Tin tức
on Monday 18-12-2023 10:03pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNXN. Nguyễn Thị Thanh Huệ - Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột
Trong vài thập kỷ qua, tỷ lệ vô sinh toàn cầu đã tăng lên theo hàng năm, các yếu tố nam chiếm khoảng 40 - 50% trong số các cặp vợ chồng vô sinh. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra sự suy giảm đáng kể về chất lượng tinh trùng trong hai thập kỷ qua. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic Sperm Injection - ICSI) là phương pháp hỗ trợ sinh sản được sử dụng phổ biến và là phương pháp điều trị lâm sàng hiệu quả nhất cho vô sinh do yếu tố nam gây ra bởi chất lượng tinh trùng kém. Bất thường tinh trùng ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ thụ tinh ICSI, hiệu quả phát triển phôi và kết quả điều trị lâm sàng. Oligoasthenozoospermia là một trong những nguyên nhân chính và chiếm khoảng một nửa số trường hợp vô sinh nam, với độ tuổi khởi phát ngày càng trẻ hóa. Oligoasthenozoospermia đặc trưng chủ yếu bởi mật độ tinh trùng thấp hoặc khả năng di động kém. Thời gian kiêng xuất tinh (2 - 7 ngày) của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ dành cho phân tích tinh dịch đồ, và không phải là tiêu chuẩn tham chiếu về thời gian kiêng xuất tinh nam trong điều trị hỗ trợ sinh sản. Kiêng xuất tinh dài ngày gây ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch và nồng độ tinh trùng, trong khi thời gian kiêng xuất tinh ngắn hơn thì tinh trùng có khả năng di động cao hơn và tỷ lệ phân mảnh DNA thấp hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghiên cứu có kết quả không đồng thuận, gây tranh cãi về thời gian kiêng xuất tinh ảnh hưởng đến kết quả phôi và lâm sàng. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá liệu xuất tinh lần thứ hai trong thời gian ngắn có thể cải thiện chất lượng tinh trùng và kết quả lâm sàng sau ICSI ở bệnh nhân Oligoasthenozoospermia hay không.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2021 đến tháng 03/2023. Các đối tượng tham gia thực hiện lấy mẫu tinh dịch 2 lần vào ngày chọc hút và lần 2 cách lần 1 một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn (≤ 3 giờ). Chất lượng tinh dịch được đánh giá theo tiêu chuẩn WHO 2010. Các noãn MII chọc hút của cùng một ca được chia làm 2 nhóm để ICSI: nhóm xuất tinh lần đầu (n = 393) và nhóm xuất tinh lần thứ hai (n = 393).
Nghiên cứu cho thấy so với lần xuất tinh đầu tiên, lượng tinh dịch của lần xuất tinh thứ hai giảm đáng kể (P < 0,001), nhưng mật độ tinh trùng không giảm (P > 0,05). Tổng tinh trùng di động, di động tiến tới và tốc độ tinh trùng, hình thái bình thường ở nhóm xuất tinh thứ hai cao hơn đáng kể so với nhóm xuất tinh đầu tiên cả trước và sau khi lọc rửa (P < 0,05). Mặt khác, so với nhóm xuất tinh thứ nhất, sự phân mảnh DNA tinh trùng của nhóm xuất tinh thứ hai giảm đáng kể cả trước và sau khi lọc rửa (P < 0,05).
Về sự phát triển phôi thai và kết quả lâm sàng giữa hai nhóm không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thụ tinh 2PN (75,83% so với 78,12%), tỷ lệ phôi tốt ngày 3 (68,79% so với 69,06%), và tỷ lệ hình thành phôi nang (66,67% so với 71,43%) giữa hai nhóm (P>0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt (24,79% so với 14,67%), tỷ lệ phôi nang hữu dụng (57,56% so với 48,44%) và tỷ lệ noãn sử dụng (52,93% so với 45,29%) cao hơn đáng kể ở nhóm xuất tinh thứ hai so với nhóm xuất tinh thứ nhất (P < 0,05). Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể về các thông số động học hoặc tỷ lệ phôi phân chia bất thường giữa hai nhóm (P > 0,05).
Tổng cộng có 41 chu kỳ chuyển phôi tươi, nhóm xuất tinh lần đầu và nhóm xuất tinh thứ hai lần lượt là 19 và 22 chu kỳ. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể (P > 0,05) về số lượng phôi trung bình được chuyển (1,79 ± 0,42 so với 1,73 ± 0,46). Nhưng tỷ lệ mang thai sinh hóa (63,64% so với 57,89%), tỷ lệ mang thai lâm sàng (59,09% so với 47,37%), tỷ lệ làm tổ (42,11% so với 32,35%) và tỷ lệ sinh sống (40,91% so với 31,58%) ở nhóm xuất tinh thứ hai cao hơn so với nhóm xuất tinh thứ nhất.
Tóm lại, thông qua nghiên cứu chia noãn dựa trên nam giới mắc chứng Oligoasthenozoospermia thấy rằng lần xuất tinh thứ hai trong khoảng thời gian ngắn giúp cải thiện khả năng di động, tỷ lệ hình thái bình thường, tính toàn vẹn DNA của tinh trùng, và cải thiện sự phát triển phôi thai, đặc biệt là hiệu quả hình thành phôi nang. Đối với nam giới có chất lượng tinh trùng kém, lần xuất tinh thứ hai trong khoảng thời gian ngắn là một chiến lược không xâm lấn và đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện kết quả lâm sàng.
TLTK: Li, Y., et al. "Short-interval second ejaculation improves sperm quality, blastocyst formation in oligoasthenozoospermic males in ICSI cycles: a time-lapse sibling oocytes study." Frontiers in Endocrinology 14 (2023): 1250663-1250663.
Trong vài thập kỷ qua, tỷ lệ vô sinh toàn cầu đã tăng lên theo hàng năm, các yếu tố nam chiếm khoảng 40 - 50% trong số các cặp vợ chồng vô sinh. Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra sự suy giảm đáng kể về chất lượng tinh trùng trong hai thập kỷ qua. Tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (Intracytoplasmic Sperm Injection - ICSI) là phương pháp hỗ trợ sinh sản được sử dụng phổ biến và là phương pháp điều trị lâm sàng hiệu quả nhất cho vô sinh do yếu tố nam gây ra bởi chất lượng tinh trùng kém. Bất thường tinh trùng ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ thụ tinh ICSI, hiệu quả phát triển phôi và kết quả điều trị lâm sàng. Oligoasthenozoospermia là một trong những nguyên nhân chính và chiếm khoảng một nửa số trường hợp vô sinh nam, với độ tuổi khởi phát ngày càng trẻ hóa. Oligoasthenozoospermia đặc trưng chủ yếu bởi mật độ tinh trùng thấp hoặc khả năng di động kém. Thời gian kiêng xuất tinh (2 - 7 ngày) của Tổ chức Y tế Thế giới chỉ dành cho phân tích tinh dịch đồ, và không phải là tiêu chuẩn tham chiếu về thời gian kiêng xuất tinh nam trong điều trị hỗ trợ sinh sản. Kiêng xuất tinh dài ngày gây ảnh hưởng đến thể tích tinh dịch và nồng độ tinh trùng, trong khi thời gian kiêng xuất tinh ngắn hơn thì tinh trùng có khả năng di động cao hơn và tỷ lệ phân mảnh DNA thấp hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghiên cứu có kết quả không đồng thuận, gây tranh cãi về thời gian kiêng xuất tinh ảnh hưởng đến kết quả phôi và lâm sàng. Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá liệu xuất tinh lần thứ hai trong thời gian ngắn có thể cải thiện chất lượng tinh trùng và kết quả lâm sàng sau ICSI ở bệnh nhân Oligoasthenozoospermia hay không.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2021 đến tháng 03/2023. Các đối tượng tham gia thực hiện lấy mẫu tinh dịch 2 lần vào ngày chọc hút và lần 2 cách lần 1 một khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn (≤ 3 giờ). Chất lượng tinh dịch được đánh giá theo tiêu chuẩn WHO 2010. Các noãn MII chọc hút của cùng một ca được chia làm 2 nhóm để ICSI: nhóm xuất tinh lần đầu (n = 393) và nhóm xuất tinh lần thứ hai (n = 393).
Nghiên cứu cho thấy so với lần xuất tinh đầu tiên, lượng tinh dịch của lần xuất tinh thứ hai giảm đáng kể (P < 0,001), nhưng mật độ tinh trùng không giảm (P > 0,05). Tổng tinh trùng di động, di động tiến tới và tốc độ tinh trùng, hình thái bình thường ở nhóm xuất tinh thứ hai cao hơn đáng kể so với nhóm xuất tinh đầu tiên cả trước và sau khi lọc rửa (P < 0,05). Mặt khác, so với nhóm xuất tinh thứ nhất, sự phân mảnh DNA tinh trùng của nhóm xuất tinh thứ hai giảm đáng kể cả trước và sau khi lọc rửa (P < 0,05).
Về sự phát triển phôi thai và kết quả lâm sàng giữa hai nhóm không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ thụ tinh 2PN (75,83% so với 78,12%), tỷ lệ phôi tốt ngày 3 (68,79% so với 69,06%), và tỷ lệ hình thành phôi nang (66,67% so với 71,43%) giữa hai nhóm (P>0,05). Tuy nhiên, tỷ lệ phôi nang chất lượng tốt (24,79% so với 14,67%), tỷ lệ phôi nang hữu dụng (57,56% so với 48,44%) và tỷ lệ noãn sử dụng (52,93% so với 45,29%) cao hơn đáng kể ở nhóm xuất tinh thứ hai so với nhóm xuất tinh thứ nhất (P < 0,05). Ngoài ra, không có sự khác biệt đáng kể về các thông số động học hoặc tỷ lệ phôi phân chia bất thường giữa hai nhóm (P > 0,05).
Tổng cộng có 41 chu kỳ chuyển phôi tươi, nhóm xuất tinh lần đầu và nhóm xuất tinh thứ hai lần lượt là 19 và 22 chu kỳ. Tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể (P > 0,05) về số lượng phôi trung bình được chuyển (1,79 ± 0,42 so với 1,73 ± 0,46). Nhưng tỷ lệ mang thai sinh hóa (63,64% so với 57,89%), tỷ lệ mang thai lâm sàng (59,09% so với 47,37%), tỷ lệ làm tổ (42,11% so với 32,35%) và tỷ lệ sinh sống (40,91% so với 31,58%) ở nhóm xuất tinh thứ hai cao hơn so với nhóm xuất tinh thứ nhất.
Tóm lại, thông qua nghiên cứu chia noãn dựa trên nam giới mắc chứng Oligoasthenozoospermia thấy rằng lần xuất tinh thứ hai trong khoảng thời gian ngắn giúp cải thiện khả năng di động, tỷ lệ hình thái bình thường, tính toàn vẹn DNA của tinh trùng, và cải thiện sự phát triển phôi thai, đặc biệt là hiệu quả hình thành phôi nang. Đối với nam giới có chất lượng tinh trùng kém, lần xuất tinh thứ hai trong khoảng thời gian ngắn là một chiến lược không xâm lấn và đơn giản nhưng hiệu quả để cải thiện kết quả lâm sàng.
TLTK: Li, Y., et al. "Short-interval second ejaculation improves sperm quality, blastocyst formation in oligoasthenozoospermic males in ICSI cycles: a time-lapse sibling oocytes study." Frontiers in Endocrinology 14 (2023): 1250663-1250663.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giải trình tự Nanopore phát hiện phôi mang chuyển đoạn cân bằng trong xét nghiệm di truyền tiền làm tổ - Ngày đăng: 18-12-2023
Giải trình tự gene đơn phân tử thế hệ thứ ba cho xét nghiệm di truyền tiền làm tổ về lệch bội và mất cân bằng phân đoạn nhiễm sắc thể - Ngày đăng: 18-12-2023
Hoạt hóa noãn nhân tạo bằng Ca2+ inophores sau ICSI ở các trường hợp tiền căn thụ tinh kém - Ngày đăng: 14-12-2023
Một nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên đa trung tâm có đối chứng về hiệu quả của hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser ở những bệnh nhân thất bại làm tổ nhiều lần thực hiện IVF/ICSI - Ngày đăng: 14-12-2023
Mối liên hệ giữa các điều kiện lâm sàng khác nhau và phôi khảm - Ngày đăng: 11-12-2023
Đánh giá cá nhân hoá nguy cơ lặp lại sau khi sinh con bị đột biến de novo gây bệnh - Ngày đăng: 11-12-2023
Noãn thoái hóa trong một đoàn hệ noãn ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả lâm sàng trong các chu kỳ IVF cổ điển: một nghiên cứu so sánh điểm xu hướng - Ngày đăng: 11-12-2023
Tuổi bố cao không ảnh hưởng đến tỉ lệ trẻ sinh sống và kết quả chu sinh sau thụ tinh ống nghiệm: một phân tích trên 56.113 chu kỳ chuyển phôi đông lạnh - Ngày đăng: 11-12-2023
Tác động của tiền sử sẩy thai liên tiếp đến kết quả sinh sản ở phụ nữ đang điều trị hiếm muộn - Ngày đăng: 11-12-2023
Ảnh hưởng của adenomyosis đến kết quả thụ tinh ống nghiệm ở những chu kỳ xin noãn: một nghiên cứu quan sát tiến cứu - Ngày đăng: 11-12-2023
Cập nhật khuyến cáo bổ sung acid folic nhằm dự phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi 2023 - Ngày đăng: 11-12-2023
Mối liên hệ giữa các chế độ ăn và nguy cơ sẩy thai: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 05-12-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK