiêm ngặt là chỉ bao gồm các chu kỳ phôi nang đông lạnh – rã đông cho thử nghiệm PGT-A, từ đó, có thể tinh chỉnh mối liên hệ của BMI với kết quả chu kỳ khi tình trạng bội thể của phôi được kiểm soát.
Vật liệu và phương pháp
Nghiên cứu này bao gồm những BN chuyển phôi nang đông lạnh có nguồn gốc noãn tự thân và noãn hiến tặng đã qua xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) để phát hiện thể lệch bội (PGT-A) và được báo cáo cho cơ sở dữ liệu của Hệ thống báo cáo kết quả lâm sàng của Hiệp hội công nghệ hỗ trợ sinh sản Hoa kỳ (the Society for Assisted Reproductive Technology Clinic Outcome Reporting System – SART CORS) từ năm 2014 đến năm 2017.
Các đặc điểm cơ bản của BN bao gồm tuổi mẹ, chỉ số khối cơ thể (BMI), chủng tộc, loại vô sinh và tình trạng mang thai trước đó đã được đưa vào phân tích. Đối với chu kỳ noãn hiến tặng các đặc điểm trên của người nhận được đưa vào phân tích. Số lượng phôi nang được chuyển trong một lần không được đưa vào đặc điểm phân tích. Trong chu kỳ noãn cho nhận, chỉ phân tích số liệu chỉ số BMI của người nhận mà không lấy chỉ số BMI của người cho. Hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được sử dụng để xác định các nhóm BMI như sau: <18,5 kg/m2, nhẹ cân; 18,5–24,9 kg/m2, trọng lượng bình thường; 25–29,9 kg/m2, thừa cân; 30–34,9 kg/m2, béo phì loại I; 35–39,9 kg/m2, béo phì loại II; và ≥ 40 kg/m2, béo phì loại III.
Kết quả
Tổng cộng có 77.018 chu kỳ PGT-A từ 55.888 BN đã được phân tích. Trong số các chu kỳ này, 70.752 sử dụng noãn tự thân và 6.266 là từ noãn hiến tặng. Trong các chu kỳ noãn tự thân, quan sát thấy mối quan hệ phi tuyến tính rõ ràng và có ý nghĩa thống kê giữa chỉ số BMI và tỷ lệ sinh sống, với tỷ lệ sinh cao nhất được quan sát thấy ở phạm vi BMI là 23–24,99 kg/m2. Khi sử dụng 23–24,99 kg/m2 làm tham chiếu, các phạm vi BMI khác cho thấy xác suất sinh sống và mang thai lâm sàng thấp hơn và tiếp tục giảm khi BMI di chuyển xa hơn khỏi giá trị tham chiếu. Cụ thể là, những BN có chỉ số BMI <18,5 kg/m2 có xác suất sinh con sống thấp hơn 11% và những BN có chỉ số BMI ≥ 40 kg/m2 có xác suất thấp hơn 27% so với giá trị tham khảo. Chu kỳ từ noãn hiến tặng có tỷ lệ sinh sống và mang thai lâm sàng cao hơn ở mức BMI từ 23–24,99 kg/m2, tương tự những BN sử dụng noãn tự thân.
Xét về tuổi mẹ, ở chu kỳ trứng tự thân tỷ lệ sinh sống và mang thai lâm sàng cao hơn ở phụ nữ <35 tuổi và 35–40 tuổi.
Kết luận
Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng béo phì có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả IVF bao gồm ít phôi thích hợp để chuyển, giảm tỷ lệ mang thai lâm sàng, tăng nguy cơ sẩy thai và giảm tỷ lệ sinh sống. Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được biết rõ, nhưng tỷ lệ sinh sống giảm sau IVF ở phụ nữ béo phì được cho là do môi trường tử cung bị thay đổi, chất lượng phôi trước làm tổ kém và chất lượng noãn giảm.
Điểm mạnh chính trong nghiên cứu này là quy mô đoàn hệ lớn. Thiết kế nghiên cứu cũng giảm thiểu tác động của các biến số gây nhiễu bằng cách chỉ tập trung vào các chu trình phôi nang rã đông được thử nghiệm PGT-A. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu để tự xác định phạm vi BMI tham chiếu là 23–24,99 kg/m2, thay vì đặt phạm vi BMI ưu tiên theo WHO.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng có một vài điểm hạn chế như: giả định rằng tất cả phôi sau PGT-A đều là phôi nguyên bội loại trừ trường hợp có thể là phôi khảm ở mức độ thấp. Ngoài ra, nghiên cứu này không phân biệt liệu các chu kỳ PGT-A này được thực hiện thông qua tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) hay IVF cổ điển.
Tóm lại, phạm vi BMI bình thường (23–24,99 kg/m2) có liên quan đến khả năng mang thai lâm sàng và tỉ lệ trẻ sinh sống cao nhất sau khi chuyển phôi nang PGT-A đã đông lạnh – rã đông trong cả chu kỳ phôi tự thân và hiến tặng.
Nguồn: Peterson A, Wu H, Kappy M, Kucherov A, Singh M, Lieman H, Jindal S. Higher live birth rates are associated with a normal body mass index in preimplantation genetic testing for aneuploidy frozen embryo transfer cycles: a Society for Assisted Reproductive Technology Clinic Outcome Reporting System study. Fertil Steril. 2024 Feb;121(2):291-298. doi: 10.1016/j.fertnstert.2023.11.005. Epub 2023 Nov 10. PMID: 37952915.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Lệch bội ở noãn phụ nữ lớn tuổi: phân tích các nguyên nhân gây sai lệch trong giảm phân và sự tác động đến phát triển phôi - Ngày đăng: 27-02-2024
Mối liên quan giữa tình trạng nhiễm khuẩn của catheter với kết quả thai kỳ sau chuyển phôi - Ngày đăng: 21-02-2024
Lạc nội mạc tử cung chẩn đoán dưới siêu âm có liên quan đến tỉ lệ trẻ sinh sống thấp ở phụ nữ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm lần đầu tiên - Ngày đăng: 21-02-2024
Đánh giá mối quan hệ giữa đột biến dòng mầm và dị tật tim bẩm sinh ở trẻ em sinh ra từ công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 20-02-2024
Chất lượng không khí không tốt thứ phát sau cháy rừng liên quan đến tỉ lệ tạo phôi nang thấp - Ngày đăng: 20-02-2024
Nghiên cứu so sánh kết quả thai của hai phương pháp chọn lọc tinh trùng trong nhóm bệnh nhân không chọn lọc thực hiện IVF-ICSI - Ngày đăng: 01-02-2024
Ảnh hưởng của nhiễm HBV ở nam giới đến chất lượng tinh trùng, sự phát triển của phôi và kết quả hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 28-01-2024
Tình hình sử dụng noãn trữ lạnh ở bệnh nhân đáp ứng buồng trứng kém sau khi trữ noãn chủ động - Ngày đăng: 28-01-2024
Béo phì, mang song thai và vai trò của công nghệ hỗ trợ sinh sản - Ngày đăng: 28-01-2024
Nội mạc tử cung dày liên quan đến rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở những chu kỳ chuyển phôi đông lạnh nhân tạo: một phân tích hồi cứu trên 2.275 ca sinh đơn - Ngày đăng: 27-01-2024
Thời điểm thực hiện ICSI dựa trên trạng thái của thoi vô sắc - Ngày đăng: 27-01-2024
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK