Tin tức
on Wednesday 03-01-2024 9:59pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phan Thanh Chi - IVFMD Tân Bình
Lạc nội mạc tử cung (Adenomyosis) là bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh thường được mô tả là tình trạng lành tính của mô nội mạc tử cung, liên quan đến sự xâm nhập của tuyến và mô đệm vào nội mạc tử cung. Các biểu hiện lâm sàng khác nhau được biết đến như 40–60% bệnh nhân bị cường kinh, 15–30% bệnh nhân bị thống kinh và 30% bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng. Lạc nội mạc tử cung có thể được chẩn đoán qua siêu âm ngả âm đạo thấy tử cung tăng kích thước hoặc qua các dấu hiệu khác như phản âm không đồng nhất và lệch đường giữa nội mạc tử cung. Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung phải đối mặt với nguy cơ vô sinh và khả năng sinh sản thấp. Thật vậy, tỷ lệ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ vô sinh dưới 40 tuổi đã được báo cáo là khoảng 22%, trong khi đó tỷ lệ này chiếm khoảng 24,4% ở nhóm phụ nữ vô sinh từ 40 tuổi trở lên.
Nhiều cơ chế khác nhau đã được đề xuất để giải thích tác động tiêu cực tiềm ẩn của bệnh lạc nội mạc tử cung đối với khả năng sinh sản. Một trong số các giải thích được kể đến là sự xâm lấn của các tuyến nội mạc tử cung và mô đệm dẫn đến cấu trúc tử cung bất thường, gây rối loạn nhu động tử cung, bao gồm thay đổi chức năng nội mạc tử cung và khả năng thụ thai, do đó làm giảm khả năng làm tổ của phôi. Với những bất thường trong tử cung và biến dạng giải phẫu của lòng tử cung, phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung được phát hiện có tỷ lệ mang thai lâm sàng thấp hơn và tỷ lệ sẩy thai cao hơn. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung có thể gây ra tình trạng viêm nội mạc tử cung và dẫn đến những biến đổi mô học có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình rụng trứng bất thường và có khả năng gây khiếm khuyết cho nhau thai.
Những năm gần đây, đã có nhiều cuộc thảo luận về chiến lược đông lạnh phôi toàn bộ, bao gồm việc đông lạnh tất cả phôi, sau đó rã đông và chuyển phôi vào các chu kỳ thích hợp tiếp theo. Bằng cách áp dụng chiến lược này, có thể tránh được những nguy cơ tiềm ẩn của việc kích thích buồng trứng lên nội mạc tử cung và khả năng thu được kết quả tốt hơn. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào làm sáng tỏ liệu chiến lược đông lạnh toàn bộ phôi có mang lại lợi ích trong việc cải thiện kết quả thai kỳ ở bệnh nhân mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hay không. Vậy nên, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá liệu chiến lược đông lạnh phôi toàn bộ có liên quan đến những cải thiện về kết quả của công nghệ hỗ trợ sinh sản so với chuyển phôi tươi trong thụ tinh trong ống nghiệm hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương trứng hay không, cũng như xác định các chiến lược điều trị để cải thiện khả năng sinh sản ở bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung.
Nghiên cứu hồi cứu này được thực hiện tại Khoa Y học Sinh sản Người, Bệnh viện Sản phụ khoa Bắc Kinh, Đại học Y Capital, Bắc Kinh. Dữ liệu được phân tích từ 189 phụ nữ vô sinh bị lạc nội mạc tử cung đã trải qua IVF hoặc ICSI từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2021. Các tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu này bao gồm: (1) được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc tử cung bằng siêu âm; (2) được lên lịch chuyển phôi tươi hoặc đông lạnh tất cả phôi trong cả chu kỳ IVF và ICSI; và (3) có dữ liệu theo dõi cho đến cuối thai kỳ. Các tiêu chí loại trừ bao gồm: (1) bệnh nhân đông lạnh phôi toàn bộ nhưng chưa chuyển hoặc không có phôi có thể chuyển được; (2) có bệnh lý khác của tử cung, bao gồm polyp nội mạc tử cung hoặc u xơ cơ dưới niêm mạc, dị tật tử cung (tử cung 1 sừng, 2 sừng hoặc có vách ngăn) và dính buồng tử cung, được xác định bằng siêu âm hoặc nội soi buồng tử cung; (3) mất dấu theo dõi; (4) bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS); và (5) bệnh nhân có tiền sử ung thư. Cuối cùng, 189 chu kỳ được chia thành hai nhóm: nhóm chuyển phôi tươi (n = 91) và nhóm chuyển phôi đông lạnh toàn bộ (n = 98).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuyển phôi đông lạnh toàn bộ có liên quan đến tỷ lệ vỡ ối sớm (PROM) thấp hơn so với chuyển phôi tươi (1,0% so với 6,6%, p = 0,042; điều chỉnh OR 0,17 (0,01–2,50), p = 0,194 ). Thêm vào đó, chuyển phôi đông lạnh cũng có nguy cơ sinh nhẹ cân thấp hơn so với chuyển phôi tươi (1,1% so với 7,0%, p = 0,049; điều chỉnh OR 0,54 (0,04–7,47), p = 0,642). Ngoài ra, có xu hướng không đáng kể về tỷ lệ sẩy thai thấp hơn trong chuyển phôi đông lạnh toàn bộ (8,9% so với 11,6%; p = 0,549). Tỷ lệ sinh sống tương đương nhau ở hai nhóm (19,1% so với 27,1%; p = 0,212).
Tóm lại, lợi ích của chiến lược đông lạnh phôi toàn bộ vẫn còn đang tranh cãi. Kết quả mang thai ở những phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung không cải thiện khi so sánh với các chu kỳ chuyển phôi tươi sau IVF/ICSI. Không những vậy, chiến lược đông lạnh phôi toàn bộ có thể yêu cầu thêm nhiều thao tác với phôi, tăng chi phí điều trị, tăng thời gian sinh con cho bệnh nhân cũng như tăng khối lượng công việc của bác sĩ lâm sàng. Dữ liệu hiện tại khuyến cáo chiến lược đông lạnh toàn bộ nên được cá nhân hóa phù hợp với thuốc chính xác cho bệnh nhân mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu tiến cứu quy mô lớn hơn nữa để xác nhận kết quả này.
Nguồn: Zhang Q, Chen Q, Li T, Jia Z, Bu X, Liu Y, Wang S, Liu Y. Pregnancy Outcomes of Freeze-All versus Fresh Embryo Transfer in Women with Adenomyosis: A Retrospective Study. J Clin Med. 2023 Feb 21;12(5):1740. doi: 10.3390/jcm12051740. PMID: 36902527; PMCID: PMC10002600.
Lạc nội mạc tử cung (Adenomyosis) là bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh thường được mô tả là tình trạng lành tính của mô nội mạc tử cung, liên quan đến sự xâm nhập của tuyến và mô đệm vào nội mạc tử cung. Các biểu hiện lâm sàng khác nhau được biết đến như 40–60% bệnh nhân bị cường kinh, 15–30% bệnh nhân bị thống kinh và 30% bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng. Lạc nội mạc tử cung có thể được chẩn đoán qua siêu âm ngả âm đạo thấy tử cung tăng kích thước hoặc qua các dấu hiệu khác như phản âm không đồng nhất và lệch đường giữa nội mạc tử cung. Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung phải đối mặt với nguy cơ vô sinh và khả năng sinh sản thấp. Thật vậy, tỷ lệ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ vô sinh dưới 40 tuổi đã được báo cáo là khoảng 22%, trong khi đó tỷ lệ này chiếm khoảng 24,4% ở nhóm phụ nữ vô sinh từ 40 tuổi trở lên.
Nhiều cơ chế khác nhau đã được đề xuất để giải thích tác động tiêu cực tiềm ẩn của bệnh lạc nội mạc tử cung đối với khả năng sinh sản. Một trong số các giải thích được kể đến là sự xâm lấn của các tuyến nội mạc tử cung và mô đệm dẫn đến cấu trúc tử cung bất thường, gây rối loạn nhu động tử cung, bao gồm thay đổi chức năng nội mạc tử cung và khả năng thụ thai, do đó làm giảm khả năng làm tổ của phôi. Với những bất thường trong tử cung và biến dạng giải phẫu của lòng tử cung, phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung được phát hiện có tỷ lệ mang thai lâm sàng thấp hơn và tỷ lệ sẩy thai cao hơn. Ngoài ra, lạc nội mạc tử cung có thể gây ra tình trạng viêm nội mạc tử cung và dẫn đến những biến đổi mô học có thể tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình rụng trứng bất thường và có khả năng gây khiếm khuyết cho nhau thai.
Những năm gần đây, đã có nhiều cuộc thảo luận về chiến lược đông lạnh phôi toàn bộ, bao gồm việc đông lạnh tất cả phôi, sau đó rã đông và chuyển phôi vào các chu kỳ thích hợp tiếp theo. Bằng cách áp dụng chiến lược này, có thể tránh được những nguy cơ tiềm ẩn của việc kích thích buồng trứng lên nội mạc tử cung và khả năng thu được kết quả tốt hơn. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào làm sáng tỏ liệu chiến lược đông lạnh toàn bộ phôi có mang lại lợi ích trong việc cải thiện kết quả thai kỳ ở bệnh nhân mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hay không. Vậy nên, mục đích của nghiên cứu này là đánh giá liệu chiến lược đông lạnh phôi toàn bộ có liên quan đến những cải thiện về kết quả của công nghệ hỗ trợ sinh sản so với chuyển phôi tươi trong thụ tinh trong ống nghiệm hoặc tiêm tinh trùng vào bào tương trứng hay không, cũng như xác định các chiến lược điều trị để cải thiện khả năng sinh sản ở bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung.
Nghiên cứu hồi cứu này được thực hiện tại Khoa Y học Sinh sản Người, Bệnh viện Sản phụ khoa Bắc Kinh, Đại học Y Capital, Bắc Kinh. Dữ liệu được phân tích từ 189 phụ nữ vô sinh bị lạc nội mạc tử cung đã trải qua IVF hoặc ICSI từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2021. Các tiêu chuẩn tham gia vào nghiên cứu này bao gồm: (1) được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc tử cung bằng siêu âm; (2) được lên lịch chuyển phôi tươi hoặc đông lạnh tất cả phôi trong cả chu kỳ IVF và ICSI; và (3) có dữ liệu theo dõi cho đến cuối thai kỳ. Các tiêu chí loại trừ bao gồm: (1) bệnh nhân đông lạnh phôi toàn bộ nhưng chưa chuyển hoặc không có phôi có thể chuyển được; (2) có bệnh lý khác của tử cung, bao gồm polyp nội mạc tử cung hoặc u xơ cơ dưới niêm mạc, dị tật tử cung (tử cung 1 sừng, 2 sừng hoặc có vách ngăn) và dính buồng tử cung, được xác định bằng siêu âm hoặc nội soi buồng tử cung; (3) mất dấu theo dõi; (4) bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS); và (5) bệnh nhân có tiền sử ung thư. Cuối cùng, 189 chu kỳ được chia thành hai nhóm: nhóm chuyển phôi tươi (n = 91) và nhóm chuyển phôi đông lạnh toàn bộ (n = 98).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chuyển phôi đông lạnh toàn bộ có liên quan đến tỷ lệ vỡ ối sớm (PROM) thấp hơn so với chuyển phôi tươi (1,0% so với 6,6%, p = 0,042; điều chỉnh OR 0,17 (0,01–2,50), p = 0,194 ). Thêm vào đó, chuyển phôi đông lạnh cũng có nguy cơ sinh nhẹ cân thấp hơn so với chuyển phôi tươi (1,1% so với 7,0%, p = 0,049; điều chỉnh OR 0,54 (0,04–7,47), p = 0,642). Ngoài ra, có xu hướng không đáng kể về tỷ lệ sẩy thai thấp hơn trong chuyển phôi đông lạnh toàn bộ (8,9% so với 11,6%; p = 0,549). Tỷ lệ sinh sống tương đương nhau ở hai nhóm (19,1% so với 27,1%; p = 0,212).
Tóm lại, lợi ích của chiến lược đông lạnh phôi toàn bộ vẫn còn đang tranh cãi. Kết quả mang thai ở những phụ nữ mắc bệnh lạc nội mạc tử cung không cải thiện khi so sánh với các chu kỳ chuyển phôi tươi sau IVF/ICSI. Không những vậy, chiến lược đông lạnh phôi toàn bộ có thể yêu cầu thêm nhiều thao tác với phôi, tăng chi phí điều trị, tăng thời gian sinh con cho bệnh nhân cũng như tăng khối lượng công việc của bác sĩ lâm sàng. Dữ liệu hiện tại khuyến cáo chiến lược đông lạnh toàn bộ nên được cá nhân hóa phù hợp với thuốc chính xác cho bệnh nhân mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu tiến cứu quy mô lớn hơn nữa để xác nhận kết quả này.
Nguồn: Zhang Q, Chen Q, Li T, Jia Z, Bu X, Liu Y, Wang S, Liu Y. Pregnancy Outcomes of Freeze-All versus Fresh Embryo Transfer in Women with Adenomyosis: A Retrospective Study. J Clin Med. 2023 Feb 21;12(5):1740. doi: 10.3390/jcm12051740. PMID: 36902527; PMCID: PMC10002600.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Nhiều thao tác trên phôi trong các chu kỳ PGT-A có thể dẫn đến kết quả lâm sàng kém hơn - Ngày đăng: 03-01-2024
Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phôi lệch bội (PGT-A) ở nhóm bệnh nhân ít phôi: lợi hay hại? - Ngày đăng: 03-01-2024
Xét nghiệm di truyền lệch bội tiền làm tổ không xâm lấn (niPGT-A) cho tỷ lệ thất bại khuyếch đại DNA cao và mối tương quan kém với kết quả sinh thiết tế bào lá nuôi phôi - Ngày đăng: 02-01-2024
Ảnh hưởng của hình thái, tốc độ phát triển phôi nang đến tỷ lệ nguyên bội và tỷ lệ trẻ sinh sống sau PGT-A ở các chu kỳ chuyển đơn phôi - Ngày đăng: 02-01-2024
Quan điểm hiện đại về đông lạnh noãn xã hội - Ngày đăng: 31-12-2023
Một tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp: kết cục lâm sàng của những trường hợp thất bại liên tiếp được thực hiện xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 31-12-2023
Ảnh hưởng của các yếu tố viêm đến kết quả IVF/ICSI ở bệnh nhân PCOS có BMI khác nhau - Ngày đăng: 31-12-2023
Phân tích dữ liệu SART về hiệu quả chi phí trong xây dựng quy mô gia đình có 1-2 con của việc trữ đông noãn theo kế hoạch so với thụ tinh trong ống nghiệm bằng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội - Ngày đăng: 28-12-2023
Trữ noãn xã hội và những vấn đề cần thảo luận về thông tin tư vấn, rủi ro và cân nhắc đạo đức liên quan - Ngày đăng: 28-12-2023
Carboxylated Poly-L-lysine có khả năng làm giảm sự phân mảnh DNA tinh trùng người sau khi đông lạnh - rã đông và chức năng của nó được tăng cường nhờ Resveratrol (RES) liều thấp - Ngày đăng: 25-12-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Chủ Nhật ngày 15 . 12 . 2024
Năm 2020
Windsor Plaza Hotel, Thứ Bảy 14.12 . 2024
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK