Tin tức
on Thursday 28-12-2023 7:58am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH. Phạm Ngọc Đan Thanh
IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức
Độ tuổi trung bình khi sinh con đầu lòng ở Hoa Kỳ đã tăng từ 22,7 năm 1980 lên 26,9 năm 2018, một phần do sự thay đổi về số lần sinh con đầu lòng đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Càng lớn tuổi thì số lượng và chất lượng noãn càng giảm, do đó trì hoãn sinh con có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được bao gồm vô sinh ngoài ý muốn hoặc vô sinh thứ phát.
Trữ đông noãn chủ động đã trở thành một chiến lược ngày càng phổ biến để trì hoãn sinh sản. Những tiến bộ công nghệ, tính an toàn và hiệu quả đã được chứng minh đã khiến Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ loại bỏ nhãn ''thử nghiệm'' khỏi kỹ thuật trữ noãn (oocyte cryopreservation – OC) vào năm 2013 và coi đây là ''kỹ thuật được phép thực hiện về mặt đạo đức'' vào năm 2018, mở đường cho mức tăng đáng kể 880% chu kỳ trữ noãn ở Hoa Kỳ từ năm 2010–2016. Dữ liệu sơ bộ từ noãn tự thân được trữ lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa đã chỉ ra rằng tỷ lệ sinh sống trên mỗi lần chuyển có thể tương đương với tỷ lệ phôi có nguồn gốc từ noãn tươi.
Mặc dù phổ biến rộng rãi, vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan đến việc sử dụng và hiệu quả chi phí của trữ noãn chủ động theo kế hoạch để trì hoãn sinh sản. Những phân tích này bị hạn chế đáng kể do việc sử dụng dữ liệu của một trung tâm và bao gồm các bệnh nhân vô sinh do dự trữ buồng trứng giảm, điều này có thể không phản ánh chính xác dân số bệnh nhân đang mong muốn thực hiện trữ noãn chủ động. Ngoài ra, không có phân tích nào trong số này kết hợp việc sử dụng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội (genetic testing for aneuploidy - PGT-A), một công cụ quan trọng và hiện được sử dụng rộng rãi cho thấy cải thiện hiệu quả của thụ tinh trong ống nghiệm (in-vitro fertilization - IVF) ở nhóm phụ nữ lớn tuổi. Cuối cùng, chưa có phân tích nào trước đây xem xét tính hiệu quả hoặc hiệu quả chi phí của trữ noãn để đạt được ca sinh sống thứ hai (live birth – LB).
Mục đích
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiệu quả chi phí của việc trữ đông noãn theo kế hoạch (planned oocyte cryopreservation – OC) để có được 1 hoặc 2 trẻ sinh sống so với IVF và PGT-A ở nhóm lớn tuổi. Nhóm tác giả đưa ra giả thuyết rằng OC sẽ hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn, đồng thời những kết quả này sẽ rõ ràng hơn khi xem xét tỉ lệ trẻ sinh sống thứ hai.
Thiết kế nghiên cứu
Mô hình cây quyết định (Decision tree model) với các phân tích độ nhạy sử dụng dữ liệu từ Hệ thống báo cáo kết quả lâm sàng của Hiệp hội công nghệ hỗ trợ sinh sản và các nguồn lâm sàng khác. Nghiên cứu thực hiện mô phỏng dựa trên dữ liệu bao gồm các bệnh nhân mong muốn trì hoãn sinh con với quy mô gia đình lý tưởng là 1 hoặc 2 trẻ sinh sống. Các kết cục chính bao gồm: xác suất có 1 hoặc 2 trẻ, chi phí trung bình và tối đa cho mỗi bệnh nhân, chi phí cho mỗi điểm phần trăm tăng lên trong khả năng có trẻ sinh sống và chi phí/LB ở cấp độ dân số.
Kết quả
Đối với những người mong muốn có 1 trẻ sinh sống, OC theo kế hoạch ở tuổi 33 và rã đông thực hiện IVF ở tuổi 43 đã giảm tổng chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân từ 62.308 USD (khoảng 1.510.969.000 VNĐ) xuống 30.333 USD (khoảng 735.575.250 VNĐ) và tăng khả năng có trẻ sinh sống từ 50% lên 73% khi so sánh với việc không dùng OC lên đến 3 chu kỳ IVF/PGT-A ở tuổi 43. Đối với những người mong muốn 2 trẻ sinh sống, 2 chu kỳ OC ở tuổi 33 và rã đông thực hiện IVF ở tuổi 40 mang lại chi phí thấp nhất cho mỗi bệnh nhân và khả năng đạt được 2 trẻ sinh sống cao nhất ($51,250 tương đương 1.242.812.500 VNĐ và 77% , tương ứng) khi so sánh với việc chỉ theo đuổi 1 chu kỳ OC ($75,373 tương đương 1.827.843.750 VNĐ và 61%, tương ứng), không có OC và IVF/PGT-A với phôi hiến tặng ($79,728 tương đương 1.933.404.000 VNĐ và 48%, tương ứng), hoặc không có OC và IVF/PGT-A sử dụng phôi tự thân ($79,057 tương đương 1.917.132.250 VNĐ và 19% tương ứng). Các phân tích độ nhạy cho thấy OC vẫn có hiệu quả về mặt chi phí trong nhiều độ tuổi khi bảo quản lạnh. Đối với 1 trẻ sinh sống, OC đạt khả năng thành công cao nhất khi trữ đông trước 32 tuổi và vẫn hiệu quả hơn IVF/PGT-A khi trữ đông trước 39 tuổi, và đối với 2 trẻ sinh sống, 2 chu kỳ OC đạt khả năng thành công cao nhất khi trữ lạnh trước đó ở tuổi 31 và vẫn hiệu quả hơn IVF/PGT-A khi trữ lạnh trước tuổi 39.
Cuối cùng, phân tích này được thực hiện từ góc độ của bệnh nhân và do đó không tính đến các chi phí đối với ngành chăm sóc sức khỏe hoặc đối với xã hội nói chung như mất năng suất lao động, nghỉ việc hoặc sử dụng dịch vụ xã hội. Vì những cân nhắc này ít liên quan đến từng bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng tư vấn cho bệnh nhân về OC nên chúng đã bị loại khỏi phân tích.
Kết luận
Bệnh nhân ngày càng trì hoãn việc sinh con và dựa vào ART để xây dựng gia đình. Phân tích này mô phỏng dữ liệu thực tế và cho thấy rằng OC là một chiến lược hiệu quả về mặt chi phí để trì hoãn việc sinh con ở nhiều độ tuổi. Thực hiện OC giúp tăng khả năng có được 1 hoặc 2 trẻ sinh sống khi thực hiện trữ lạnh noãn trước 39 tuổi so với IVF/PGT- A và khả năng đạt được 1 hoặc 2 trẻ sinh sống là cao nhất khi OC trước 32 hoặc 31 tuổi. Nói chung, những kết quả này hỗ trợ tính hiệu quả về mặt chi phí của OC theo kế hoạch và có thể hướng dẫn việc ra quyết định cá nhân giữa bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng trong việc xác định độ tuổi tối ưu để theo đuổi OC có tính đến quy mô gia đình lý tưởng.
Có thể thấy, những bệnh nhân lớn tuổi có kế hoạch trì hoãn sinh con, OC có hiệu quả tốt hơn về mặt chi phí và tăng tỷ lệ đạt được 1 hoặc 2 trẻ sinh sống khi so sánh với IVF/PGT-A.
Nguồn: Bakkensen, J. B., Flannagan, K. S., Mumford, S. L., Hutchinson, A. P., Cheung, E. O., Moreno, P. I., ... & Goldman, K. N. (2022). A SART data cost-effectiveness analysis of planned oocyte cryopreservation versus in vitro fertilization with preimplantation genetic testing for aneuploidy considering ideal family size. Fertility and sterility, 118(5), 875-884.
IVFMD, Bệnh viện Mỹ Đức
Độ tuổi trung bình khi sinh con đầu lòng ở Hoa Kỳ đã tăng từ 22,7 năm 1980 lên 26,9 năm 2018, một phần do sự thay đổi về số lần sinh con đầu lòng đối với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên. Càng lớn tuổi thì số lượng và chất lượng noãn càng giảm, do đó trì hoãn sinh con có thể dẫn đến những hậu quả không lường trước được bao gồm vô sinh ngoài ý muốn hoặc vô sinh thứ phát.
Trữ đông noãn chủ động đã trở thành một chiến lược ngày càng phổ biến để trì hoãn sinh sản. Những tiến bộ công nghệ, tính an toàn và hiệu quả đã được chứng minh đã khiến Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ loại bỏ nhãn ''thử nghiệm'' khỏi kỹ thuật trữ noãn (oocyte cryopreservation – OC) vào năm 2013 và coi đây là ''kỹ thuật được phép thực hiện về mặt đạo đức'' vào năm 2018, mở đường cho mức tăng đáng kể 880% chu kỳ trữ noãn ở Hoa Kỳ từ năm 2010–2016. Dữ liệu sơ bộ từ noãn tự thân được trữ lạnh bằng phương pháp thủy tinh hóa đã chỉ ra rằng tỷ lệ sinh sống trên mỗi lần chuyển có thể tương đương với tỷ lệ phôi có nguồn gốc từ noãn tươi.
Mặc dù phổ biến rộng rãi, vẫn còn nhiều câu hỏi liên quan đến việc sử dụng và hiệu quả chi phí của trữ noãn chủ động theo kế hoạch để trì hoãn sinh sản. Những phân tích này bị hạn chế đáng kể do việc sử dụng dữ liệu của một trung tâm và bao gồm các bệnh nhân vô sinh do dự trữ buồng trứng giảm, điều này có thể không phản ánh chính xác dân số bệnh nhân đang mong muốn thực hiện trữ noãn chủ động. Ngoài ra, không có phân tích nào trong số này kết hợp việc sử dụng xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội (genetic testing for aneuploidy - PGT-A), một công cụ quan trọng và hiện được sử dụng rộng rãi cho thấy cải thiện hiệu quả của thụ tinh trong ống nghiệm (in-vitro fertilization - IVF) ở nhóm phụ nữ lớn tuổi. Cuối cùng, chưa có phân tích nào trước đây xem xét tính hiệu quả hoặc hiệu quả chi phí của trữ noãn để đạt được ca sinh sống thứ hai (live birth – LB).
Mục đích
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định hiệu quả chi phí của việc trữ đông noãn theo kế hoạch (planned oocyte cryopreservation – OC) để có được 1 hoặc 2 trẻ sinh sống so với IVF và PGT-A ở nhóm lớn tuổi. Nhóm tác giả đưa ra giả thuyết rằng OC sẽ hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn, đồng thời những kết quả này sẽ rõ ràng hơn khi xem xét tỉ lệ trẻ sinh sống thứ hai.
Thiết kế nghiên cứu
Mô hình cây quyết định (Decision tree model) với các phân tích độ nhạy sử dụng dữ liệu từ Hệ thống báo cáo kết quả lâm sàng của Hiệp hội công nghệ hỗ trợ sinh sản và các nguồn lâm sàng khác. Nghiên cứu thực hiện mô phỏng dựa trên dữ liệu bao gồm các bệnh nhân mong muốn trì hoãn sinh con với quy mô gia đình lý tưởng là 1 hoặc 2 trẻ sinh sống. Các kết cục chính bao gồm: xác suất có 1 hoặc 2 trẻ, chi phí trung bình và tối đa cho mỗi bệnh nhân, chi phí cho mỗi điểm phần trăm tăng lên trong khả năng có trẻ sinh sống và chi phí/LB ở cấp độ dân số.
Kết quả
Đối với những người mong muốn có 1 trẻ sinh sống, OC theo kế hoạch ở tuổi 33 và rã đông thực hiện IVF ở tuổi 43 đã giảm tổng chi phí trung bình cho mỗi bệnh nhân từ 62.308 USD (khoảng 1.510.969.000 VNĐ) xuống 30.333 USD (khoảng 735.575.250 VNĐ) và tăng khả năng có trẻ sinh sống từ 50% lên 73% khi so sánh với việc không dùng OC lên đến 3 chu kỳ IVF/PGT-A ở tuổi 43. Đối với những người mong muốn 2 trẻ sinh sống, 2 chu kỳ OC ở tuổi 33 và rã đông thực hiện IVF ở tuổi 40 mang lại chi phí thấp nhất cho mỗi bệnh nhân và khả năng đạt được 2 trẻ sinh sống cao nhất ($51,250 tương đương 1.242.812.500 VNĐ và 77% , tương ứng) khi so sánh với việc chỉ theo đuổi 1 chu kỳ OC ($75,373 tương đương 1.827.843.750 VNĐ và 61%, tương ứng), không có OC và IVF/PGT-A với phôi hiến tặng ($79,728 tương đương 1.933.404.000 VNĐ và 48%, tương ứng), hoặc không có OC và IVF/PGT-A sử dụng phôi tự thân ($79,057 tương đương 1.917.132.250 VNĐ và 19% tương ứng). Các phân tích độ nhạy cho thấy OC vẫn có hiệu quả về mặt chi phí trong nhiều độ tuổi khi bảo quản lạnh. Đối với 1 trẻ sinh sống, OC đạt khả năng thành công cao nhất khi trữ đông trước 32 tuổi và vẫn hiệu quả hơn IVF/PGT-A khi trữ đông trước 39 tuổi, và đối với 2 trẻ sinh sống, 2 chu kỳ OC đạt khả năng thành công cao nhất khi trữ lạnh trước đó ở tuổi 31 và vẫn hiệu quả hơn IVF/PGT-A khi trữ lạnh trước tuổi 39.
Cuối cùng, phân tích này được thực hiện từ góc độ của bệnh nhân và do đó không tính đến các chi phí đối với ngành chăm sóc sức khỏe hoặc đối với xã hội nói chung như mất năng suất lao động, nghỉ việc hoặc sử dụng dịch vụ xã hội. Vì những cân nhắc này ít liên quan đến từng bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng tư vấn cho bệnh nhân về OC nên chúng đã bị loại khỏi phân tích.
Kết luận
Bệnh nhân ngày càng trì hoãn việc sinh con và dựa vào ART để xây dựng gia đình. Phân tích này mô phỏng dữ liệu thực tế và cho thấy rằng OC là một chiến lược hiệu quả về mặt chi phí để trì hoãn việc sinh con ở nhiều độ tuổi. Thực hiện OC giúp tăng khả năng có được 1 hoặc 2 trẻ sinh sống khi thực hiện trữ lạnh noãn trước 39 tuổi so với IVF/PGT- A và khả năng đạt được 1 hoặc 2 trẻ sinh sống là cao nhất khi OC trước 32 hoặc 31 tuổi. Nói chung, những kết quả này hỗ trợ tính hiệu quả về mặt chi phí của OC theo kế hoạch và có thể hướng dẫn việc ra quyết định cá nhân giữa bệnh nhân và bác sĩ lâm sàng trong việc xác định độ tuổi tối ưu để theo đuổi OC có tính đến quy mô gia đình lý tưởng.
Có thể thấy, những bệnh nhân lớn tuổi có kế hoạch trì hoãn sinh con, OC có hiệu quả tốt hơn về mặt chi phí và tăng tỷ lệ đạt được 1 hoặc 2 trẻ sinh sống khi so sánh với IVF/PGT-A.
Nguồn: Bakkensen, J. B., Flannagan, K. S., Mumford, S. L., Hutchinson, A. P., Cheung, E. O., Moreno, P. I., ... & Goldman, K. N. (2022). A SART data cost-effectiveness analysis of planned oocyte cryopreservation versus in vitro fertilization with preimplantation genetic testing for aneuploidy considering ideal family size. Fertility and sterility, 118(5), 875-884.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Trữ noãn xã hội và những vấn đề cần thảo luận về thông tin tư vấn, rủi ro và cân nhắc đạo đức liên quan - Ngày đăng: 28-12-2023
Carboxylated Poly-L-lysine có khả năng làm giảm sự phân mảnh DNA tinh trùng người sau khi đông lạnh - rã đông và chức năng của nó được tăng cường nhờ Resveratrol (RES) liều thấp - Ngày đăng: 25-12-2023
Bệnh nhân có một phôi nang chất lượng tốt có nên PGT-A hay không? Dựa trên kết quả của 2064 chu kỳ - Ngày đăng: 25-12-2023
Kết quả labo và kết cục lâm sàng của việc trữ lạnh từng tinh trùng đơn lẻ ở bệnh nhân trải qua Micro-TESE - Ngày đăng: 25-12-2023
Dự trữ buồng trứng giảm trong bệnh lạc nội mạc tử cung - Ngày đăng: 25-12-2023
Kết quả sản khoa, sơ sinh và sức khoẻ của trẻ sau sinh thiết phôi để xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 25-12-2023
Hiệu quả và lợi ích của xét nghiệm di truyền tiền làm tổ phát hiện lệch bội bắt đầu từ chu kỳ thu nhận noãn: một nghiên cứu thực tế - Ngày đăng: 21-12-2023
Xuất tinh lần thứ hai trong khoảng thời gian ngắn giúp cải thiện chất lượng tinh trùng, hình thành phôi nang ở nam giới Oligoasthenozoospermia sau ICSI: Một nghiên cứu time-lapse chia noãn - Ngày đăng: 18-12-2023
Giải trình tự Nanopore phát hiện phôi mang chuyển đoạn cân bằng trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 18-12-2023
Giải trình tự gene đơn phân tử thế hệ thứ ba cho xét nghiệm di truyền tiền làm tổ về lệch bội và mất cân bằng phân đoạn nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 18-12-2023
Hoạt hóa noãn nhân tạo bằng Ca2+ inophores sau ICSI ở các trường hợp tiền căn thụ tinh kém - Ngày đăng: 14-12-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK