Tin tức
on Saturday 27-01-2024 9:17pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Việc sử dụng rộng rãi công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) đã dẫn lên mối lo ngại về sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh. Vấn đề cải thiện kết quả chu sinh của bệnh nhân trở thành trọng tâm quan trọng trong lĩnh vực y học sinh sản. Tuy nhiên, mang thai nhờ vào ART có nguy cơ biến chứng cao hơn, bao gồm sẩy thai và sinh non so với mang thai tự nhiên. Việc xác định các yếu tố nguy cơ góp phần gây ra kết quả bất lợi chu sinh sau điều trị ART vẫn là một thách thức đang diễn ra. Một trong số các yếu tố quan trọng nhất là quá kích buồng trứng, đa thai và chiến lược chuyển phôi.
Trong những năm gần đây, những tiến bộ công nghệ trong bảo quản lạnh đã cho phép việc chuyển phôi đông lạnh- rã đông (frozen-thawed embryo transfer – FET) được thực hiện rộng rãi. Chiến lược trữ phôi toàn bộ đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc cải thiện tỉ lệ mang thai tích lũy ở những bệnh nhân có nhiều phôi, có nguy cơ cao mắc hội chứng quá kích buồng trứng hoặc được chỉ định xét nghiệm di truyền tiền làm tổ. Chu kỳ tự nhiên và chu kỳ nhân tạo là 2 phác đồ chính để chuẩn bị nội mạc tử cung trong FET. Để tối ưu hóa các điều kiện làm tổ cho phôi, phác đồ nhân tạo thường được sử dụng để đồng bộ hóa sự phát triển nội mạc tử cung với thời điểm chuyển phôi.
Việc đánh giá độ dày nội mạc tử cung (endometrial thickness – EMT) có thể được tiến hành một cách thuận tiện bằng siêu âm qua âm đạo, cho phép lên kế hoạch chuyển phôi sau khi nội mạc tử cung đạt được độ dày phù hợp, thường là trên 7 mm. Do đó, EMT đóng vai trò là một chỉ số nổi bật về khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung trong quá trình chuyển phôi. EMT mỏng có liên quan đến tỉ lệ mang thai thấp hơn ở cả chu kỳ chuyển phôi tươi và FET. Tuy nhiên, vai trò tiềm năng của EMT đối với kết quả chu sinh sau chuyển phôi vẫn chưa rõ ràng. Một báo cáo đã cho thấy cân nặng khi sinh thấp hơn ở 6.181 trẻ sinh đơn do chu kỳ FET có nội mạc tử cung mỏng. Một nghiên cứu khác đã xác định EMT tăng cao là yếu tố nguy cơ đối với nhau tiền đạo ở 4.537 ca sinh đơn sau khi chuyển phôi, bao gồm 355 ca xảy ra trong các chu kỳ FET sử dụng phác đồ nhân tạo. Sự không nhất quán trong những phát hiện này có thể là do tính chất hồi cứu của nghiên cứu và việc không giải thích được các yếu tố gây nhiễu quan trọng.
Mục tiêu của nghiên cứu này là thực hiện phân tích đoàn hệ hồi cứu với các tiêu chí thu nhận nghiêm ngặt để điều tra mối liên quan giữa EMT và kết quả chu sinh bất lợi ở những phụ nữ trải qua chu kỳ FET với phác đồ nhân tạo. Nhóm tác giả đã đưa ra giả thuyết rằng EMT có thể liên quan đến sự phát triển bất thường của nhau thai, dẫn đến các biến chứng liên quan đến nhau thai như rối loạn tăng huyết áp thai kỳ. Mối tương quan này có thể làm nổi bật tầm quan trọng của việc theo dõi EMT trong quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung và sắp xếp thời gian chuyển phôi một cách chiến lược.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại Trung tâm y tế sinh sản của trường đại học. Nghiên cứu bao gồm các ca sinh sống đơn từ các chu kỳ FET với phát đồ nhân tạo diễn ra từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2022 (N = 2.275 chu kỳ). EMT được đo vào ngày bắt đầu sử dụng progesterone. Chu kỳ FET với EMT <7 mm đã bị loại khỏi nghiên cứu. Tất cả các đối tượng nghiên cứu được chia thành 4 nhóm: nhóm I (EMT ≤ 8 mm, n = 193), nhóm II (EMT=8,1–10 mm, n = 1.261), nhóm III (EMT=10,1–12 mm, n = 615) và nhóm IV (EMT >12 mm, n = 206). Phân tích hồi quy logistic đã được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa EMT và kết quả chu sinh. Nhóm II (EMT = 8,1–10 mm) được dùng làm nhóm tham chiếu. Kết cục chính của nghiên cứu là rối loạn tăng huyết áp khi mang thai (hypertensive disorders of pregnancy – HDP). Kết cục phụ bao gồm đái tháo đường thai kỳ, mổ lấy thai, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm, cân nặng khi sinh, sinh non, nhẹ cân, thai to, nhỏ so với tuổi thai, lớn so với tuổi thai và tử vong ở trẻ.
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Tóm lại, nghiên cứu này đã chứng minh mối tương quan đáng chú ý giữa EMT và kết quả chu sinh bất lợi trong các chu kỳ FET sử dụng phát đồ nhân tạo. Cụ thể, nội mạc tử cung dày (EMT>12 mm) có liên quan đến nguy cơ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, trong khi EMT tối ưu để giảm nguy cơ trên là khoảng 9–10 mm. Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi EMT trong quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung để tối ưu hóa kết quả sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh.
Nguồn: Meng, Y., Chen, H., Zhang, X., Lin, X., Ou, J., & Xing, W. (2024). Thick endometrium is associated with hypertensive disorders of pregnancy in programmed frozen-thawed embryo transfers: a retrospective analysis of 2,275 singleton deliveries. Fertility and Sterility, 121(1), 36-45.
Giới thiệu chung
Việc sử dụng rộng rãi công nghệ hỗ trợ sinh sản (assisted reproductive technology – ART) đã dẫn lên mối lo ngại về sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh. Vấn đề cải thiện kết quả chu sinh của bệnh nhân trở thành trọng tâm quan trọng trong lĩnh vực y học sinh sản. Tuy nhiên, mang thai nhờ vào ART có nguy cơ biến chứng cao hơn, bao gồm sẩy thai và sinh non so với mang thai tự nhiên. Việc xác định các yếu tố nguy cơ góp phần gây ra kết quả bất lợi chu sinh sau điều trị ART vẫn là một thách thức đang diễn ra. Một trong số các yếu tố quan trọng nhất là quá kích buồng trứng, đa thai và chiến lược chuyển phôi.
Trong những năm gần đây, những tiến bộ công nghệ trong bảo quản lạnh đã cho phép việc chuyển phôi đông lạnh- rã đông (frozen-thawed embryo transfer – FET) được thực hiện rộng rãi. Chiến lược trữ phôi toàn bộ đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong việc cải thiện tỉ lệ mang thai tích lũy ở những bệnh nhân có nhiều phôi, có nguy cơ cao mắc hội chứng quá kích buồng trứng hoặc được chỉ định xét nghiệm di truyền tiền làm tổ. Chu kỳ tự nhiên và chu kỳ nhân tạo là 2 phác đồ chính để chuẩn bị nội mạc tử cung trong FET. Để tối ưu hóa các điều kiện làm tổ cho phôi, phác đồ nhân tạo thường được sử dụng để đồng bộ hóa sự phát triển nội mạc tử cung với thời điểm chuyển phôi.
Việc đánh giá độ dày nội mạc tử cung (endometrial thickness – EMT) có thể được tiến hành một cách thuận tiện bằng siêu âm qua âm đạo, cho phép lên kế hoạch chuyển phôi sau khi nội mạc tử cung đạt được độ dày phù hợp, thường là trên 7 mm. Do đó, EMT đóng vai trò là một chỉ số nổi bật về khả năng tiếp nhận nội mạc tử cung trong quá trình chuyển phôi. EMT mỏng có liên quan đến tỉ lệ mang thai thấp hơn ở cả chu kỳ chuyển phôi tươi và FET. Tuy nhiên, vai trò tiềm năng của EMT đối với kết quả chu sinh sau chuyển phôi vẫn chưa rõ ràng. Một báo cáo đã cho thấy cân nặng khi sinh thấp hơn ở 6.181 trẻ sinh đơn do chu kỳ FET có nội mạc tử cung mỏng. Một nghiên cứu khác đã xác định EMT tăng cao là yếu tố nguy cơ đối với nhau tiền đạo ở 4.537 ca sinh đơn sau khi chuyển phôi, bao gồm 355 ca xảy ra trong các chu kỳ FET sử dụng phác đồ nhân tạo. Sự không nhất quán trong những phát hiện này có thể là do tính chất hồi cứu của nghiên cứu và việc không giải thích được các yếu tố gây nhiễu quan trọng.
Mục tiêu của nghiên cứu này là thực hiện phân tích đoàn hệ hồi cứu với các tiêu chí thu nhận nghiêm ngặt để điều tra mối liên quan giữa EMT và kết quả chu sinh bất lợi ở những phụ nữ trải qua chu kỳ FET với phác đồ nhân tạo. Nhóm tác giả đã đưa ra giả thuyết rằng EMT có thể liên quan đến sự phát triển bất thường của nhau thai, dẫn đến các biến chứng liên quan đến nhau thai như rối loạn tăng huyết áp thai kỳ. Mối tương quan này có thể làm nổi bật tầm quan trọng của việc theo dõi EMT trong quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung và sắp xếp thời gian chuyển phôi một cách chiến lược.
Phương pháp nghiên cứu
Đây là nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu được thực hiện tại Trung tâm y tế sinh sản của trường đại học. Nghiên cứu bao gồm các ca sinh sống đơn từ các chu kỳ FET với phát đồ nhân tạo diễn ra từ tháng 1/2017 đến tháng 4/2022 (N = 2.275 chu kỳ). EMT được đo vào ngày bắt đầu sử dụng progesterone. Chu kỳ FET với EMT <7 mm đã bị loại khỏi nghiên cứu. Tất cả các đối tượng nghiên cứu được chia thành 4 nhóm: nhóm I (EMT ≤ 8 mm, n = 193), nhóm II (EMT=8,1–10 mm, n = 1.261), nhóm III (EMT=10,1–12 mm, n = 615) và nhóm IV (EMT >12 mm, n = 206). Phân tích hồi quy logistic đã được sử dụng để nghiên cứu mối quan hệ giữa EMT và kết quả chu sinh. Nhóm II (EMT = 8,1–10 mm) được dùng làm nhóm tham chiếu. Kết cục chính của nghiên cứu là rối loạn tăng huyết áp khi mang thai (hypertensive disorders of pregnancy – HDP). Kết cục phụ bao gồm đái tháo đường thai kỳ, mổ lấy thai, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm, cân nặng khi sinh, sinh non, nhẹ cân, thai to, nhỏ so với tuổi thai, lớn so với tuổi thai và tử vong ở trẻ.
Kết quả nghiên cứu
- Tỉ lệ mắc HDP tăng đáng kể ở nhóm IV khi so sánh với các nhóm khác (lần lượt là 5,7% so với 4,1% so với 5,7% so với 9,7% đối với nhóm I–IV). Ngoài ra, nhóm I có tỉ lệ sinh mổ cao hơn, trong khi cả nhóm I và nhóm IV đều có tỉ lệ nhau thai tiền đạo cao hơn.
- Sau khi điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu, bệnh nhân ở nhóm IV có nguy cơ mắc HDP tăng đáng kể (aOR 2,03; KTC 95%, 1,13–3,67) so với bệnh nhân trong nhóm tham chiếu.
- So với phụ nữ có EMT 9,5 mm, không có thay đổi đáng kể về nguy cơ HDP ở phụ nữ có EMT từ 7 đến 11 mm, với aOR 1,37 (KTC 95%, 0,41–4,52), 1,34 (KTC 95%, 0,73–2,47), 1,13 (KTC 95%, 0,79–1,62), 1,04 (KTC 95%, 0,87–1,25) và 1,46 (KTC 95%, 0,81–2,65), tương ứng. Tuy nhiên, nguy cơ mắc HDP cao hơn đáng kể ở những phụ nữ mắc có EMT từ 12 đến 15 mm, với aOR 1,86 (KTC 95%, 1,03–3,35), 2,33 (KTC 95%, 1,32–4,12), 2,92 (KTC 95%, 1,52–5,60) và 3,62 (KTC 95%, 1,63–8,04), tương ứng.
Kết luận
Tóm lại, nghiên cứu này đã chứng minh mối tương quan đáng chú ý giữa EMT và kết quả chu sinh bất lợi trong các chu kỳ FET sử dụng phát đồ nhân tạo. Cụ thể, nội mạc tử cung dày (EMT>12 mm) có liên quan đến nguy cơ rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, trong khi EMT tối ưu để giảm nguy cơ trên là khoảng 9–10 mm. Những kết quả này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo dõi EMT trong quá trình chuẩn bị nội mạc tử cung để tối ưu hóa kết quả sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh.
Nguồn: Meng, Y., Chen, H., Zhang, X., Lin, X., Ou, J., & Xing, W. (2024). Thick endometrium is associated with hypertensive disorders of pregnancy in programmed frozen-thawed embryo transfers: a retrospective analysis of 2,275 singleton deliveries. Fertility and Sterility, 121(1), 36-45.
Từ khóa: Độ dày nội mạc tử cung, rối loạn tăng huyết áp thai kỳ, chu kỳ chuyển phôi trữ, phát đồ nhân tạo.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Thời điểm thực hiện ICSI dựa trên trạng thái của thoi vô sắc - Ngày đăng: 27-01-2024
Tác dụng sinh học và lâm sàng của việc bổ sung vitamin tổng hợp gốc resveratrol đối với chu kì tiêm tinh trùng vào bào tương noãn: Một thử nghiệm ngẫu nhiên, có nhóm chứng - Ngày đăng: 15-01-2024
Hình thái phôi và tỷ lệ trẻ sinh sống ở Mỹ - Ngày đăng: 15-01-2024
Sinh thiết lại phôi nang không nguyên bội và phân tích PGT-A các phôi này trên 2 nền tảng khác nhau - Ngày đăng: 09-01-2024
Kết quả thai sau chuyển phôi đông lạnh so với chuyển phôi tươi ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 03-01-2024
Nhiều thao tác trên phôi trong các chu kỳ PGT-A có thể dẫn đến kết quả lâm sàng kém hơn - Ngày đăng: 03-01-2024
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội (PGT-A) ở nhóm bệnh nhân ít phôi: lợi hay hại? - Ngày đăng: 03-01-2024
Xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ không xâm lấn (niPGT-A) cho tỷ lệ thất bại khuyếch đại DNA cao và mối tương quan kém với kết quả sinh thiết tế bào lá nuôi phôi - Ngày đăng: 02-01-2024
Ảnh hưởng của hình thái, tốc độ phát triển phôi nang đến tỷ lệ nguyên bội và tỷ lệ trẻ sinh sống sau PGT-A ở các chu kỳ chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 02-01-2024
Quan điểm hiện đại về đông lạnh noãn xã hội - Ngày đăng: 31-12-2023
Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp: kết cục lâm sàng của những trường hợp thất bại liên tiếp được thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 31-12-2023
Ảnh hưởng của các yếu tố viêm đến kết quả IVF/ICSI ở bệnh nhân PCOS có BMI khác nhau - Ngày đăng: 31-12-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, Chủ Nhật ngày 12 . 01 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
Y học sinh sản tập 57, Qúy I/2021 - Thai lạc chỗ
FACEBOOK