Tin tức
on Monday 04-12-2023 11:00am
Danh mục: Tin quốc tế
CNSH Tăng Lê Thái Ngọc – IVFMD Tân Bình
Giới thiệu
Khoảng thời gian từ khi kết thúc thai kỳ đến khi bắt đầu lần mang thai tiếp theo được gọi là khoảng thời gian giữa các lần mang thai (IPI). IPI có thể ảnh hưởng đến kết quả của lần mang thai tiếp theo và đã có bằng chứng thuyết phục rằng IPI ngắn sau khi sinh (ví dụ <18 tháng) có liên quan đến việc tăng nguy cơ trẻ sinh non, nhẹ cân và nhỏ so với tuổi thai (SGA) trong lần mang thai tiếp theo. Các cơ chế được đề xuất để giải thích cho kết quả trên bao gồm sự thiếu hụt và giảm dinh dưỡng của người mẹ, giảm folate và việc tái tạo mạch máu tử cung không được phục hồi ở những phụ nữ có IPI ngắn.
Thời gian chờ đợi trước khi mang thai tiếp theo thường ngắn hơn ở những phụ nữ đã sẩy thai lâm sàng trước đó (CPL) so với những phụ nữ sinh trẻ khỏe mạnh. Đối với những phụ nữ đang thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), khi nào nên tiến hành chu kỳ chuyển phôi tiếp theo sau khi CPL xảy ra trong chu kỳ chuyển phôi trước đó là một trong những quyết định lâm sàng quan trọng. Tuy nhiên, IPI tối ưu sau CPL vẫn còn gây tranh cãi. Một nghiên cứu quy mô lớn ban đầu ở Mỹ Latinh đã báo cáo nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân khi sinh đã tăng lên khi IPI dưới 6 tháng. Mặc khác, một phân tích tổng hợp lại cho thấy rằng so với IPI từ 6 tháng trở lên, IPI dưới 6 tháng sau sẩy thai không liên quan đến việc tăng nguy cơ xảy ra các kết quả bất lợi nhưng có liên quan đến nguy cơ sẩy thai và sinh non thấp ở lần mang thai tiếp theo. Hơn nữa, một nghiên cứu đoàn hệ lớn ở Na Uy không tìm thấy bằng chứng nào dẫn đến nguy cơ cao về kết quả thai kỳ bất lợi ở những phụ nữ có thai trong vòng 3 tháng sau khi sẩy thai tự nhiên hoặc có can thiệp các phương pháp đình chỉ thai. Đáng chú ý, hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện ở những thai kỳ có thai tự nhiên, trong khi cả IPI và kết quả của lần mang thai tiếp theo đều có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng sinh sản của quần thể nghiên cứu. Liệu những kết quả này có thể được áp dụng rộng rãi cho những phụ nữ trải qua IVF hay không cần được nghiên cứu thêm.
Khoảng cách giữa các lần mang thai ở phụ nữ trải qua IVF phần lớn được xác định bởi thời điểm bắt đầu của chu kỳ chuyển phôi tiếp theo. Phụ nữ có thai bằng điều trị IVF thường có nguy cơ cao hơn về kết quả thai kỳ bất lợi so với những người có thai tự nhiên. Hơn nữa, những phụ nữ đã trải qua CPL trong quá trình điều trị IVF dễ bị căng thẳng tâm lý hơn. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số ít nghiên cứu đề cập đến IPI tối ưu sau CPL trước đó ở các quần thể IVF. Trong nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với cỡ mẫu lớn này, nhóm tác giả đã nghiên cứu mối liên quan giữa các độ dài IPI khác nhau sau CPL trước đó và kết quả mang thai của lần chuyển phôi tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu từ Trung tâm Y học Sinh sản của Đại học Sơn Đông ở Trung Quốc. Nghiên cứu bao gồm những phụ nữ đã trải qua quá trình chuyển phôi nang trữ lạnh trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trong vòng 1 năm sau lần CPL trước đó trong cùng một chu kỳ kích thích buồng trứng. Cỡ mẫu nghiên cứu được phân thành ba nhóm dựa vào khoảng thời gian giữa hai lần mang thai bao gồm: nhóm dưới 3 tháng, 3 đến dưới 6 tháng, 6 đến 12 tháng. Tiêu chí loại trừ của nghiên cứu bao gồm các trường hợp có tiền sử sẩy thai liên tiếp hoặc thất bại làm tổ nhiều lần, chẩn đoán tử cung bất thường, ứ dịch ống dẫn trứng chưa được xử lý, chu kỳ chuyển phôi có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, chu kỳ xin noãn hoặc sử dụng noãn đông lạnh. Các kết quả của nghiên cứu bao gồm tỉ lệ trẻ sinh sống, thụ thai, mang thai lâm sàng, sẩy thai, sinh non, nhỏ hay lớn so với tuổi thai và cân nặng khi sinh thấp. Phân tích hồi quy logistic đa biến được tiến hành để đánh giá mối liên quan giữa IPI và kết quả mang thai bằng tỉ lệ chênh lệch đã điều chỉnh (AOR).
Kết quả chính
Kết luận
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng việc trì hoãn lần FET tiếp theo ít nhất 6 tháng sau lần CPL trước đó có liên quan đến kết quả thai kỳ có lợi hơn do việc giảm khả năng mang thai lâm sàng và sinh sống đã được quan sát thấy ở những phụ nữ có IPI ngắn hơn. Cần có những nghiên cứu tiền cứu sâu hơn để xác nhận những phát hiện này.
Nguồn: Wang, Z., Meng, Y., Shang, X., Suo, L., Zhao, D., Han, X., ... & Chen, Z. J. (2023). Interpregnancy Interval After Clinical Pregnancy Loss and Outcomes of the Next Frozen Embryo Transfer. JAMA Network Open, 6(10), e2340709-e2340709.
Giới thiệu
Khoảng thời gian từ khi kết thúc thai kỳ đến khi bắt đầu lần mang thai tiếp theo được gọi là khoảng thời gian giữa các lần mang thai (IPI). IPI có thể ảnh hưởng đến kết quả của lần mang thai tiếp theo và đã có bằng chứng thuyết phục rằng IPI ngắn sau khi sinh (ví dụ <18 tháng) có liên quan đến việc tăng nguy cơ trẻ sinh non, nhẹ cân và nhỏ so với tuổi thai (SGA) trong lần mang thai tiếp theo. Các cơ chế được đề xuất để giải thích cho kết quả trên bao gồm sự thiếu hụt và giảm dinh dưỡng của người mẹ, giảm folate và việc tái tạo mạch máu tử cung không được phục hồi ở những phụ nữ có IPI ngắn.
Thời gian chờ đợi trước khi mang thai tiếp theo thường ngắn hơn ở những phụ nữ đã sẩy thai lâm sàng trước đó (CPL) so với những phụ nữ sinh trẻ khỏe mạnh. Đối với những phụ nữ đang thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), khi nào nên tiến hành chu kỳ chuyển phôi tiếp theo sau khi CPL xảy ra trong chu kỳ chuyển phôi trước đó là một trong những quyết định lâm sàng quan trọng. Tuy nhiên, IPI tối ưu sau CPL vẫn còn gây tranh cãi. Một nghiên cứu quy mô lớn ban đầu ở Mỹ Latinh đã báo cáo nguy cơ sinh non và trẻ nhẹ cân khi sinh đã tăng lên khi IPI dưới 6 tháng. Mặc khác, một phân tích tổng hợp lại cho thấy rằng so với IPI từ 6 tháng trở lên, IPI dưới 6 tháng sau sẩy thai không liên quan đến việc tăng nguy cơ xảy ra các kết quả bất lợi nhưng có liên quan đến nguy cơ sẩy thai và sinh non thấp ở lần mang thai tiếp theo. Hơn nữa, một nghiên cứu đoàn hệ lớn ở Na Uy không tìm thấy bằng chứng nào dẫn đến nguy cơ cao về kết quả thai kỳ bất lợi ở những phụ nữ có thai trong vòng 3 tháng sau khi sẩy thai tự nhiên hoặc có can thiệp các phương pháp đình chỉ thai. Đáng chú ý, hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện ở những thai kỳ có thai tự nhiên, trong khi cả IPI và kết quả của lần mang thai tiếp theo đều có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng sinh sản của quần thể nghiên cứu. Liệu những kết quả này có thể được áp dụng rộng rãi cho những phụ nữ trải qua IVF hay không cần được nghiên cứu thêm.
Khoảng cách giữa các lần mang thai ở phụ nữ trải qua IVF phần lớn được xác định bởi thời điểm bắt đầu của chu kỳ chuyển phôi tiếp theo. Phụ nữ có thai bằng điều trị IVF thường có nguy cơ cao hơn về kết quả thai kỳ bất lợi so với những người có thai tự nhiên. Hơn nữa, những phụ nữ đã trải qua CPL trong quá trình điều trị IVF dễ bị căng thẳng tâm lý hơn. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có một số ít nghiên cứu đề cập đến IPI tối ưu sau CPL trước đó ở các quần thể IVF. Trong nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu với cỡ mẫu lớn này, nhóm tác giả đã nghiên cứu mối liên quan giữa các độ dài IPI khác nhau sau CPL trước đó và kết quả mang thai của lần chuyển phôi tiếp theo.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu này được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu từ Trung tâm Y học Sinh sản của Đại học Sơn Đông ở Trung Quốc. Nghiên cứu bao gồm những phụ nữ đã trải qua quá trình chuyển phôi nang trữ lạnh trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 7 năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2022, trong vòng 1 năm sau lần CPL trước đó trong cùng một chu kỳ kích thích buồng trứng. Cỡ mẫu nghiên cứu được phân thành ba nhóm dựa vào khoảng thời gian giữa hai lần mang thai bao gồm: nhóm dưới 3 tháng, 3 đến dưới 6 tháng, 6 đến 12 tháng. Tiêu chí loại trừ của nghiên cứu bao gồm các trường hợp có tiền sử sẩy thai liên tiếp hoặc thất bại làm tổ nhiều lần, chẩn đoán tử cung bất thường, ứ dịch ống dẫn trứng chưa được xử lý, chu kỳ chuyển phôi có xét nghiệm di truyền tiền làm tổ, chu kỳ xin noãn hoặc sử dụng noãn đông lạnh. Các kết quả của nghiên cứu bao gồm tỉ lệ trẻ sinh sống, thụ thai, mang thai lâm sàng, sẩy thai, sinh non, nhỏ hay lớn so với tuổi thai và cân nặng khi sinh thấp. Phân tích hồi quy logistic đa biến được tiến hành để đánh giá mối liên quan giữa IPI và kết quả mang thai bằng tỉ lệ chênh lệch đã điều chỉnh (AOR).
Kết quả chính
- Nghiên cứu này bao gồm 2433 phụ nữ (tuổi [SD] trung bình, 31,8 [4,6] tuổi) được điều trị IVF. Có 338 phụ nữ (13,9%) có IPI dưới 3 tháng, 1347 phụ nữ (55,4%) có IPI từ 3 đến dưới 6 tháng và 748 phụ nữ (30,7%) có IPI từ 6 đến 12 tháng. Độ dài IPI trung bình (IQR) của 3 nhóm lần lượt là 77 (65-85), 128 (109-152) và 234 (202-288).
- So với IPI từ 6 đến 12 tháng, IPI ngắn hơn (<3 và 3 đến <6 tháng) có liên quan đến giảm tỉ lệ mang thai lâm sàng (AOR 0,70; KTC 95% 0,53-0,92 và 0,79; 0,65-0,95), tỉ lệ sinh sống (AOR 0,64; KTC 95% 0,48-0,85 và 0,74; 0,61-0,90) và sinh sống khỏe mạnh (AOR, 0,63; KTC 95% 0,46-0,87và 0,79; 0,64-0,98).
- So với những phụ nữ có IPI từ 6 đến 12 tháng, những phụ nữ có IPI ngắn hơn (<3 và 3 đến <6 tháng) có nguy cơ sẩy thai sinh hóa và sẩy thai lâm sàng cao hơn (AOR, 1,87; KTC 95% 1,31-2,67 và 1,29; 1,00-1,66).
Kết luận
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng việc trì hoãn lần FET tiếp theo ít nhất 6 tháng sau lần CPL trước đó có liên quan đến kết quả thai kỳ có lợi hơn do việc giảm khả năng mang thai lâm sàng và sinh sống đã được quan sát thấy ở những phụ nữ có IPI ngắn hơn. Cần có những nghiên cứu tiền cứu sâu hơn để xác nhận những phát hiện này.
Nguồn: Wang, Z., Meng, Y., Shang, X., Suo, L., Zhao, D., Han, X., ... & Chen, Z. J. (2023). Interpregnancy Interval After Clinical Pregnancy Loss and Outcomes of the Next Frozen Embryo Transfer. JAMA Network Open, 6(10), e2340709-e2340709.
Các tin khác cùng chuyên mục:
Giảm nồng độ PD-L1 hòa tan trong huyết thanh - một dấu ấn sinh học tiềm năng của sẩy thai thầm lặng - Ngày đăng: 04-12-2023
Nam giới vô sinh do vi mất đoạn AZFc có kết quả thụ tinh ống nghiệm thấp - Ngày đăng: 28-11-2023
Nam giới vô sinh do vi mất đoạn AZFc có kết quả thụ tinh ống nghiệm thấp - Ngày đăng: 28-11-2023
Progesterone tiêm bắp giúp tối ưu hóa tỷ lệ sinh sống từ chuyển phôi đông lạnh: một nghiên cứu RCT - Ngày đăng: 28-11-2023
Các yếu tố dự đoán khả năng sinh sản khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) - Ngày đăng: 28-11-2023
Ảnh hưởng của béo phì ở phụ nữ đến phôi trong quá trình thủy tinh hóa và kết quả thai: Một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu - Ngày đăng: 24-11-2023
Số phận phôi nang hình thành trong khoảng thời gian từ ngày 4 đến ngày 7 đã khác biệt ngay từ giai đoạn thụ tinh - Ngày đăng: 24-11-2023
Kết quả ICSI từ tinh trùng thu nhận bằng m-TESE ở bệnh nhân vô tinh không tắc nghẽn: Một nghiên cứu hồi cứu - Ngày đăng: 24-11-2023
Nhận diện bệnh nhân có thể được thực hiện R.ICSI - Ngày đăng: 06-11-2023
Báo cáo 1 trường hợp trẻ sinh sống khỏe mạnh sau chuyển phôi nang từ hợp tử 4PN - Ngày đăng: 06-11-2023
Dự đoán tỉ lệ phôi khảm được cân nhắc để chuyển - Ngày đăng: 06-11-2023
TIN CẬP NHẬT
TIN CHUYÊN NGÀNH
LỊCH HỘI NGHỊ MỚI
Năm 2020
Quinter Central Nha Trang, chiều thứ bảy 11.1.2025 (13:00 - 17:00)
Năm 2020
Thành phố Hạ Long, Thứ Bảy ngày 22 . 3 . 2025
Năm 2020
Thứ bảy ngày 22 . 02 . 2025
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI
Sách ra mắt ngày 10 . 10 . 2024
Y học sinh sản 59 - Bệnh truyền nhiễm và thai kỳ
Y học sinh sản 58 - Thai kỳ và các bệnh lý nội tiết, chuyển ...
FACEBOOK