Tin tức
on Monday 11-12-2023 9:32pm
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu chung
Adenomyosis – Bệnh tuyến cơ tử cung là một tình trạng phụ khoa phổ biến, đặc trưng bởi sự xâm lấn của các tuyến nội mạc tử cung và mô đệm từ lớp đáy của nội mạc tử cung vào nội mạc tử cung, liên quan đến tăng sản cơ trơn. Adenomyosis ban đầu được chẩn đoán bằng các bệnh phẩm cắt tử cung, tuy nhiên, sự ra đời của siêu âm qua ngả âm đạo có độ phân giải cao (TVS) đã cải thiện chẩn đoán cho adenomyosis và loại bỏ nhu cầu chẩn đoán dựa trên mô học. Các đặc điểm trực tiếp và gián tiếp của tổn thương cơ tuyến được phát hiện bởi TVS hai chiều (2D) và ba chiều (3D) có thể được sử dụng để phân biệt chính xác giữa bệnh cơ tuyến khu trú, lan tỏa và u tuyến cơ, xác định vị trí các tổn thương cơ tuyến bên trong và/hoặc bên ngoài và mô tả sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những phân loại dựa trên hình ảnh này vẫn khó xác định giai đoạn bệnh adenomyosis và ước tính tỉ lệ mắc bệnh chính xác do sự hiện diện đồng thời của lạc nội mạc tử cung và/hoặc u xơ tử cung.
Mặc dù adenomyosis thường được phát hiện trong quá trình chẩn đoán của các cặp vợ chồng vô sinh, nhưng vẫn chưa rõ liệu adenomyosis có gây vô sinh hay không. Cứ 10 phụ nữ thì có 1 phụ nữ bị vô sinh được chẩn đoán mắc adenomyosis và tỉ lệ mắc adenomyosis mới được chẩn đoán ở phụ nữ vô sinh đang gia tăng. Một đánh giá có hệ thống đã kết luận rằng adenomyosis có tác động tiêu cực đến kết quả sinh sản, mặc dù dữ liệu hỗ trợ cho kết quả này còn hạn chế. Bên cạnh đó, một nghiên cứu tiến cứu lớn đã chứng minh rằng những phụ nữ không có triệu chứng được chẩn đoán adenomyosis qua siêu âm vẫn có cơ hội thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thành công. Tương tự, một nghiên cứu hồi cứu gần đây mô tả adenomyosis sử dụng tiêu chí MUSA cho thấy các đặc điểm của adenomyosis không ảnh hưởng đến kết quả sinh sản ở những chu kỳ IVF xin noãn. Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng tác động của vị trí và kích thước của tổn thương khu trú cần được điều tra thêm. Mặt khác, ba phân tích tổng hợp độc lập chỉ ra rằng tỉ lệ mang thai giảm và tỉ lệ sẩy thai tăng ở bệnh nhân IVF mắc adenomyosis. Mối liên quan giữa các đặc điểm adenomyosis với kết quả của chu kỳ chuyển phôi có thể bị sai lệch do tính không đồng nhất của các yếu tố nữ. Cụ thể, rất khó để phân biệt các tác động có hại tiềm ẩn của adenomyosis với việc sử dụng noãn tự thân. Về vấn đề này, việc xin noãn sẽ giúp kiểm soát các kết quả IVF kém với nguyên nhân do noãn không đủ khả năng phát hiện các yếu tố bất thường từ tử cung liên quan đến vô sinh. Nghiên cứu tiến cứu này nhằm đánh giá tỉ lệ làm tổ và kết quả IVF của những bệnh nhân trải qua các chu kỳ xin noãn và chuyển đơn phôi (SET) đầu tiên, liên quan đến loại, vị trí và mức độ nghiêm trọng của adenomyosis được xác định bởi TVS. Việc hạn chế đối tượng nghiên cứu ở những bệnh nhân trải qua SET trong chu kỳ xin noãn cho phép nghiên cứu được thực hiện trên các phôi nang chất lượng cao hơn và tránh các tác động phát sinh từ việc chuyển nhiều phôi hoặc chuyển phôi ở giai đoạn phân chia.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ quan sát tiến cứu được thực hiện tại trung tâm IVF trực thuộc một trường đại học tại Ý. Tổng cộng đã có 114 bệnh nhân vô sinh mắc adenomyosis và 114 bệnh nhân không mắc adenomyosis trải qua các chu kỳ xin noãn ở lần chuyển phôi đầu tiên từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 1 năm 2023 được đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân được chuẩn bị nội mạc tử cung bằng liệu pháp hormone thay thế (HRT) hoặc các phác đồ chu kỳ tự nhiên, sau đó là SET với phôi nang chất lượng tốt (ngày 5-6) theo phân loại ASEBIR của Tây Ban Nha. Bệnh nhân mắc adenomyosis được chẩn đoán và phân loại dựa trên đánh giá TVS. Tiêu chí loại trừ bao gồm phẫu thuật tử cung trước đó (cắt bỏ cơ hoặc cắt bỏ tuyến), u xơ tử cung trong thành (>3 cm) hoặc dưới niêm mạc, sự hiện diện của các bất thường Müllerian; bất thường nội mạc tử cung (ví dụ: polyp hoặc tăng sản); nội mạc tử cung mỏng (<6 mm); tắc ống dẫn trứng; bất thường về âm đạo hoặc cổ tử cung; tăng huyết khối hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp không được điều trị. Kết cục chính của nghiên cứu là tỉ lệ làm tổ. Kết cục phụ bao gồm thai lâm sàng, sinh sống và sẩy thai.
Kết quả chính
Sự hiện diện của adenomyosis không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng làm tổ, mang thai lâm sàng hoặc tỉ lệ sinh sống. Tuy nhiên, những phụ nữ mắc adenomyosis có tỉ lệ sẩy thai cao hơn đáng kể so với những người không mắc adenomyosis (tương ứng là 20,2% so với 9,6%; p=0,04). Phân tích đa biến đã đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra đối với từng kết quả lâm sàng được xem xét trong nghiên cứu và cho thấy adenomyosis ảnh hưởng đến nguy cơ sẩy thai. Cụ thể, việc TVS phát hiện adenomyosis ở vùng nối (JZ) có liên quan đến tỉ lệ sẩy thai cao hơn gấp ba lần (RR 3,28, KTC 95% 1,38-7,78; p=0,004). Ngược lại, các đặc điểm của adenomyosis chỉ được phát hiện ở lớp ngoài của nội mạc tử cung có liên quan đến tỉ lệ mang thai cao hơn (RR 0,30, KTC 95% 0,13-0,72; p=0,004). Adenomyosis lan tỏa ở JZ và adenomyosis nặng làm tăng tỉ lệ sẩy thai lên bốn lần (RR 2,29, KTC 95% 1,22-4,30; p=0,015; và RR 2,20, KTC 95% 1,19-4,04; p=0,005).
Kết luận
Tóm lại, adenomyosis không làm giảm đáng kể tỉ lệ làm tổ, nhưng các dấu hiệu trực tiếp của bệnh adenomyosis ở vùng nối và mức độ nghiêm trọng của bệnh là những yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến sẩy thai ở những bệnh nhân thực hiện IVF ở các chu kỳ xin noãn. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra siêu âm kỹ lưỡng và phân loại bệnh adenomyosis chi tiết trong đánh giá và quản lý bệnh nhân vô sinh.
Nguồn: Cozzolino, M., Cosentino, M., Loiudice, L., Martire, F. G., Galliano, D., Pellicer, A., & Exacoustos, C. (2023). Impact of adenomyosis on IVF outcomes in women undergoing donor oocyte transfers: a prospective observational study. Fertility and Sterility.
Giới thiệu chung
Adenomyosis – Bệnh tuyến cơ tử cung là một tình trạng phụ khoa phổ biến, đặc trưng bởi sự xâm lấn của các tuyến nội mạc tử cung và mô đệm từ lớp đáy của nội mạc tử cung vào nội mạc tử cung, liên quan đến tăng sản cơ trơn. Adenomyosis ban đầu được chẩn đoán bằng các bệnh phẩm cắt tử cung, tuy nhiên, sự ra đời của siêu âm qua ngả âm đạo có độ phân giải cao (TVS) đã cải thiện chẩn đoán cho adenomyosis và loại bỏ nhu cầu chẩn đoán dựa trên mô học. Các đặc điểm trực tiếp và gián tiếp của tổn thương cơ tuyến được phát hiện bởi TVS hai chiều (2D) và ba chiều (3D) có thể được sử dụng để phân biệt chính xác giữa bệnh cơ tuyến khu trú, lan tỏa và u tuyến cơ, xác định vị trí các tổn thương cơ tuyến bên trong và/hoặc bên ngoài và mô tả sự tiến triển của bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những phân loại dựa trên hình ảnh này vẫn khó xác định giai đoạn bệnh adenomyosis và ước tính tỉ lệ mắc bệnh chính xác do sự hiện diện đồng thời của lạc nội mạc tử cung và/hoặc u xơ tử cung.
Mặc dù adenomyosis thường được phát hiện trong quá trình chẩn đoán của các cặp vợ chồng vô sinh, nhưng vẫn chưa rõ liệu adenomyosis có gây vô sinh hay không. Cứ 10 phụ nữ thì có 1 phụ nữ bị vô sinh được chẩn đoán mắc adenomyosis và tỉ lệ mắc adenomyosis mới được chẩn đoán ở phụ nữ vô sinh đang gia tăng. Một đánh giá có hệ thống đã kết luận rằng adenomyosis có tác động tiêu cực đến kết quả sinh sản, mặc dù dữ liệu hỗ trợ cho kết quả này còn hạn chế. Bên cạnh đó, một nghiên cứu tiến cứu lớn đã chứng minh rằng những phụ nữ không có triệu chứng được chẩn đoán adenomyosis qua siêu âm vẫn có cơ hội thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thành công. Tương tự, một nghiên cứu hồi cứu gần đây mô tả adenomyosis sử dụng tiêu chí MUSA cho thấy các đặc điểm của adenomyosis không ảnh hưởng đến kết quả sinh sản ở những chu kỳ IVF xin noãn. Tuy nhiên, các tác giả lưu ý rằng tác động của vị trí và kích thước của tổn thương khu trú cần được điều tra thêm. Mặt khác, ba phân tích tổng hợp độc lập chỉ ra rằng tỉ lệ mang thai giảm và tỉ lệ sẩy thai tăng ở bệnh nhân IVF mắc adenomyosis. Mối liên quan giữa các đặc điểm adenomyosis với kết quả của chu kỳ chuyển phôi có thể bị sai lệch do tính không đồng nhất của các yếu tố nữ. Cụ thể, rất khó để phân biệt các tác động có hại tiềm ẩn của adenomyosis với việc sử dụng noãn tự thân. Về vấn đề này, việc xin noãn sẽ giúp kiểm soát các kết quả IVF kém với nguyên nhân do noãn không đủ khả năng phát hiện các yếu tố bất thường từ tử cung liên quan đến vô sinh. Nghiên cứu tiến cứu này nhằm đánh giá tỉ lệ làm tổ và kết quả IVF của những bệnh nhân trải qua các chu kỳ xin noãn và chuyển đơn phôi (SET) đầu tiên, liên quan đến loại, vị trí và mức độ nghiêm trọng của adenomyosis được xác định bởi TVS. Việc hạn chế đối tượng nghiên cứu ở những bệnh nhân trải qua SET trong chu kỳ xin noãn cho phép nghiên cứu được thực hiện trên các phôi nang chất lượng cao hơn và tránh các tác động phát sinh từ việc chuyển nhiều phôi hoặc chuyển phôi ở giai đoạn phân chia.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ quan sát tiến cứu được thực hiện tại trung tâm IVF trực thuộc một trường đại học tại Ý. Tổng cộng đã có 114 bệnh nhân vô sinh mắc adenomyosis và 114 bệnh nhân không mắc adenomyosis trải qua các chu kỳ xin noãn ở lần chuyển phôi đầu tiên từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 1 năm 2023 được đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân được chuẩn bị nội mạc tử cung bằng liệu pháp hormone thay thế (HRT) hoặc các phác đồ chu kỳ tự nhiên, sau đó là SET với phôi nang chất lượng tốt (ngày 5-6) theo phân loại ASEBIR của Tây Ban Nha. Bệnh nhân mắc adenomyosis được chẩn đoán và phân loại dựa trên đánh giá TVS. Tiêu chí loại trừ bao gồm phẫu thuật tử cung trước đó (cắt bỏ cơ hoặc cắt bỏ tuyến), u xơ tử cung trong thành (>3 cm) hoặc dưới niêm mạc, sự hiện diện của các bất thường Müllerian; bất thường nội mạc tử cung (ví dụ: polyp hoặc tăng sản); nội mạc tử cung mỏng (<6 mm); tắc ống dẫn trứng; bất thường về âm đạo hoặc cổ tử cung; tăng huyết khối hoặc rối loạn chức năng tuyến giáp không được điều trị. Kết cục chính của nghiên cứu là tỉ lệ làm tổ. Kết cục phụ bao gồm thai lâm sàng, sinh sống và sẩy thai.
Kết quả chính
Sự hiện diện của adenomyosis không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng làm tổ, mang thai lâm sàng hoặc tỉ lệ sinh sống. Tuy nhiên, những phụ nữ mắc adenomyosis có tỉ lệ sẩy thai cao hơn đáng kể so với những người không mắc adenomyosis (tương ứng là 20,2% so với 9,6%; p=0,04). Phân tích đa biến đã đánh giá các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra đối với từng kết quả lâm sàng được xem xét trong nghiên cứu và cho thấy adenomyosis ảnh hưởng đến nguy cơ sẩy thai. Cụ thể, việc TVS phát hiện adenomyosis ở vùng nối (JZ) có liên quan đến tỉ lệ sẩy thai cao hơn gấp ba lần (RR 3,28, KTC 95% 1,38-7,78; p=0,004). Ngược lại, các đặc điểm của adenomyosis chỉ được phát hiện ở lớp ngoài của nội mạc tử cung có liên quan đến tỉ lệ mang thai cao hơn (RR 0,30, KTC 95% 0,13-0,72; p=0,004). Adenomyosis lan tỏa ở JZ và adenomyosis nặng làm tăng tỉ lệ sẩy thai lên bốn lần (RR 2,29, KTC 95% 1,22-4,30; p=0,015; và RR 2,20, KTC 95% 1,19-4,04; p=0,005).
Kết luận
Tóm lại, adenomyosis không làm giảm đáng kể tỉ lệ làm tổ, nhưng các dấu hiệu trực tiếp của bệnh adenomyosis ở vùng nối và mức độ nghiêm trọng của bệnh là những yếu tố nguy cơ đáng kể dẫn đến sẩy thai ở những bệnh nhân thực hiện IVF ở các chu kỳ xin noãn. Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra siêu âm kỹ lưỡng và phân loại bệnh adenomyosis chi tiết trong đánh giá và quản lý bệnh nhân vô sinh.
Nguồn: Cozzolino, M., Cosentino, M., Loiudice, L., Martire, F. G., Galliano, D., Pellicer, A., & Exacoustos, C. (2023). Impact of adenomyosis on IVF outcomes in women undergoing donor oocyte transfers: a prospective observational study. Fertility and Sterility.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Cập nhật khuyến cáo bổ sung acid folic nhằm dự phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi 2023 - Ngày đăng: 11-12-2023
Mối liên hệ giữa các chế độ ăn và nguy cơ sẩy thai: tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp - Ngày đăng: 05-12-2023
So sánh giữa Tamoxifen và liệu pháp thay thế hormone (HRT) trong chuyển phôi: Một nghiên cứu ngẫu nhiên có nhóm chứng - Ngày đăng: 05-12-2023
Hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser giúp cải thiện kết quả thai trong các chu kỳ chuyển phôi trữ ở giai đoạn phôi phân chia: một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu cỡ mẫu lớn sử dụng phương pháp so sánh điểm xu hướng - Ngày đăng: 05-12-2023
Lựa chọn phôi thông qua trí tuệ nhân tạo so với chuyên viên phôi học: một tổng quan hệ thống - Ngày đăng: 05-12-2023
Tầm quan trọng của sợi bào tương trong quá trình phát triển phôi sớm ở người - Ngày đăng: 05-12-2023
Các yếu tố dự đoán khả năng có thai trong IUI - Ngày đăng: 05-12-2023
Thời gian đông lạnh noãn lâu dài không ảnh hưởng tỉ lệ thai và trẻ sinh sống ở các chu kỳ xin noãn - Ngày đăng: 05-12-2023
Thời gian cấy noãn 3-4 giờ trước ICSI tối ưu kết cục lâm sàng cho phụ nữ trên 40 tuổi - Ngày đăng: 05-12-2023
Khoảng thời gian giữa các lần mang thai sau khi sẩy thai lâm sàng và kết quả của chu kỳ chuyển phôi trữ tiếp theo - Ngày đăng: 04-12-2023
Giảm nồng độ PD-L1 hòa tan trong huyết thanh - một dấu ấn sinh học tiềm năng của sẩy thai thầm lặng - Ngày đăng: 04-12-2023
Nam giới vô sinh do vi mất đoạn AZFc có kết quả thụ tinh ống nghiệm thấp - Ngày đăng: 28-11-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK